Pháp Luật Về Bệnh Viện Tư Nhân Ở Một Số Nước Trên Thế Giới

ngoài tử cung vỡ, sa sinh dục, sửa tầng sinh môn…

- Về tai mũi họng: Chẩn đoán điều trị các bệnh lý thông thường như: cắt amidale, chỉnh vẹo vách ngăn, nạo xoang , cắt polype, nâng xương chính mũi, bóc u các loại, dẫn lưu apxe, thông vòi nhĩ, đốt cuốn mũi, điều trị viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, dò luân nhĩ….

- Về răng hàm mặt: trám răng, nhổ răng, chữa tủy, cạo vôi răng, chỉnh khớp cắn, chỉnh răng lệch, tẩy trắng răng, làm răng giả, hàm giả, mổ nạo tủy nha chu, mổ khe hở môi, khe hở vòm miệng, chấn thương hàm mặt, u vùng hàm mặt…

-Về mắt: Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mắt có hiệu quả cao: tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị…), điều trị đục thủy tinh thể (cườm mắt), glaucoma (thiên đầu thống)…

Ngoài ra bệnh viện tư còn có thể có các dịch vụ khám kiểm tra sức khỏe các cơ quan doanh nghiệp, dịch vụ khám bệnh tại nhà và dịch vụ khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.

Hoạt động của bệnh viện tư nhân là hoạt động được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra bệnh viện tư còn có những hoạt động khác để duy trì sự phát triển và phù hợp với yêu cầu nhà nước như hợp tác quốc tế, hợp tác với các cơ sở khám chữa bệnh khác, ứng phó với dịch bệnh, thiên tai, thảm họa…

Trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của bệnh viện tư nhân các quy định phải chặt chẽ, rõ ràng, thống nhất, là cơ sở pháp lý cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tư bệnh viện thực hiện, dễ dàng tiếp cận thị trường trong lĩnh vực y tế. Tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định, các văn bản pháp luật hay tình trạng lạc hậu không phù hợp với tình hình thực tại, không theo kịp với xu thế phát triển của xã hội và của nền kinh tế nói chung.

Pháp luật về bệnh viện tư bên cạnh việc đảm bảo theo đúng tinh thần Hiến pháp, theo chủ trương xã hội hóa của Chính phủ còn phải đảm bảo tạo ra cơ chế thông thoáng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, hỗ trợ, đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà đầu tư vì đầu tư xây dựng và thành lập và duy trì hoạt động của bệnh viện cần nguồn vốn rất lớn song việc thu lại lợi nhuận còn phải cân đối với các yếu tố xã hội. Hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động mang tính chuyên môn cao, vì lợi ích chung xã hội vì cộng đồng nên pháp luật về bệnh viện tư cần đảm bảo quyền và lợi ích của người bệnh trong hoạt động khám chữa bệnh, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện tư, tránh tình trạng tận thu, trục lợi trên người bệnh. Pháp luật về bệnh viện tư còn thể hiện vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

1.3. Pháp luật về bệnh viện tư nhân ở một số nước trên thế giới

Mỹ luôn là quốc gia được biết đến với chất lượng y tế hàng đầu thế giới. Đất nước này tập trung những biện pháp y học tân tiến, những chuyên gia chuyên môn cao và những dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Hầu hết các bệnh viện ở Mỹ đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Mỹ không có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân do nhà nước điều hành. Thay vào đó là hệ thống bệnh viện tư có tiêu chuẩn chất lượng cao. Việc sử dụng bệnh viện tư nhân mang lại những lợi ích như: thời gian chờ đợi ngắn, sự cạnh tranh đổi mới liên tục giữa các cơ sở. Tuy nhiên giá dịch vụ khám chữa bệnh ở Mỹ rất cao sẽ là trở ngại đối với những người không có bảo hiểm y tế tư nhân, không có khả năng chi trả. Hiện nay, nước Mỹ trở thành quốc gia có chi phí y tế đắt đỏ nhất thế giới (với chi phí y tế bình quân đầu người trên 7000 USD/năm) với 45 triệu người Mỹ (15% dân số) rất khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế do không có bảo hiểm y tế. [8]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hàn Quốc có một hệ thống y tế hiện đại và minh bạch ở tất cả các cấp

từ trung ương tới các địa phương, vùng, quận… Ở Hàn Quốc, không khó tìm bệnh viện tư nhân vì nó có ở hầu hết mọi nơi. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hàn Quốc do khu vực tư nhân chi phối. Khoảng 90% bác sĩ và tuyệt đại đa số giường bệnh thuộc sở hữu tư nhân. Chính phủ có một vai trò hạn chế như một nhà cung cấp các dịch vụ y tế và có một chính sách tự do để điều chỉnh khu vực tư nhân. Nguồn tài chính cho y tế dựa trên sự kết hợp giữa các nguồn công và tư. Các bệnh viện đa khoa (trên 100 giường bệnh) được tách thành hai loại là bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân. Tỷ lệ bệnh viện công và bệnh viện tư ở Hàn Quốc lần lượt là khoảng 10% và 90% (Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, 2004). Khám ở bệnh viện tư nhân có ưu điểm là thủ tục đơn giản và nhận được kiểm tra y tế trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh viện tư nhân ở Hàn Quốc chỉ thích hợp khám và điều trị các bệnh đơn giản, trong trường hợp bệnh nghiêm trọng và cần những chẩn đoán phức tạp hơn thì nên đến bệnh viện đa khoa. [28]

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 4

Các bệnh viện ở Canada hầu hết hoạt động dưới hình thức tư nhân (cộng đồng) không vì lợi nhuận. Bệnh viện được điều hành bởi Ban quản lý cộng đồng hoặc là do tổ chức tình nguyện cộng đồng. Về bản chất, các bệnh viện này không hoàn toàn là tư nhân bởi nhà nước vẫn giám sát thông qua việc đưa ra các quy định và cung cấp ngân sách cơ bản cho hoạt động bệnh và giám sát chi tiêu ngân sách của bệnh viện. Chính quyền địa phương có quyền áp đặt các dịch vụ do bệnh viện cung cấp và thậm chí đóng cửa bệnh viện. Ngân sách này được quyết định dựa vào nhiều yếu tố và chính quyền có quyền tăng hoặc giảm ngân sách. Tại Canada số bác sĩ làm việc cho các cơ sở tư nhân chiếm 57.8%, họ được trả lương theo dịch vụ cung cấp và theo hợp đồng với các tổ chức y tế. Mức giá dịch vụ y tế do chính quyền địa phương quyết định. Chính quyền địa phương sẽ thực hiện việc đàm phán với Hiệp hội

bác sĩ của địa phương mình để đưa ra mức giá chung thống nhất cho dịch vụ y tế của địa phương. [12, tr.57]

Các bệnh viện ở Pháp có thể là bệnh viện công, tư nhân phi lợi nhuận hoặc vì lợi nhuận. Nhưng trong mọi trường hợp, bệnh nhân được tự do lựa chọn bệnh viện của mình và ít nhiều sẽ được bảo hiểm xã hội như nhau. Các bệnh viện tư nhân vì lợi nhuận chiếm 40% tổng số bệnh viện ở Pháp nhưng 20% tổng số giường bệnh nội trú. Họ có xu hướng chuyên sâu vào một số lĩnh vực nhất định như phẫu thuật tự chọn, bao gồm 2/3 hoạt động. Lĩnh vực này đầu tư vào các quy trình phẫu thuật tương đối nhỏ, chẳng hạn như thực hiện 3/4 các quy trình phẫu thuật đục thủy tinh thể, nhưng hơn 60% trường hợp nhập viện vì rối loạn hệ tiêu hóa. Các bệnh viện tư nhân vì lợi nhuận có một hệ thống thanh toán với các thành phần khác nhau: biểu giá hàng ngày và một khoản thanh toán riêng dựa trên các quy trình chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, các bác sĩ làm việc trong các bệnh viện tư nhân vì lợi nhuận được trả lương trên cơ sở dịch vụ không giống như những người làm việc trong các bệnh viện công và phi lợi nhuận. Các bệnh viện tư nhân vì lợi nhuận đã được thanh toán hoàn toàn bằng cách sử dụng hệ thống dựa trên ca bệnh mới kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2005.[26]

Một xu hướng quan trọng trong quỹ đạo hiện tại và tương lai của ngành y tế Trung Quốc là quá trình tư nhân hóa các bệnh viện y tế ngày càng tăng. Sự phát triển này được thúc đẩy bởi cả mong muốn của người tiêu dùng về trải nghiệm lấy bệnh nhân làm trung tâm hơn và các sáng kiến của chính phủ nhằm phân bổ gánh nặng chăm sóc từ các bệnh viện công.

Trong thập kỷ qua, số lượng giường bệnh tư nhân đã tăng gần theo cấp số nhân, trong khi tăng trưởng bệnh viện công tương đối trì trệ. Tăng trưởng kép hàng năm cho giường bệnh tư nhân là 31%, so với 6% cho bệnh viện công. Ngoài ra, số lượng bệnh viện tư nhân ở Trung Quốc đã tăng gấp

đôi lên tổng số 16.900 bệnh viện chỉ trong sáu năm, từ 2011-2017, và hiện chiếm 57,2% số bệnh viện Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù có sự tăng trưởng về số lượng cơ sở vật chất nhưng các bệnh viện tư nhân tạo ra doanh thu thấp hơn đáng kể so với bệnh viện công. Năm 2016, bệnh viện tư nhân chiếm phần lớn số bệnh viện nhưng tạo ra chưa đến 10% tổng doanh thu. Lý do cho sự khác biệt này chủ yếu nằm ở khối lượng bệnh nhân thấp hơn. Các bệnh viện tư có xu hướng là các bệnh viện chuyên khoa và nhỏ hơn, trong khi các bệnh viện công thường có nhiều giường bệnh, nhân viên và năng lực chăm sóc tốt hơn.

Vì các bệnh viện tư nhân có chi phí tự trả cao hơn cho bệnh nhân, nên bệnh viện tư thường phục vụ cho những công dân có bảo hiểm tư nhân, bao gồm cả người nước ngoài nước ngoài, khách du lịch y tế và các cá nhân giàu có Trung Quốc. Các bệnh viện này thu hút bệnh nhân hơn nữa bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc theo định hướng với thời gian khám bệnh lâu hơn và tăng cường chú trọng vào chăm sóc dự phòng. Khu vực tư nhân được coi là một giải pháp giúp giải quyết những bất ổn ngày càng tăng về cách hệ thống chăm sóc sức khỏe Trung Quốc có thể hỗ trợ dân số già đang già đi nhanh chóng và sự gia tăng các bệnh mãn tính. Theo đó, chính sách công đã khuyến khích tăng trưởng thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân. Năm 2009, chính phủ cho phép các bác sĩ hành nghề tại nhiều cơ sở để giúp họ đồng thời làm việc tại các bệnh viện tư và công. Ngoài ra, chính phủ đã hạ thấp các rào cản đối với đầu tư tư nhân vào lĩnh vực y tế. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, chính phủ cho phép tối đa 100% sở hữu nước ngoài tại các bệnh viện tư nhân, vốn trước đây yêu cầu quyền sở hữu tối thiểu là 30% của người Trung Quốc. Ngoài ra, trong năm 2014, các nhà đầu tư tư nhân được phép mua lại và quản lý các bệnh viện công hiện có.

Một vấn đề chính khác là giới hạn thanh toán của các chương trình bảo

hiểm y tế xã hội. Một số bệnh viện tư nhân được miễn trừ để điều trị hoàn lại bằng bảo hiểm công. Tuy nhiên, có rất ít trường hợp đặc biệt này (37 ở Bắc Kinh, 43 ở Thượng Hải, 40 ở Hàng Châu, 17 ở Cáp Nhĩ Tân), so với tổng số bệnh viện của Trung Quốc (hơn 29.000). Vì các chương trình bảo hiểm y tế công cộng bao phủ 97% dân số Trung Quốc, nên hầu hết công dân hàng ngày đều không mấy quan tâmdịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân.

Những bệnh nhân thiếu thu nhập khả dụng đáng kể tin rằng các bệnh viện tư nhân tồn tại vượt quá khả năng của họ. Vì bảo hiểm y tế công đã chi trả phần lớn chi phí y tế của họ, nên họ không thấy bất kỳ động lực cấp bách nào để theo đuổi các lựa chọn tư nhân.

Vì bệnh viện tư nhân mới phát triển nên họ vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị từ khi bệnh viện tư nhân ít phổ biến hơn và có nhiều liên quan đến chăm sóc y tế tham nhũng hoặc bất hợp pháp. Sự kỳ thị này thường phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi hơn là những người trẻ tuổi.

Sự phát triển nhanh chóng của các bệnh viện tư nhân gần đây là vô cùng hứa hẹn. Để thành công bền vững, các bệnh viện tư nhân sẽ cần củng cố lòng tin của công chúng, thu hút các bác sĩ có kinh nghiệm, giải quyết các rào cản đối với các bác sĩ thực hành tại nhiều cơ sở và làm cho các lựa chọn tư nhân hợp lý hơn cho công chúng. Cuối cùng, các bệnh viện tư nhân phải tiếp tục cung cấp giá trị cho bệnh nhân của họ bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc phòng ngừa, trải nghiệm lấy bệnh nhân làm trung tâm và tiếp cận với các loại thuốc và công nghệ hiện đại. [27]

Phần lớn hệ thống y tế các nước trên thế giới đều bao gồm khối bệnh viện tư nhân và khối bệnh viện công lập, vừa hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động vừa đa dạng hóa dịch vụ khám chữa bệnh, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người dân. Tuy nhiên trong một hệ thống y tế hầu hết các bệnh viện thuộc sở hữu tư nhân như Mỹ sẽ dẫn tới tình trạng phúc lợi xã hội không được đảm

bảo, người dân không được thực hiện các quyền được chăm sóc sức khỏe do chi phí y tế vượt quá khả năng chi trả. Do vậy pháp luật bệnh viện tư nhân ở Việt Nam cần thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước nhất là trong việc điều tiết giá dịch vụ khám, chữa bệnh để hoạt động của bệnh viện tư nhân đảm bảo cả hai mục tiêu kinh doanh và phục vụ cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó có thể thấy pháp luật bệnh viện tư nhân của các nước đều có cơ chế hỗ trợ bệnh viện tư nhân phát triển vậy nên quy định, chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam là rất cần thiết. Quy định pháp luật hỗ trợ để hạn chế rào cản đầu tư vào y tế tư nhân, để bệnh viện tư nhân cạnh tranh công bằng và hợp tác cùng phát triển với khối bệnh viện công lập vốn có nhiều lợi thế và sự tự tin tưởng của người dân.

Bệnh viện tư nhân ở các nước luôn chiếm tỉ trọng đáng kể và có vai trò quan trọng trong hệ thống y tế. Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam và từ cơ sở pháp luật bệnh viện tư nhân của một số nước trên thế giới có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trong thời đại hiện nay, việc phát triển bệnh viện tư nhân là xu thế tất yếu của xã hội do nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao và mong muốn được sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất. Từ việc nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò của bệnh viện tư nhân có thể thấy bệnh viện tư nhân mang những đặc điểm của một chủ thể kinh doanh và một đơn vị sự nghiệp vì cộng đồng. Do vậy pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân cũng mang những đặc điểm riêng biệt.

Những vấn đề pháp luật về bệnh viện tư nhân bao gồm: khái niệm, đặc điểm, tổ chức, hoạt động cũng như tổ chức lại bệnh viện tư nhân. Pháp luật là cơ sở nền tảng của hoạt động bệnh viện tư nhân. Nghiên cứu pháp luật bệnh viện tư nhân, hướng tới hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật chất lượng cao, đồng bộ, thống nhất sẽ hỗ trợ cho bệnh viện tư nhân hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong lĩnh vực y tế.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí