thân và những người phụ thuộc hoặc rơi vào hoàn cảnh cực kì vất vả khó khăn,cứu trợ xã hội có cả hình thức cứu trợ bằng tiền và vật.
2.3.Các chế độ cứu trợ xã hội
Chế độ cứu trợ xã hội là những lợi ích mà cá nhân thuộc diện cứu trợ xã hội được hưởng từ Nhà nước và cộng đồng mà nghĩa vụ phải đóng góp không đặt ra. Tuy nhiên, mức độ hưởng chế độ cứu trợ xã hội không phải là cào bằng, áp dụng cho mọi người hưởng như nhau mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật hiện hành. Xuất phát từ đối tượng hưởng cứu trợ xã hội khác nhau, pháp luật hiện hành thực hiện hai nội dung chính là chế độ cứu trợ xã hội thường xuyên và chế độ cứu trợ xã hội đột xuất.
2.3.1.Cứu trợ xã hội thường xuyên.
Như đã nêu ở phần trước, cứu trợ xã hội thường xuyên là sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần mang tính lâu dài cho những người thuộc diện cứu trợ xã hội nhằm giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, hoà nhập vào cộng đồng.
*Về bản chất
Bản chất chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên là giải pháp cụ thể, hợp phần chính của cứu trợ xã hội và do Nhà nước là chủ thể chính thực hiện. Như vậy, có thể hiểu: “Chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên là hợp phần của chính sách cứu trợ xã hội được cụ thể các biện pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước để giúp đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài. Việc đảm bảo này thông qua việc cung cấp nguồn tài chính hàng tháng, dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ cứu trợ xã hội thường xuyên khác.
*Mục tiêu
Mục tiêu tổng thể của chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên là hướng tới giải quyết vấn đề công bằng, ổn định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia. Mục tiêu cụ thể nhằm giúp đối tượng bảo trợ
xã hội bảo đảm các điều kiện sống ổn định, an toàn, hòa nhập, tham gia đóng góp vào quá trình phát triển xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 4
- Về Đối Tượng Và Điều Kiện Hưởng Cứu Trợ Xã Hội
- Đối Tượng Và Điều Kiện Được Cứu Trợ Xã Hội Đột Xuất:
- Nguồn Kinh Phí, Tài Chính Thực Hiện Cứu Trợ Xã Hội
- Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Cứu Trợ Xã Hội Việt Nam.
- Kinh Nghiệm Của Các Nước Về Thực Hiện Hoạt Động Cứu Trợ Xã Hội.
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
*Nguyên tắc thực hiện
Nguyên tắc chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên gồm:
Tuân thủ hệ thống chính trị.
Bảo đảm tính khoa học
Bảo đảm tính hiệu lực
Bảo đảm tính hiệu quả
Bảo đảm tính công bằng
Bảo đảm tính công khai, minh bạch
Bảo đảm sự ổn định bền vững
Bảo đảm sự chia sẻ trách nhiệm.
*Nhân tố ảnh hưởng
Những nhân tố ảnh hưởng chính sách bao gồm:
Các nhân tố từ đối tượng hưởng lợi (quy mô, phân bố đối tượng, nhu cầu trợ giúp của các đối tượng; và năng lực cá nhân của đối tượng thụ hưởng)
Các nhân tố từ cơ chế, công cụ chính sách (hệ thống hóa các văn bản pháp luật, năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách của các cơ quan và hệ thống các công cụ chính sách)
Nhân tố thuộc về chính trị, kinh tế văn hóa và xã hội.
*Nội dung
Chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên được hình thành từ nhu cầu thực tế của đối tượng. Các chính sách bộ phận bao gồm:
Chính sách trợ cấp xã hội
Chính sách trợ giúp y tế.
Chính sách trợ giúp giáo dục, đào tạo.
Một số chính sách khác như dậy nghề, tạo việc làm, vay vốn, hỗ trợ cải thiện hoặc làm mới nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường.
*Công cụ thực hiện
Chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên được thực hiện thông qua các công cụ cơ bản: Công cụ hành chính và tổ chức (văn bản chính sách, kế hoạch chính sách, tổ chức bộ máy và cán bộ); công cụ tài chính; công cụ giáo dục và tâm lý; công cụ kỹ thuật nghiệp vụ của chính sách.
Quyền lợi cơ bản của đối tượng CTXH thường xuyên là được trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp được xác định dựa trên nhu cầu tối thiểu của đối tượng và khả năng đáp ứng của Nhà nước và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Các địa phương có thể tự quyết định mức trợ giúp cho đối tượng hưởng CTXH nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định hiện nay. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu nhất cho đối tượng được hưởng CTXH, đồng thời tránh sự tùy tiện của các địa phương trong công tác thực hiện chế độ cứu trợ.
Mức trợ cấp hàng tháng hiện nay theo quy định của Nghi định số 13/NĐ- CP ngày 27/2/2010 là 180.000 đồng/tháng/đối tượng (hệ số 1), tùy từng đối tượng cụ thể và điều kiện sinh hoạt mà quy định hệ số khác nhau. Như vậy, mức trợ cấp hiện tại đã được tăng lên 50% so với mức quy định trước đây (Nghị định 67/2007/NĐ-CP đối tượng trợ cấp được hưởng 120.000 đồng/tháng). Các đối tượng khác nhau, nhu cầu khác nhau thì được hưởng mức trợ cấp khác nhau. Quy định này tránh được hiện tượng cào bằng, bình quân áp dụng cho mọi đối tượng được hưởng trợ cấp.
Ngoài ra, đối tượng CTXH thường xuyên còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh không phải trả tiền ở các cơ sở y tế công lập; hỗ trợ học văn hóa, học nghề; hỗ trợ kinh phí mai táng khi chết; riêng các đối tượng thuộc diện đặc biệt khó khăn không thể tự lo được cho cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng. Các đối tượng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước, ngoài các chế độ trên
còn được hưởng:
Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường, riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 250.000 đồng/năm/người.
Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Như vậy, chế độ CTXH thường xuyên ngày được nâng lên đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiều hàng ngày của đối tượng hưởng. Bên cạnh đó, Nhà nước không chỉ giúp đỡ các đối tượng hưởng đơn thuần về mặt kinh tế mà còn góp phần tạo điều kiện giúp các đối tượng có điều kiện vươn lên, hòa nhập cuộc sống.
2.3.2. Cứu trợ xã hội đột xuất:
Cứu trợ xã hội đột xuất là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp các rủi ro khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ vượt qua sự hụt hẫng, ổn định cuộc sống và sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng.
Công tác cứu trợ đột xuất bao gồm tổng hợp tất cả các hoạt động liên quan đến CTĐX cho các đối tượng, từ khâu xây dựng chính sách, huy động nguồn lực đế khâu tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách. Trong công tác CTĐX thì khâu huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện cứu trợ được coi là khâu có ý nghĩa quan trọng nhất, kết quả của nó có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của CTĐX.
*Nội dung của CTĐX:
Với cách hiểu về CTĐX như trên, có thể thấy CTĐX sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Cứu trợ về đời sống nhân dân (ăn, ở, mặc…) sau thiên tai. Công việc cứu trợ về đời sống cho nhân dân sau thiên tai là một trong những công việc khá quan trọng của CTĐX. Nó giữ vai trò giúp cho đời sống của nhân dân
52
vùng thiên tai (về cả vật chất và tinh thần), tạo điều kiện ban đầu để người dân có thể nhanh chóng ổn định lại cuộc sống, tiếp tục lao động sản xuất.
Cứu giúp nhân dân bị tai nạn ở những vùng xảy ra chiến tranh. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa chúng ta hơn 30 năm nhưng công việc CTĐX cho nhân dân ở những vùng xảy ra chiến tranh vẫn luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, sẵn sàng mỗi khi có tình huống xảy ra. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng mà vai trò của nó chắc không ai có thể phủ nhận được, nó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội mà còn có ý nghĩa về cả chính trị -an ninh-quốc phòng.
Hỗ trợ khi có đói giáp hạt (phần lớn là do hậu quả thiên tai…) Trước đây trong thời kì chiến tranh, đói giáp hạt là một hiện tượng phổ biến, là hậu quả của nhiều biến cố (cả chiến tranh, cả thiên tai) chiếm đến phần lớn công việc của CTĐX. Từ khi chiến tranh kết thúc, đói giáp hạt vẫn là một hiện tượng tuy không còn phổ biến nhưng vẫn thường xuyên xảy ra một cách cục bộ ở nơi này hay nới khác trên đất nước ta mà phần lớn là đói giáp hạt do hậu quả của thiên tai. Chính vì vậy, hỗ trợ khi có đói giáp hạt vẫn là một nội dung công việc của CTĐX.
*Nguyên tắc của cứu trợ đột xuất:
CTĐX cần phải coi trọng những nguyên tắc:
Nắm chắc tình hình, luôn có kế hoạch dự phòng sát với từng vùng, từng địa phương.
Việc cứu trợ phải nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách đến tận tay người cần cứu trợ.
Cứu trợ tập trung vào những vùng tổn thất nặng, cứu trợ cho những người không có khả năng tự cứu mình, không bình quân dàn đều, cứu trợ để nâng đỡ vượt khó khăn, không cứu trợ để ỷ lại.
Là trách nhiệm của cả 3 phía: Nhà nước, cộng đồng xã hội và người cần cứu trợ, trong đó chú ý phát huy sức mạnh cộng đồng, cứu trợ kịp thời tại chỗ ngay sau khi có thiên tai…
Nhân tố ảnh hưởng đến CTXHĐ
Điều kiện tự nhiên:đối với nước ta,điều kiện tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đối với công tác CTXH.Bao gồm:điều kiện về thời tiết và điều kiện về địa hình.
Đặc điểm về thời tiết,khí hậu:Việt nam là một quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:mùa mưa và mùa khô.Đặc biệt tỏng những năm gần đây thời tiết diễn biến có xu hướng khó lường một mặt do thay đổi khí hậu toàn cầu,mặt khác do rừng bị tàn phá nặng nề,môi trường sinh thái chuyển biến theo hướng xấu nên thiên tai xảy ra càng nhiều hơn,với cường độ và mức tàn phá ngày càng lớn gây mất mác lớn về người và tài sản cũng như các công tình công cộng .Đối tượng phải CTĐX hàng năm rất lớn và đa dạng .Công tác CTĐX mặc dù luôn coi trọng khâu nắm tình hình để tổ chức thực hiện nhưng trước những diễn biến đó công tác CTĐX cũng gặp nhiều khó khăn và thường ở trong tình trạng bị động.
Đặc điểm về địa hình:nước ta với diện tích không lớn nhưng trải dài từ Bắc xuống Nam .Địa hình hẹp và tương đối phức tạp hàng năm đều có thiên tai xảy ra ở nhiều địa phương,đặc biệt là ở khu vực miền núi phía bắc,miền trung,tây nguyên và ĐBSCL gây thiệt hại về người và tài sản ,mùa màng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế của đất nước.Với điều kiện địa hình như vậy,công tác triển khai cứu trợ thường gặp rất nhiều khó khăn ,không chủ động đáp ứng không kịp thời yêu cầu của nhân dân.Như vậy,có thể nói đối với nước ta ,điều kiện tự nhiên là nhân tố có tác động rất lớn đối với CTĐX –chủ yếu là tác động tiêu cực.Những tác động này đã và sẽ làm cho công tác CTĐX gặp nhiều khó khăn.Do đó mà trong thời gian tới Bộ LĐTBXH cũng như các cơ quan chức năng khác cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để chủ động nắm tình hình và khuyến nghị với Chính phủ các chính sách về đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng
,khắc phục những khó khăn về điều kiện địa hình,phát triển kinh tế cho các
vùng có địa hình hiểm trở và phức tạp ,tạo điều kiện tốt cho các hoạt động cứu trợ và tăng khả năng tự phòng chống thiên tai cho các địa phương.
Các điều kiện kinh tế-xã hội:Nếu như điều kiện tự nhiên là những nhân tố tác động khách quan thì điều kiện kinh tế-xã hội lại là những nhân tố có ảnh hưởng chủ quan tới công tác CTĐX mà chúng ta hoàn toàn có thể điều tiết được.Các điều kiện kinh tế-xã hội chủ yếu là:điều kiện về cơ sở hạ tầng;quá trình đô thị hóa;phong tục tập quán;cơ chế-chính sách đầu tư ;chính sách hỗ trợ sản xuất…
Cơ sở hạ tầng:Trong những năm qua mặc dù Đảng và Nhà nước đã chú trọng rất nhiều tới vấn đề phát triển hạ tầng ,đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo ,vùng đồng bào dân tộc thiểu số,vùng sâu,vùng xa;vùng biên giới hải đảo.Nhiều chương trình,dự án đã được xây dựng và thực hiện bước đầu về cơ bản đã thu được những thành quả đáng kể nhưng do nguồn vốn còn hạn chế ,quá trình tổ chức thực hiện ,quản lý còn chưa tốt cho nên tới nay cơ sở hạ tầng phần lớn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội
.Do cơ sở hạ tầng chưa phát triển theo yêu cầu nên kinh tế nhiều vùng vẫn còn nghèo,khả năng tự ứng phó với các điều kiện tự nhiên không có.Do đó,khi thiên tai ,dịch họa xảy ra thì để lại những tổn thất rất nặng nề và công tác tổ chức di dời và cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn,ảnh hưởng đến kết quả của công tác cứu trợ.
Quá trình đô thị hóa:Do yêu cầu phát triển của CNH-HĐH và đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra ở các quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển.Trong quá trình phát triển CNH-HĐH ở nước ta hiện nay,vấn đề đô thị hóa đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội bức xúc.Rõ ràng không ai có thể phủ nhận được lợi ích của quá trình CNH-HĐH.Nhờ có quá trình CNH- HĐH mà bộ mặt của nhiều vùng đã đổi thay từng giờ ,đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể.Bên cạnh đó,nó còn tồn tại một số mặt trái đó là:quá trình CNH-HĐH tất yếu kéo theo quá trình đô thị hóa ,đô thị hóa càng tăng thì
đất đai cho sản xuất nông càng bị thu hẹp.Việc mất đất canh tác là một hụt hẫng lớn đối với người nông dân,nhất là đối với những gia đình trong nhiều đời nay đã gắn bó với ruộng đồng ,với nghề nông.Đất đai bị thu hẹp làm cho những người nông dân nghèo chỉ còn được trông chờ một diện tích nhỏ để sản xuất cho nên khi có thiên tai xảy ra thì những bộ phận gia đình của bộ phận dân cư này có nguy cơ mất trắng toàn bộ diện tích sản xuất càng cao dẫn đến nguy cơ thiếu đói Như vậy,có thể thấy quá trình đô thị hóa tuy phần lớn có tác động tích cực đến công tác CTĐX.CNH-HĐH và đô thị hóa làm cho kinh tế phát triển,cơ sở hạ tầng được đầu tư ,cải tạo và nâng cấp;tăng khả năng tạo nguồn và tự phòng chống rủi ro cho nhân dân làm cho công tác CTĐX được dễ dàng và thuận lợi hơn nhưng mặt khác chúng ta cũng phải có biện pháp để dè chừng quá trình này không để nó diễn ra một cách tự phát
Phong tục tập quán:Nước ta đất trât,người đông;sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn GDP.Người dân Việt Nam đã quen với thói quen sản xuất nhỏ ,tự cung tự cấp,đặc biệt là ở khu vực nông thôn,vùng dồng bào dân tộc thiểu số.Với phong tục,thói quen sản xuất như vậy lại trong điều kiện khắc nghiệt ,bất thường cơ sở hạ tầng yếu kém nên khi xảy ra thiên tai thì người dân rất dễ có khả năng mất hết ,mất trắng mùa màng và hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng thiếu đói chứ chưa kể bình thường đã có nhiều người ở nhiều vùng,địa phương thường xuyên bị thiếu đói giáp hạt do nhiều nguyên nhân khác nhau.Chính vì vậy,phong tục tập quán lạc hậu đang là yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung ,đồng thời làm tăng gánh nặng cho công tác cứu trợ.
Chính sách hỗ trợ sản xuất:trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt,cộng thêm điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt,trong khi ở các nước phát triển Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp ,thậm chí bảo hộ sản xuất nông nghiệp.Vì vậy mà người nông dân của họ ít phải đối mặt với những khó khăn và có khả năng chịu đựng cao mỗi khi khó khăn xảy ra,công tác cứu trợ ít phải thực hiện.Còn ở