Pháp Luật Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân

này trở nên đặc biệt, khác với các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ khác không phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí tạm thời không mua nếu chưa có khả năng tài chính [10]. Hơn nữa, sử dụng dịch vụ này, giữa khách hàng là người bệnh và bên cung cấp dịch vụ là bệnh viện không có sự thỏa thuận giá cả, giá dịch vụ là do cơ sở bệnh viện tư quyết định. Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, luôn lo lắng cho thể trạng sức khỏe và tình hình bệnh tật của mình và họ thường chỉ tìm đến dịch vụ y tế khi không thể tự phục hồi tại nhà, do vậy họ mong muốn được sử dụng dịch vụ tốt nhất trong điều kiện có thể để hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Đối tượng phục vụ của các bệnh viện tư thường là những người có điều kiện, có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế chất lượng tốt, trang thiết bị hiện đại, quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, chính xác. Hiện nay các bệnh viện tư cũng tiến tới đa dạng hóa các đối tượng phục vụ bằng việc đăng kí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, vì cung cấp dịch vụ y tế là cung cấp dịch vụ xã hội liên quan đến an sinh xã hội, đảm bảo quyền cơ bản của con người là quyền được sống, được chăm sóc sức khỏe.

Bệnh viện tư nhân là doanh nghiệp vì sự nghiệp Nhà nước, vì cộng đồng hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân hoặc liên doanh giữa các tổ chức với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Bệnh viện tư nhân là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được khuyến khích xây dựng, thành lập theo chủ trương xã hội hóa y tế của Chính phủ. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, Đảng, Quốc hội và Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực của xã hội, không những của Nhà nước mà còn của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, của các cấp ủy đảng, chính quyền địa

phương cũng như các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe. Nội dung chính là xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe, không phải là giảm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước mà huy động các nguồn trên. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân, cộng động cũng như các cơ quan liên quan. Chủ trương xã hội hóa thực hiện theo quan điểm của Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, KCB.” [16]

Xã hội hóa sẽ đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân) cho phép nhiều lực lượng có hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm cung ứng dịch vụ ngày càng thuận tiện cho người dân và giảm bớt sức ép về ngân sách cho Nhà nước. Khuyến khích các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước thành lập các cơ sở khám chữa bệnh tư như bệnh viện tư nhân. Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương khóa XVII đã ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó nêu rõ quan điểm “Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu” [2]. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi

trường. Các chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế, khuyến khích phát triển y tế tư bao gồm cả bệnh viện tư nhân, bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ không chỉ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong nước mà còn có thể thu hút các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nước ngoài. Xã hội hóa y tế sẽ tạo điều kiện và cơ chế cho các nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực y tế, xây dựng mới, cải tạo bệnh viện.

Bệnh viện tư nhân ra đời bắt nguồn từ nhu cầu của xã hội, là xu thế tất yếu của xã hội nhằm phục vụ cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa xây dựng và thành lập bệnh viện tư nhân cũng xuất phát từ sự quan tâm và thực sự mong muốn hoạt động vì cộng đồng của chủ đầu tư vì để bệnh viện tư nhân đi vào hoạt động cần tổng vốn đầu tư rất lớn, trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh có thể lên đến nhiều tỷ đồng trong khi thu lợi từ hoạt động kinh doanh này phải diễn ra trong một thời gian dài nên đối với nhiều chủ đầu tư đây không phải là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn. Bệnh viện tư nhân phải tuân thủ các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình hoạt động để hướng tới sản phẩm đặc thù là sức khỏe người bệnh. Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế bằng việc khuyến khích thành lập bệnh viện tư không những đáp ứng cho nhu cầu xã hội mà còn thể hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong công tác chăm sóc sức toàn dân, trong sự nghiệp y tế.

Từ những đặc điểm trên có thể nói bệnh viện tư là một chủ thể doanh nghiệp đặc biệt do bản chất có sự pha trộn giữa một đơn vị kinh doanh và một đơn vị sự nghiệp. Vậy nên pháp luật điều chỉnh hoạt động bệnh viện tư cũng cần có những đặc điểm đặc thù để đảm bảo cho bệnh viện tư có thể đồng thời đáp ứng được cả hai nhiệm vụ, nhiệm vụ của doanh nghiệp và nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp vì cộng đồng.

1.1.3. Vai trò của bệnh viện tư nhân

Sự ra đời và phát triển của bệnh viện tư nhân cả về quy mô và chất lượng

là xu thế tất yếu phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. Người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế đa dạng theo nhu cầu và yêu cầu, được phục vụ tận tình, chu đáo và tiết kiệm thời gian. Thu hút được nhiều người bệnh đến với mình cũng đồng nghĩa bệnh viện tư nhân đang chia sẻ gánh nặng quá tải với bệnh viên công nói riêng và khối y tế công lập nói chung trong việc cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh. Trong khi bệnh viện công luôn đối mặt với tình trạng quá tải mỗi ngày, các bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện công gần như phải làm việc trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi nên khó có thể đáp ứng toàn bộ được sự hài lòng của bệnh nhân thì bệnh viện tư có thể coi là một giải pháp giảm thiểu sự quá tải cho bệnh viện công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các bệnh viện tư đã tạo ra sự cạnh tranh và những hiệu ứng tích cực đối với các cơ sở y tế công lập. “Nhiều đơn vị y tế công lập thời gian qua đã phải nhanh chóng đổi mới lề lối, tác phong phục vụ, đầu tư trang thiết bị hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng khám, điều trị để cạnh tranh” [20].Có thể nói sự phát triển của các bệnh viện tư nói riêng và hệ thống cơ sở y tế tư nhân nói chung đã kích thích thay đổi của hệ thống bệnh viện công theo hướng tích cực, giúp bệnh viện công thoát ra khỏi cách làm việc lâu năm trong cơ chế được bao cấp nguồn kinh phí hoạt động.

Việc đầu tư từ nhân lực đến vật lực của bệnh viện tư nhân còn góp phần hạn chế tình trạng “chảy máu ngoại tệ” do người dân ra nước ngoài khám, chữa bệnh. Hiện nay rất nhiều người dân Việt Nam có điều kiện, một phần vì tâm lý hướng ngoại, một phần vì mong muốn ở nước ngoài được khám chữa bệnh trong môi trường không quá tải, cơ sở vật chất hiện đại, thái độ phục vụ tận tình và tôn trọng bệnh nhân mà lựa chọn các nền y tế khác trong khu vực như Singapore, Malaysia…Theo ước tính của Bộ Y tế Việt Nam, trong năm 2018 có khoảng 60.000 lượt bệnh nhân trong nước ra nước ngoài điều trị làm “chảy máu” nguồn ngoại tệ khoảng 2 tỷ USD. Với chất lượng dịch vụ y tế

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 3

chất lượng cao, đáp ứng từ thái độ chăm sóc, phong cách phục vụ, đặc biệt là trình độ chuyên môn, khả năng điều trị bệnh lý phức tạp, ứng dụng kỹ thuật y tế cao của hệ thống bệnh viện ngoài công lập có thể làm giảm con số 2 tỷ USD. Bệnh nhân được giảm rất nhiều chi phí cũng như bệnh viện có nguồn thu tái đầu tư, ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn. Hơn nữa nếu có các phòng bệnh chất lượng cao thì số người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam sẽ không phải trở về nước để chữa bệnh và chúng ta có thêm nguồn thu để dựng xây đất nước.

1.2. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân

1.2.1. Khái niệm pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân

Pháp luật ra đời khi xã hội đã phát triển đến một mức độ nhất định và trở nên phức tạp, đặc biệt là khi trong xã hội có sự phân hóa các giai cấp có lợi ích đối lập nhau, khi phong tục, tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo không còn đủ khả năng duy trì được trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước đã ban hành ra pháp luật để tổ chức và quản lý xã hội vừa để bảo vệ lợi ích của xã hội vừa để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Thông thường pháp luật được hiểu khái quát như sau: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị” [21].

Bệnh viện tư nhân là loại hình doanh nghiệp đặc biệt với những đặc điểm của một doanh nghiệp và một đơn vị sự nghiệp vì cộng đồng vậy nên để loại hình doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả cần có khung cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch, công khai. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân có thể hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân. Các quy định trong pháp luật về bệnh viện tư phải tạo ra được

các cơ hội để doanh nghiệp bệnh viện tích cực, chủ động phát triển. Ngoài ra pháp luật về bệnh viện tư phải đạt được sự thống nhất, đồng bộ, có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời để giúp các doanh nghiệp bệnh viện không lúng túng trong quá trình hoạt động, đảm bảo công bằng với khối bệnh viện công vốn đã có thương hiệu lâu đời và được nhiều ưu đãi từ Nhà nước.

1.2.2. Đặc điểm pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân

Căn cứ vào đặc điểm của bệnh viện tư có thể thấy pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư cũng mang những đặc điểm đặc thù như sau:

Là một loại hình doanh nghiệp nên pháp luật về bệnh viện tư nhân cũng mang tính chất doanh nghiệp. Bệnh viện tư nhân chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp trong quá trình hoạt động như thành lập, tổ chức, tổ chức lại, mua bán, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp.

Bệnh viện tư nhân tham gia vào hoạt động kinh tế bằng việc cung cấp dịch vụ y tế để đạt được lợi nhuận. Song y tế là lĩnh vực đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên bên cạnh yếu tố lợi nhuận, hoạt động của bệnh viện tư còn là hoạt động chuyên môn cao vì cộng đồng, phục vụ cộng đồng, xã hội, là hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, mang tính trách nhiệm cao. Do vậy pháp luật về bệnh viện tư cũng mang tính chất phục vụ, phúc lợi xã hội. Hoạt động của bệnh viện tư chịu sự điều chỉnh của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế.

1.2.3. Nội dung pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân

Từ những đặc điểm pháp luật trên, có thể thấy các quy định về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư bao gồm những nội dung chính sau: Các quy định về điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động cũng như tổ chức lại, quy định về mua bán, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp, các quy định về điều kiện hành nghề.

Đối tượng tham gia vào quan hệ pháp luật tổ chức và hoạt động của bệnh

viện tư là các chủ đầu tư có điều kiện, có số vốn nhất định để xây dựng, thành lập bệnh viện. Họ nhận thấy y tế là lĩnh vực tiềm năng và có nhu cầu về phục vụ cộng đồng. Do vậy các quy định về chủ thể pháp luật bệnh viện tư cần cụ thể và có những điều kiện nhất định đối với chủ đầu tư để thành lập bệnh viện. Chủ đầu tư phải có một tiêu chuẩn tối thiểu về năng lực, về pháp lý, về tài chính được xác định theo pháp luật để thực hiện một hợp đồng giao ước trong thời hạn hiệu lực. Trên thực tế, chủ đầu tư phải có đầy đủ khả năng về mọi trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng mà mình đã ký kết như khả năng về tài chính, về thanh toán cho dự án, tư cách pháp lý về quyền sử dụng đất, cũng như bảo hiểm, thanh toán lãi vay… và cung cấp các thông tin cơ bản có liên quan đến dự án khi có yêu cầu. Chủ đầu tư phải có khả năng và quyền hạn trong việc đưa ra các quyết định ràng buộc giữa các bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng theo pháp luật quy định đối với các tổ chức tư vấn cũng như các nhà thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị cho công trình, dự án.

Trình tự, thủ tục thành lập bệnh viện tư là các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục và cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký thành lập bệnh viện tư. Thành lập bệnh viện tư bao gồm các quy định cho phép thành lập và hoạt động bệnh viện. Thủ tục thành lập bệnh viện tư là thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tùy thuộc vào mức độ cải cách hành chính và chủ trương của Nhà nước, nhu cầu của xã hội mà thủ tục này đơn giản hay phức tạp. Việc đăng ký hoạt động của bệnh viện tư là bắt buộc để xác định tư cách pháp lý của bệnh viện.

Về hồ sơ đề nghị thành lập bệnh viện tư đó là những giấy tờ, văn bản, tài liệu để chứng minh cho chủ thể có điều kiện thành lập bệnh viện. Có thể khái quát một cách chung nhất hồ sơ đề nghị thành lập bệnh viện bao gồm: hồ sơ xin quy hoạch, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động, đề án thành lập

bệnh viện, điều lệ tổ chức và hoạt động bệnh viện, các giấy tờ chuyên môn như chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh…

Về trình tự thành lập và cơ quan có thẩm quyền đăng ký thành lập: Chủ đầu tư muốn thành lập bệnh viện phải nộp hồ sơ đề nghị thành lập bệnh viện tại cơ quan có thẩm quyền. Trong một khoảng thời gian nhất định do luật định cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép hoạt động cho bệnh viện.

Về tổ chức hoạt động: các hoạt động góp vốn, chuyển nhượng, mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng cần được quy định cụ thể. Pháp luật cần có những quy định hỗ trợ trong hoạt động và phát triển bệnh viện. Bệnh viện tư có thể được thành lập theo hình thức bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa. Đối với bệnh viện đa khoa, các hoạt động chuyên môn bao gồm:

- Khám chữa bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú: Khám chẩn đoán điều trị các bệnh thông thường về nội, ngoại, nhi, sản phụ khoa, và các chuyên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu… Sơ cấp cứu: bệnh nhân sơ cứu và cấp cứu đa khoa.

- Về ngoại khoa: Điều trị phẫu thuật bệnh nhân với các bệnh lý: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, chấn thương bụng (vỡ gan, vỡ lách, vỡ bàng quang, thủng ruột…), gãy xương, trật khớp, thoát vị bẹn, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, sỏi túi mật, sỏi đường mật, sỏi thận, u thận, u tuyến tiền liệt, dò hậu môn, trĩ…Phẫu thuật nội soi: sỏi túi mật, sỏi đường mật, u xơ tuyến tiền liệt, viêm ruột thừa, thủng dạ dày…

- Về nội – nhi: Điều trị nội trú các bệnh lý thường gặp về nội khoa và nhi khoa, kể cả cấp cứu như: bệnh lý hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, huyết học, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, lão khoa…

- Về sản phụ khoa: Điều trị nhiều bệnh như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tuyến vú, sinh thường, sinh mổ (phẫu thuật Cesarien), chửa

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí