Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Cứu Trợ Xã Hội Việt Nam.

năm 1999 nguồn huy động từ cộng đồng cho cứu trợ dân sinh lên đến 100 tỷ đồng, bằng 1/3 nguồn kinh phí của Chính phủ trợ giúp về dân sinh cho vùng lũ lụt; trong đợt ủng hộ đồng bào miền trung năm 2009 số tiền ủng hộ qua Quỹ cứu trợ trung ương là 43.255.004.651 đồng và 410 USD. Các tổ chức, cá nhân có thể trợ giúp trực tiếp cho các đối tượng CTXH, cũng có thể thông qua các tổ chức như Quỹ cứu trợ trung ương, Hội chữ thập đỏ…Hình thức cứu trợ trực tiếp tạo tâm lý an tâm tin tưởng cho người đi cứu trợ, người hưởng cứu trợ được nhận nguồn cứu trợ nhanh hơn, thủ tục không quá phức tạp…Song, hình thức cứu trợ này chưa mang tính cộng đồng sâu sắc, bị chi phối nhiều bởi chủ thể đi cứu trợ, đối tượng hưởng cứu trợ không đồng đều. Đối với các hình thức hỗ trợ qua các tổ chức hiện nay còn gây nhiều nghi ngại cho người dân về cách thức sử dụng và quản lý nguồn hỗ trợ đó như thế nào.

Có thể thấy so với nguồn kinh phí của BHXH thì nguồn kinh phí của CTXH có những điểm giống nhau đó là:đảm bảo công bằng xã hội dựa trên cơ chế phân phối lại thu nhập;có sự tham gia của ngân sách Nhà nước và cơ chế nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hành,quản lý và sử dụng quỹ.Bên cạnh đó là những điểm khác nhau giữa nguồn kinh phí của BHXH và CTXH.Đầu tiên là nguồn tài chính:BHXH có nguồn tài chính là nguồn bắt buộc được phát sinh từ người lao động,người sử dụng lao động,nhà nước,các nguồn khác như tiền lãi từ hoạt động đầu tư…còn có nguồn tự nguyện chủ yếu hình thành do bên tham gia BHXH đóng góp;nguồn tài chính của CTXH gồm nguồn từ ngân sách nhà nước,nguồn từ cộng đồng dân cư và nguồn trợ giúp quốc tế.Về đặc điểm:BHXH không có mục tiêu lợi nhuận ,tính đa chủ thể,tính công cộng,..CTXH lại có nguồn lực tài chính khá đa dạng .Về phương tiện:BHXH chủ yếu bằng tiền ít bằng dịch vụ và hiện vật;CTXH tồn tại song song các phương tiện khác nhau là tiền,dịch vụ,hiện vật.

3.CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ XÃ HỘI VIỆT NAM.

Hoạt động CTXH được thực hiện bởi Nhà nước, cộng đồng, cá nhân nhưng mọi hoạt động cứu trợ đều đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Công tác CTXH hiện nay đươc tổ chức chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở, vừa theo ngành dọc, vừa theo vùng lãnh thổ, song đều có mục tiêu nhất quán là giúp đỡ các đối tượng CTXH.

*Ở Trung ương cơ quan chịu trách nhiệm chính là Bộ Lao động- Thương binh và xã hội và cơ quan chuyên trách là Cục Bảo trợ xã hội. Bộ lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động cứu trợ xã hội thông qua việc nghiên cứu ban hành pháp luật, chính sách chế độ đối với công tác CTXH. Đồng thời, phối hợp với cán bộ, ban ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thủy sản và Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai, tổng hợp đề xuất mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

*Ở cấp tỉnh cơ quan chịu trách nhiệm chuyên môn chính Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Sở Lao động –Thương binh và Xã hội thực hiện:

Xác định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng CTXH trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

Quản lý đối tượng CTXH trên địa bàn; chuyển giao hồ sơ gia đình cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi…

Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát cấp huyện tổ chức quản lý, thực hiện các chính sách trợ cấp, trợ giúp trên địa bàn.

Hàng năm Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập kế hoạch kinh phí trợ cấp CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất gửi sở tài chính, sở đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Lập dự toán và dự kiến phân bố kinh phí CTXH

Lập báo cáo định kỳ, đột xuất cho Bộ Lao động-Thương binh và xã hội

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 9

Cấp quận, huyện chỉ đạo phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện

Quản lý đối tượng CTXH trên địa bàn.

Hướng dẫn, kiểm tra cấp xã trong việc xác định và quản lý đối tượng.

Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội cấp huyện.

Tổng hợp báo cáo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất của cấp trên

Cấp xã, phường

Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.

Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội.

Báo cáo cấp huyện về số lượng hưởng TCXH

Thanh toán kinh phí trợ cấp xã hội.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành công tác CTXH được tổ chức thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương. Phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan cụ thể, đảm bảo hoạt động được thông suốt và cập nhật thường xuyên.

Tuy nhiên theo cơ cấu tổ chức hiện tại có nhiều bất cập:

Thứ nhất, việc tổ chức, thực hiện quản lý công tác CTXH Nhà nước giao cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện, song quản lý tài chính lại không được chủ động mà phụ thuộc vào Bộ Tài chính, điểm (b) khoản 1 điều 19 NĐ 67/2007/NĐ-CP quy định Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội “phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các bộ nghành, địa phương; kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách cứu trợ địa phương”. Quy định trên chưa phù hợp bởi lí do:

Bộ Tài chính không thể hiểu rõ và nắm bắt sát sao về chính sách, đối tượng, mức độ…của các đối tượng CTXH nên không thể căn cứ vào báo cáo của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội trình Chính phủ duyệt mức trợ cấp cho các đối tượng CTXH được hưởng. Quy định này chỉ mang tính hình thức mà gây thêm những thủ tục rườm rà trong việc trợ cấp kinh phí cho hoạt độn

g CTXH

Nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn từ nhiều nguồn khác nhau có thể thông qua các tổ chức như: mặt trận tổ quốc, ủy ban phòng chống lụt bão, hội chữ thập đỏ…nếu có sư can thiệp của Bộ Tài chính không có hiệu quả mà góp phần tăng sự phức tạp, khó quản lý tình hình CTXH nói chung và tài chính nói riêng.

Thứ hai, quy định trên của pháp luật đối với các cấp, ngành thực hiện CTXH mới chỉ dừng lại việc theo dõi, thống kê số lượng đối tượn CTXH; lập báo cáo; lên danh sách…mà thiếu hẳn một bộ phận chuyên môn phụ trách công tác CTXH từ việc kêu gọi ủng hộ, quản lý quỹ CTXH, tư vấn cho các đối tượng CTXH…Đây là một hạn chế rất lớn trong công tác tổ chức CTXH hiện nay. Chình vì vậy các hoạt động ủng hộ CTXH, đặc biệt CTXH đột xuất trong cộng đồng dân cư chỉ mang tính tự phát theo phong trào như đối với cán bộ công nhân viên trừ ngày lương, hội đoàn thể kêu gọi ủng hộ vật chất…Người dân ủng hộ nhưng không rõ khoản đóng góp đến được người cần cứu trợ là bao nhiêu? sử dụng như thế nào?

CHƯƠNG 3

NHỮNG BẤT CẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN,HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ Ở VIỆT NAM.

Xác định CTXH là một trong những cơ chế bảo vệ quan trọng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến hoạt động cứu trợ. So với nhiều nước trong khu vực, Việt nam là nước có chương trình cứu trợ khá toàn diện, đa dạng từ các tổ chức quyên góp và cứu trợ các trường hợp có thiên tai gây hại, ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật như gạo, thuốc men, quần áo, thực phẩm, vật liệu xây dựng nhà ở… cứu trợ khẩn cấp bằng tiền, tài sản và giúp đỡ ổn định chỗ ở ban đầu cho nạn nhân dịch bệnh hoặc các thảm họa khác; bảo vệ chăm sóc; dạy dỗ trẻ em tàn tật; tạo điều kiện để trẻ em tàn tật có thể tự lao động; nuôi sống bản thân; giúp ích cho gia đình, xã hội, sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng; giúp vốn, phương tiện phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ tài chính, vật chất trong khám bệnh, chữa bệnh, tặng quà, học bổng và các hình thức hỗ trợ thường xuyên khác.

Theo báo cáo vào chiều 16/1/2009, Cục bảo trợ Xã hội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2008 và triển khai chương trình công tác năm 2009. Tham dự có đồng chí Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh, Phùng Ngọc Hùng, cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan đến Bộ. Thay mặt lãnh đạo cục, Cục trưởng Nguyễn Trọng Đàm đã trình bày Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2008 và Chương trinh năm 2009 của Cục Bảo trợ Xã hội với một số kết quả, nội dung chủ yếu sau đây:

*Về mặt xây dựng văn bản: năm qua Cục đã tham mưu xây dựng và trình ban hành 9 văn bản trong đó có 5 văn bản cấp Chính phủ, 4 văn bản cấp

Bộ. Các văn bản hiện đang còn xây dựng là: Đề án nghiên cứu về luật người

khuyết tật, Đề án phát triển nghề công tác xã hội; Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 68…; góp ý 22 Nghị quyết, quyết định của Thủ tướng chính phủ và Thông tư của các Bộ, ngành liên quan…

Kết quả giảm nghèo, tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ nghèo cả nước còn khoảng 13,08%, giảm 1,66% so với năm 2007, không đat mục tiêu đặt ra là giảm xuống còn khoảng 12% do tác động của nhiều yếu tố kinh tế-xã hội, thiên tai, bão lũ.

*Về trợ giúp đôt xuất: căn cứ đề nghị của địa phương và qua kiểm tra thực tế,Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trao đổi thống nhất với các bộ-ngành liên quan, xem xét đề nghị Chính phủ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh nêu trên 40.000 tấn gạo và 825 tỷ đồng nhằm cứu đói và khắc phục thiên tai. Đồng thời cũng đã hướng dẫn các địa phương rà soát và thực hiện cứu trợ kịp thời cho gần 1,4 triệu người dân…

*Về chính sách xã hội: Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội, đến nay 63/63 tỉnh, hoàn thành việc rà soát, lên danh sách với tổng đối tượng là khoảng 1.13 triệu người. Trong năm, nhờ việc xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67 nên công tác quản lý đối tượng bước đầu đã được chuẩn hóa. Ước tính đến nay có khoảng 90% và đến năm 2009 sẽ có 100% đối tượng thuộc diện trợ cấp theo nghị định này được hưởng trợ cấp.

*Đối với lĩnh vực người khuyết tât: đến nay đã có 30 tỉnh, thành phố có kế hoạch và đề án trợ giúp người khuyêt tật (Đề án 329) cấp tỉnh; 24 tỉnh, thành phố tiến hành khảo sát thống kê người tàn tật, trợ cấp xã hội cho các đối tượng quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP, hướng dẫn thành lập tổ tự lực của người tàn tật, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục, đào tạo dạy nghề tạo việc làm, vay vốn phát triển sản xuất, cải tạo các công trình công cộng, giao thông để đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận…

*Về thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi và Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi: đã có gần 3.1 triệu người (40% người cao tuổi) được hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội; trên 57% hộ gia đình có người cao tuổi có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng; 93,88% người cao tuổi được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, trong đó có khoảng 32,6% do nhà nước và các tổ chức hỗ trợ; số còn lại do tích lũy của hộ hoặc giúp đỡ của cộng đồng dân cư…

*Về công tác xã hội: theo chỉ đạo của chính phủ, Bộ LĐ-TBXH đang tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành hữu quan và các đối tác quốc tế xây dựng Đề án Phát triển nghề công tác xã hội; Nghiên cứu đổi mới hoạt động của các Trung tâm bảo trợ xã hội; Trình và chuẩn bị triển khai thực hiện dự án “Chăm sóc trẻ em và người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt” do UNICEF tài trợ; đôn đốc và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các mô hình “Nhà xã hội” và “Ngôi nhà nhỏ trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội” chăm sóc trẻ em tại một số địa phương. Trong năm 2008 đã triển khai được mô hình nhà xã hội tại Hà Nội, Hà Tây, Đắc Lắc, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Mô hình ngôi nhà nhỏ trong trung tâm BTXH tại Phú Thọ, Sơn La, Hải Dương, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa…Báo cáo cũng đưa ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo nước ta giảm còn 12% ; về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo 100% đối tượng có đủ điều kiện và hồ sơ đều được hưởng trợ cấp theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP; về đời sống nhân dân: đảm bảo ổn định đời sống, đặc biệt là vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, người dân vùng bị thiên tai, đảm bảo không có người dân nào bị thiếu đói do thiếu lương thực. Phát biểu kết luận hội nghị, cùng với những nhiệm vụ đã được nêu trong báo cáo trên, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh chỉ đạo, trong năm tới ngoài việc tập trung tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo, công tác bảo trợ xã hội cần đặc biệt quan tâm hơn

đến an sinh xã hôi, đặc biệt tập trung vào những vấn đề bức xúc và những đối tượng yếu thế như người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tàn tật…Cùng với đó, người làm công tác bảo trợ xã hội cũng cần chú trọng nhiều hơn đến công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách, biết phát huy cái tâm, tình cảm và trách nhiệm của mình đối với đất nước và toàn xã hội, trong công việc cũng cần nâng cao tinh thần đoàn kết, nhân ái, biết phối hợp chia sẻ để cùng thành công… Có thể nêu ra một vài hoạt động cứu trợ đã được thực hiện như:

- Hỗ trợ 250 tỷ đồng giúp học sinh tiểu học vùng khó khăn.

Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em khó khăn (PEDC) cho biết: Để tăng cơ hội đến trường cho trẻ em ở 40 tỉnh khó khăn nhất trong cả nước, từ đầu năm học 2008-2009 đến nay, PEDC đã chi 250 tỷ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho 2,15 triệu học sinh, mỗi em 32.000 đồng để mua các học phẩm tối thiểu: vở, bút,…với tổng số tiền là 68 tỷ đồng.

Giúp các trường học ở những vùng khó khăn có đầy đủ các vật dụng , trang thiết bị tối thiểu để tổ chức dạy và học, PEDC đã dành 8 tỷ đồng hỗ trợ văn phòng phẩm cho 80 nghìn lớp học bậc tiểu học, mỗi lớp 100.000 đồng; dành 75 tỷ đồng hỗ trợ Quỹ hỗ trợ nhà trường với mức 8 triệu đồng cho trường chính và 2,8 triệu đồng cho điểm trường lẻ. Có tất cả 4800 trường tiểu học và 17.500 điểm trường lẻ được nhận sự trợ giúp này.

Trẻ em dâ tộc thiểu số chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2008-2009 được vào các lớp “chuẩn bị đến trường”. PEDC đã tổ chức 5000 lớp, chủ yếu tại các xã dân tộc vùng Tây bắc và tây nguyên…Trung bình mỗi lớp được hỗ trợ 8 triệu đồng.

Bên cạnh đó, mỗi học sinh được hỗ trợ trực tiếp bằng học phẩm: 20.000 đồng/em . Mỗi lớp được hỗ trợ văn phòng phẩm 200.000 đồng. Giáo viên được nhận phụ cấp 2 tháng.

- Hỗ trợ tiền và gạo cho các địa phương bị ảnh hưởng bão số 6 năm 2008

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí