Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 8

của người đứng đầu bệnh viện và những người chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với từng chuyên khoa của bệnh viện và giấy phép hoạt động của bệnh viện.

Đối với bác sĩ đa khoa: Được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh các bệnh thông thường, các kỹ thuật chuyên môn thuộc tuyến 4 và một số kỹ thuật chuyên môn thuộc tuyến 3 theo quy định của Thông tư 43/2013/TT – BYT.

Đối với các bác sĩ chuyên khoa: Bác sỹ được cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn thuộc chuyên khoa nào thì được phép thực hiện toàn bộ các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật của chuyên ngành đó theo danh mục chuyên khoa, chuyên ngành quy định tại Thông tư 43/2013/TT-BYT. Bác sỹ chuyên khoa này có thể được thực hiện 1 số kỹ thuật của chuyên ngành khác thì kỹ thuật đó phải được ghi hoặc bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề hoặc danh mục kỹ thuật kèm theo chứng chỉ hành nghề. Người hành nghề là bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh bằng dinh dưỡng, tiết chế được phép thực hiện các kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực dinh dưỡng, tiết chế. Người làm việc tại khoa hoặc đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn đồng thời trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh thì phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề ghi khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa đó.

Đối với bác sĩ y học dự phòng: Phát hiện và xử trí các bệnh thông thường theo danh mục kèm theo Thông tư 43 và xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng.

Đối với y sỹ: Được phép tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Đối với điều dưỡng viên và hộ sinh viên: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 26/2015/TTLTBYT-BNV.

Đối với kỹ thuật viên: Phạm vi hoạt động chuyên môn nào thì được

thực hiện các kỹ thuật y học của kỹ thuật viên chuyên ngành đó theo quy định tại Thông tư liên tịch 26/2015/TTLTBYT-BNV.

Bệnh viện tư nhân hoạt động trong phạm vi hoạt động chuyên môn có quyền và trách nhiệm được quy định tại điều 52 và 53 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Bệnh viện được thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh theo quy định của Luật này; được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết, phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Bệnh viện được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật và được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Bệnh viện tư nhân có trách nhiệm tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh; thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết; báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật khám, chữa bệnh; bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép; chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm; trường hợp dừng hoạt động, bệnh viện có trách nhiệm chuyển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.

Trong hoạt động KCB, KCB BHYTđược triển khai ngày càng nhiều tại các bệnh viện tư nhân. Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau. BHYT của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành. Hiện bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 8

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia BHY bắt buộc bao gồm:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;

- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

- Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;

- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Theo quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Nếu như trước đây những người có thẻ bảo hiểm y tế chỉ được khám chữa bệnh ở bệnh viện công lập thì nay họ có thêm cơ hội khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư. Các bệnh viện tư tham gia BHYT ngày càng đông, do nhu cầu bệnh nhân BHYT muốn được khám, chữa bệnh tại bệnh viện tư ngày càng tăng. Quy định chung về KCB BHYT tại các cơ sở KCB tư nhân cũng như tại các cơ sở y tế công lập đều phải tuân thủ theo đúng Luật BHYT, Luật KCB và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Điều kiện để ký hợp đồng KCB BHYT đối với cơ sở y tế tư nhân gồm: Có đủ điều kiện để ký hợp đồng KCB theo quy định của pháp luật về KCB và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động KCB; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật; đảm bảo việc cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB. Ngoài ra, cần có quyết định tuyến chuyên môn kỹ thuật, quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật của cấp có thẩm quyền để làm cơ sở thanh quyết toán KCB BHYT. Điều kiện, nội dung hồ sơ đăng kí KCB BHYT được quy định tại điều 16, điều 17 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT. Khoản 3, điều 7 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC Hướng dẫn thực hiện BHYT quy định thu tục KCB BHYT.

Người dân được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu tại các bệnh viện tư nhân có đăng ký KCB ban đầu và đã ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH, và được hưởng quyền lợi theo đúng quy định của Luật BHYT. Người dân khi đi KCB BHYT đúng tuyến tại các bệnh viện tư nhân sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng với mức hưởng tùy theo từng đối tượngtham gia BHYT (100%, 95%, 80%) theo quy định tại khoản 15, Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014. Nếu đi KCB BHYT trái tuyến tại các bệnh viện tư nhân sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi

phí KCB trong phạm vi được hưởng theo tỷ lệ: tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB căn cứ vào khoản 15, điều 1 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Tháng 11-2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có văn bản về việc ký hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT năm 2018, trong đó nêu rõ: Cơ sở y tế tư nhân phải có thêm quyết định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền và biên bản thống nhất áp dụng mức giá theo hạng bệnh viện công lập tương đương. Đáp ứng yêu cầu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm bảo thực hiện chi trả khám chữa bệnh BHYT cho các cơ sở y tế tư nhân theo đúng quy định, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 6062/QĐ- BYT về Ban hành tiêu chí phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và xếp hạng tương đương đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Trong năm 2018 Bộ Y tế đã duyệt chủ trương thành lập mới 16 bệnh viện tư nhân, tổ chức xét phân tuyến và phân hạng tương đương cho 219 bệnh viện tư nhân.

Giá KCB BHYT tại bệnh viện tư nhân căn cứ theo quy đinh tại Thông tư liên tịch số 39/2018/TT-BYT Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp (sửa đổi bổ sung ngày 05/07/2019). Tuy nhiên có một số vướng mắc trong việc thực hiện và thanh toán chi phí KCB BHYT. Việc thanh toán chi phí dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật sử dụng phương pháp gây tê, gây mê đã được quy định tại Luật KCB 2009, Luật giá 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014; Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ. Bộ Y tế cũng đã có Công văn số 6439/BYT-KH- TC ngày 31/10/2019 đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp tiếp tục thực hiện việc thanh toán chi phí KCB BHYT cho các cơ sở KCB

theo đúng mức giá đã quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BYT và Thông tư số 13/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT.

Tuy nhiên, BHXH Việt Nam không thống nhất theo đề nghị của Bộ Y tế mà cho rằng, hai phương pháp vô cảm gây tê, gây mê khác nhau về kỹ thuật và chi phí thực hiện, chính vì vậy trong Thông tư số 39/2018/TT-BYT có những phẫu thuật, thủ thuật được quy định mức giá riêng khi áp dụng phương pháp vô cảm gây mê hoặc gây tê. Do đó, việc Bộ Y tế yêu cầu cơ quan BHXH và người dân thanh toán chi phí của các loại phẫu thuật, thủ thuật sử dụng phương pháp vô cảm gây tê bằng mức giá của phẫu thuật, thủ thuật có kết cấu thuốc gây mê là không hợp lý. Để đảm bảo tiến độ quyết toán chi phí KCB BHYT của năm 2019 theo đúng quy định của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngày 14/4/2020, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 1163/BHXH-CSYT về việc hướng dẫn thanh toán tạm thời đối với phẫu thuật sử dụng phương pháp vô cảm gây tê chưa được quy định giá. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số nội dung hướng dẫn tại Công văn số 1163/BHXH-CSYT không không phù hợp và nếu có thực hiện sẽ tiếp tục gây khó khăn, vướng mắc cho cơ sở y tế, cụ thể:

Tại mục 2 Công văn số 1163/BHXH-CSYT yêu cầu: “Đối với các phẫu thuật trong cơ cấu giá có kết cấu chi phí các thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trong gây mê: thanh toán bằng mức giá quy định tại Thông tư số 39/2018/TT- BYT hoặc Thông tư số 13/2019/TT-BYT trừ đi (-) toàn bộ chi phí thuốc được kết cấu trong cơ cấu giá (Phụ lục số 03 kèm theo). BHXH các tỉnh phối hợp với cơ sở KCB xác định và thanh toán phần chi phí các thuốc dùng trong phẫu thuật theo thực tế sử dụng. Trường hợp chưa xác định được phần chi phí thuốc theo thực tế sử dụng thì tổng hợp vào quyết toán năm 2020”.

Với nội dung như vậy thì toàn bộ 311 phẫu thuật thuộc Phụ lục số 3 sẽ

được trừ bớt một khoản tiền tương ứng với số thuốc cơ cấu trong gói giá và được liệt kê trong Phụ lục số 3. Tuy nhiên việc rà soát sau đó rất phức tạp bởi thực tế hàng ngày có rất nhiều các phẫu thuật thực hiện, các phẫu thuật đều sử dụng thuốc mê. Việc tách riêng số thuốc mê sử dụng cho 311 phẫu thuật trong Phụ lục số 3 là rất bất cập. Do vậy, việc thanh toán chi phí thuốc theo thực tế sử dụng cho 311 phẫu thuật này cũng sẽ rất khó thực hiện. Trường hợp chưa xác định được thì cũng không thể tổng hợp vào quyết toán năm 2020.

Bên cạnh đó, trong thực tế lâm sàng, việc quyết định phương pháp vô cảm nào phụ thuộc cụ thể vào tình hình bệnh nhân, trình độ nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế. Ngoài ra, có nhiều trường hợp phải thực hiện cùng lúc cả hai phương pháp vô cảm, hoặc trong hướng dẫn chuyên môn chỉ cần gây tê nhưng thực tế phải sử dụng phương pháp gây mê cho các bệnh kèm theo. Việc quy định cứng nhắc chỉ được vô cảm và sau đó thanh toán cố định theo một phương pháp vô cảm có thể sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện tai biến y khoa, hạn chế việc áp dụng những phương pháp kỹ thuật hiện đại vừa rút ngắn thời gian điều trị, thời gian phục hồi nhanh vừa giúp tiết kiệm chi phí cho cơ sở khám, chữa bệnh.[25]

Bộ Y tế và BHXH đã ban hành nhiều văn bản nhằm giải quyết những vấn đề về thanh toán chi phí KCB BHYT cụ thể: Công văn 3385/BYT-KH- TC ngày 17/06/2019 về việc thanh toán chi phí KCB BHYT theo giá dịch vụ y tế; Công văn số 6403/BYT-KCB ngày 30/10/2019 hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc trong thực hiện và thanh toán chi phí KCB BHYT; Công văn 7691/BYT-BH ngày 31/12/2019 về việc hướng dẫn xác định tổng mức thanh toán chi phí KCB BHYT năm 2019 của Bộ Y tế vàCông văn số 285/BHXH-CSYT ngày 25/01/2019 hướng dẫn thực hiện Thông tư số 39/2018/TT-BYT; Công văn số 4295/BHXH-CSYT ngày 15/11/2019 về việc giải quyết khó khăn vướng mắc thực hiện chính sách BHYT của BHXH. Tuy

nhiên hiện nay việc thanh toán chi phí KCB BHYT cho các bệnh viện tư còn chậm trễ, một số nội dung thanh toán chưa được BHXH giải quyết do chưa có sự thống nhất trong thi hành chính sách pháp luật về BHYT giữa Bộ Y tế và BHXH. “Sự thiếu thống nhất giữa hai cơ quan này dễ dẫn đến việc nhân viên y tế phải cân nhắc lựa chọn dịch vụ kỹ thuật, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tính mạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc tạm ngưng thanh toán dịch vụ kéo dài cũng dẫn đến việc bệnh viện thiếu hụt kinh phí hoạt động, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các cơ sở y tế đã, đang chịu tác động và gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra” [25].

Ngoài ra, hiện nay nhiều người dân tham gia bảo hiểm sức khỏe tự nguyện do các công ty bảo hiểm kí hợp đồng với bệnh viện tư nhân. Người dân sẽ được sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao, được công ty bảo hiểm thanh toán viện phí lớn khi điều trị tại bệnh viện tư nhân đã kí hợp đồng.

Hoạt động khám, chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân được thực hiện theo các quy định chung đối với bệnh viện trong Luật KCB, Luật BHYT và các văn bản có liên quan. Luật KCB, Luật BHYT và các văn bản dưới luật là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động chuyên môn của bệnh viện tuy nhiên vẫn còn những khó khăn trong việc thực hiện các quy định pháp luật.

2.1.5. Quy định về tổ chức lại

Tổ chức lại là hoạt động tái cấu trúc lại doanh nghiệp bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp sao cho phù hợp hơn với mục tiêu doanh nghiệp hướng tới, xuất phát từ các nguyên nhân như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bị thay đổi, nhu cầu quản trị của công ty thay đổi, các chủ sở hữu công ty phát sinh mâu thuẫn hoặc không thể tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, số thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu... Có thể xem như tổ chức lại là việc làm cần thiết để thúc đẩy doanh nghiệp đi lên sau một quá trình hoạt động. Các biện pháp tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024