Quy Định Của Pháp Luật Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân

Chương II

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân

2.1.1. Quy định về chủ đầu tư bệnh viện tư nhân

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bệnh viện tư nhân là một cơ sở y tế do cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập và làm chủ sở hữu. Các quy định về chủ đầu tư của bệnh viện tư nhân được xác định tương ứng với đầu tư tạo lập doanh nghiệp. Theo đó, cá nhân, tổ chức muốn thành lập bệnh viện phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014, bao gồm:

- Các cán bộ, lãnh đạo trong cơ quan nhà nước và các đơn vị thuộc quân đội :

+ Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Cán bộ, công chức, viên chức. Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư [15] ;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam ;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Chủ thể không được thành lập theo quy định của Luật phá sản 2014: Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố

ý vi phạm quy định liên quan có thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm [18];

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 5

- Chủ thể không được thành lập theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng: Người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh [19].

- Chủ thể khác:

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;

Có thể thành lập bệnh viện theo các hình thức doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Pháp luật không quy định về việc thành lập bệnh viện theo hình thức doanh nghiệp nào. Nhưng trên thực tế bệnh viện tư nhân chủ yếu được thành lập dưới dạng công ty TNHH và công ty Cổ phần. Đối với công ty hợp danh là công ty đối nhân, hoạt động dựa trên sự tin cậy của các thành viên về nhân thân, sự góp vốn chỉ là thứ yếu thường không được lựa chọn để thành lập bệnh viện tư nhân do bệnh viện tư nhân cần nguồn vốn lớn, cần sự đầu tư nhiều của các chủ đầu tư. Bệnh viện tư nhân không được thành lập dưới dạng doanh nghiệp tư nhân do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Đối với chủ đầu tư là người nước ngoài, theo quy định tại Biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO số WT/ACC/48/Add.2, ngày 27/10/2006, và Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia (FTAs) đối với dịch vụ y tế và xã hội thì: Dịch vụ bệnh

viện (CPC 9311): Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFS) cũng không hạn chế điều kiện đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bệnh viện. Pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện về phạm vi đầu tư, hình thức đầu tư, vốn đầu tư với đối tác đầu tư nước ngoài.

Các quy định trên dựa trên tinh thần của Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm" [16]. Theo đó mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập bệnh viện tư nhân nếu có đủ tư cách pháp lý và không thuộc vào đối tượng pháp luật cấm. Việc quy định như vậy thể hiện pháp luật Việt Nam hết sức tạo điều kiện đối với các chủ thể có nhu cầu thành lập bệnh viện tư. Các cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài khi tham gia vào thị trường kinh doanh của Việt Nam đều được quyền và bình đẳng trước pháp luật.

2.1.2. Quy định về góp vốn

Xây dựng, thành lập và duy trì hoạt động của bệnh viện tư nhân cần nguồn vốn rất lớn do phải chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại theo quy định của pháp luật và nhu cầu của xã hội, đảm bảo cho việc chẩn đoán, điều trị nhanh chóng, chính xác đem lại hiệu quả cao. Việc góp vốn vào bệnh viện tư có thể căn cứ vào các quy định pháp luật về góp vốn vào doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2014.

Khoản 13 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về góp vốn như sau: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”. Việc góp vốn là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên doanh nghiệp với khách hàng, đối tác.

Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận và xử lý rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó tài sản góp vốn có thể là có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền này mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, người góp vốn phải là người có quyền sở hữu và sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận. Trước khi góp vốn vào công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền, không phải chịu lệ phí trước bạ cho doanh nghiệp.

Về thời hạn góp vốn, chủ sở hữu, thành viên phải góp đủ, đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Thời hạn góp vốn điều lệ khi mới thành lập doanh nghiệp được quy định tại các khoản 2 điều 74, khoản 2 điều 48 và khoản 1 điều 112 của Luật doanh nghiệp 2014. Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ cần nộp ngay và đủ số tiền vốn tăng sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp với Sở Kế họach và Đầu tư. Thời hạn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh không quá 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Về trình tự, thủ tục góp vốn:

Trình tự, thủ tục góp vốn gồm các bước định giá tài sản góp vốn, lập hồ sơ góp vốn và giao nhận tài sản góp vốn. Định giá tài sản góp vốn được quy định tại điều 37 Luật doanh nghiệp 2014. Tất cả các thành viên sáng lập có quyền tự định giá, định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Khi có thành viên mới góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị. Nếu định giá cao hơn so với mức giá thực tế tại thời điểm góp vốn, người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Soạn thảo hồ sơ góp vốn, lập bản cam kết góp vốn: là sự thỏa thuận giữa các bên về nội dung liên quan đến tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty với phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư nếu góp thêm vốn điều lệ vào công ty đã thành lập.

Giao nhận tài sản góp vốn: Việc này phải được thực hiện trong thời hạn cam kết trong bản cam kết hoặc theo quy định của pháp luật với từng loại hình doanh nghiệp. Về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thủ tục giao và nhận tài sản có thể thực hiện trước hoặc sau khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ trở thành chủ sở hữu khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì tài sản thuộc về doanh nghiệp.

Cá nhân, tổ chức góp vốn làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bao gồm các bước: ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu có công chứng, chứng thực; bàn giao tài sản trên thực tế, thực địa; Nộp hồ sơ sang tên trước bạ; Khai thuế, và đóng các khoản phí, lệ phí liên quan; nhận Giấy đăng ký phương tiện hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên Công ty. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

Đối với tài sản không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu thì việc giao và nhận tài sản được coi là hoàn thành khi doanh nghiệp nhận được tài sản đó với tình trạng, số lượng đúng như những gì mà người góp vốn đã cam kết góp trong hợp đồng. Góp vốn đối với các tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản giao nhận. Nội dung biên bản phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số thẻ căn cước công dân, giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Hiện nay quy định của pháp luật không yêu cầu mức vốn tối thiểu để thành lập bệnh viện tư. Vậy nên có thể đăng ký mức vốn tương đối, phù hợp với tình hình thực tế để thuận tiện cho việc kinh doanh.

2.1.3. Quy định về thành lập bệnh viện tư nhân

* Điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân

Việc thành lập bệnh viện tư nhân chưa có quy định cụ thể mà chủ yếu

tuân theo các quy định thành lập cơ sở khám chữa bệnh trong Luật KCB 2009 và các Nghị định liên quan. Bệnh viện tư nhân để thành lập phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 42 Luật KCB 2009:

“1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.”

Như vậy chủ đầu tư của bệnh viện tư nhân phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư nếu bệnh viện đó có vốn đầu tư nước ngoài. Giấy phép hoạt động của bệnh viện tư nhân được cấp theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật KCB 2009 và điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ- CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh, phải đáp ứng các yêu cầu sau, cụ thể:

Về quy mô bệnh viện:

- Đối với bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên;

- Đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.

Về cơ sở vật chất:

- Bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007. Riêng đối với các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các

Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ – BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 và số 35/2005/QĐ – BYT ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Về trang thiết bị y tế, bệnh viện tư nhân phải có:

- Đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bệnh viện đăng ký;

- Đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, bệnh viện phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện.

Về cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức bệnh viện bao gồm: Ban giám đốc, các phòng chức năng, các khoa.

Các phòng chức năng bao gồm: Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Y tá (điều dưỡng) Phòng Chỉ đạo tuyến

Phòng Vật tư – thiết bị y tế Phòng Hành chính quản trị Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài chính kế toán.

Các khoa theo phạm vi đăng ký hoạt động của bệnh viện. Về nhân sự của bệnh viện:

Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024