sóc các đối tượng tại gia đình…Bên cạnh đó,Nhà nước có chính sách thu nhập hợp lý cho những cán bộ làm công tác này.
3.3.5.Ban hành Luật cứu trợ xã hội
Đây là vấn đề mang tính cấp thiết bởi tính đặc thù của hoạt động CTXH rất đa dạng về đối tượng,mức độ trợ cấp,đặc biệt khi chúng ta mở rộng đối tượng CTXH…Mặt khác,trong lĩnh vực CTXH hiện nay có quá nhiều các văn bản điều chỉnh dẫn đến sự chồng chéo,thiếu đồng bộ.Vì vậy,cần thiết phải có bộ Luật CTXH.
Việc xây dựng Luật CTXH có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế,chính trị,xã hội nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.xây dựng Luật CTXH không chỉ là sự thể chế quan điểm của Đảng và Nhà nước về CTXH một cách thống nhất và toàn diện mà còn mở ra bước phát triển mới cho CTXH ,để CTXH ngày càng đạt hiệu quả cao hơn,đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đời sống xã hội.
KẾT LUẬN
Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước,cộng đồng đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội nhằm giúp họ vượt qua những khó khăn và hòa nhập cộng đồng.Cùng với việc nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của CTXH như:sự ra đời,khái niệm,vai trò,mục tiêu,các vấn đề liên quan…chúng ta có thể nhìn nhận được một cách tổng thể về pháp luật cứu trợ xã hội ở Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển,kinh tế - xã hội luôn có sự thay đổi theo từng giai đoạn;khí hậu khắc nghiệt thường hay xảy ra thiên tai như hạn hán,lũ lụt…Kéo theo đó là sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội và những hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống cần sự trợ giúp và bao bọc của cộng đồng.Chính vì vậy,công tác cứu trợ xã hội ở nước ta luôn được đẩy mạnh và đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể.Bên cạnh những thành công đạt được,pháp luật cứu trợ xã hội nước ta còn bộc lộ những hạn chế nhất định và cần được hoàn thiện để được phù hợp với tình hình thực tế.
Hoàn thiện và xây dựng pháp luật CTXH có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống.Đó còn là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc,đảm bảo tính công bằng,ổn định phát triển của mỗi quốc gia,thể hiện truyền thống dân tộc của nước ta”lá lành đùm lá rách”.Với những đề xuất trên,hy vọng trong thời gian tới sẽ góp phần thiết lập pháp luật CTXH hoàn chỉnh,đồng bộ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật An Sinh Xã Hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Cứu Trợ Xã Hội Việt Nam.
- Kinh Nghiệm Của Các Nước Về Thực Hiện Hoạt Động Cứu Trợ Xã Hội.
- Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(1);(2):- Tiều luận về đề tài cứu trợ xã hội và thực trạng ở Việt Nam.
(3). - Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
(4) - Nghị định của Chính phủ số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP
(5) - Thông tư của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội số 09/2007/TT- BLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;
(6) - Thông tư của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội số 26/2008/TT- BLĐTBXH ngày 10/11/2008 sửa đổi,bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH;(
(7) - Thông tư liên tịch của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập
(8) - Nghị định của Chính phủ số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
(9) - Thông tư của Bộ lao động-Thương binh và xã hội số 07/2009/TT- BLĐTBXH ngày 30/3/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/Đ-CP
(10) - Nghị định của Chính phủ số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
(11) - Thông tư của Bộ Nội vụ số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP
(12) - Nghị định của Chính phủ số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội
(13) - Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội
(14) - Nghị định số 168/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều cho Nghị định số 07/2000/NĐ-CP
(15) - Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
(16) - Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP
(17);(18);(19) Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà:pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.
(20) Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và giải pháp đổi mới giai đoạn tới của Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội.
(21);(22);(23) Luận văn “Cứu trợ xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung.
(24),(25),(26),(27) Kinh nghiệm của các nước về xây dựng pháp luật An sinh xã hội của TS.Bùi Tiến Lợi.
Web:
1.http://luanvan.co/luan-van/an-sinh-xa-hoi-cuu-tro-xa-hoi-o-viet-nam-18499/ 2.http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-cuu-tro-xa-hoi-va-thuc-trang-o-viet-nam- 64708/
3.http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-thuc-trang-va-giai-phap-hoat-dong- cuu-tro-xa-hoi-o-viet-nam-16300/ 4.http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2012/5131/Mot-so- van-de-ve-chinh-sach-xa-hoi-giai-doan-20122020.aspx 5.http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh- tri/books-2928201510064846/index-192820151000374665.html 6.http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFfqyxIGvW2011.1.7&e=------- vi-20--1--img-txIN-------