Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay Về Sáp Nhập Ctcp

2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về sáp nhập CTCP

2.2.1. Các quy định về thủ tục sáp nhập CTCP

Thủ tục sáp nhập CTCP được quy định chi tiết tại điều 195 LDN 2014. Đồng thời, thủ tục cũng được dựa trên Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ Về đăng ký doanh nghiệp.

Trước hết, công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

Tiếp đến, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của LDN 2014. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Khi có hợp đồng sáp nhập rồi thì các công ty bị sáp nhập phải nộp hồ sơ xin xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và xin đóng mã số thuế lên cơ quan thuế quản lý, cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có), tổng cục hải quan (nếu có)…

Sau đó, công ty nhận sáp nhập tiến hành chuẩn bị hồ sơ sáp nhập để thực hiện đăng ký kinh doanh cho công ty nhận sáp nhập. Hồ sơ sáp nhập gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

- Hợp đồng sáp nhập.

- Điều lệ của công ty nhận sáp nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của ĐHĐCĐ của công ty nhận sáp nhập về việc sáp nhập công ty.

- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của ĐHĐCĐ của công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam - 5

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập.

- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của các sáng lập viên của công ty nhận sáp nhập.

Công ty nhận sáp nhập sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đúng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ thiếu, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra văn bản yêu cầu bổ sung.

Cuối cùng, khi có kết quả, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

2.2.2. Các quy định về bảo đảm sự công bằng trong hoạt động sáp nhập CTCP

Khi thực hiện sáp nhập, vấn đề đặt ra làm thế nào để tạo được sự công bằng giữa các chủ thể khi tham gia hoạt động này. Muốn vậy, Nhà nước cần thể hiện vai trò khách quan của mình trong việc điều tiết hoạt động này thông qua một loạt các quy định pháp luật. Từ đó tạo ra một sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trên một sân chơi bình đẳng.

Nếu như pháp luật Việt Nam thừa nhận các quyền tự do hoạt động kinh doanh để công ty có thể chủ động cũng như dễ dàng thực hiện hoạt động sáp nhập với một công ty mục tiêu nào đó thì ngược lại, về phía công ty mục tiêu cũng cần có những sự thừa nhận về quyền cũng như các cơ chế hỗ trợ để

những doanh nghiệp này có khả năng tự bảo vệ quyền kinh doanh, sở hữu của mình trước nguy cơ bị những công ty khác "thâu tóm". Điều này đã được các nhà làm luật tính đến và được cụ thể hóa trong một số quy định pháp luật khác nhau.

Bảo đảm sự công bằng trong hoạt động sáp nhập CTCP thông qua các quy định về công bố thông tin

Các công ty có quyền được yêu cầu thông tin một cách đầy đủ, điều 29 và điều 32 LCK 2013 cũng như nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã có những quy định về nghĩa vụ công bố thông tin sở hữu số lượng lớn cổ phiếu cũng như các quy định về việc công bố thông tin trong hoạt động chào mua công khai. Bởi sự tích luỹ cổ phiếu có thể uy hiếp đến quyền kinh doanh. Vì vậy, để ngăn chặn quyền kinh doanh bị thâu tóm một cách bất công bằng, họ nảy sinh nhu cầu được minh bạch hoá về thông tin sở hữu cổ phiếu số lượng lớn. Mặt khác, khi công ty có sự thay đổi bất thường về cơ cấu hay tỉ lệ sở hữu cổ phần giữa các cổ đông,... thì cũng đều cần phải công bố thông tin. Dựa vào đây, công ty mục tiêu có thể nhận thức được nguy cơ bị thâu tóm từ những công ty khác từ khá sớm. Qua đó sẽ có những sự chuẩn bị cần thiết cũng như những phương án, hướng đi để điều chỉnh lại hoạt động công ty phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Bảo đảm sự công bằng trong hoạt động sáp nhập CTCP thông qua các quy định về tỉ lệ sở hữu cổ phần

Chúng ta có thể nhận biết được ý đồ của một công ty muốn nhận sáp nhập thông qua tỉ lệ sở hữu cổ phần. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, nghĩa vụ báo cáo thông tin và chào mua công khai là ba yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động sáp nhập. Thực tiễn cho thấy, tuỳ từng nhu cầu điều chỉnh (nới

30

lỏng hay siết chặt hoạt động sáp nhập), pháp luật sẽ sử dụng các công cụ này theo cách linh hoạt nhất. Ví dụ, khi cần bảo vệ quyền kinh doanh, siết chặt hoạt động sáp nhập, nhà làm luật thường quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu bằng một con số cụ thể. Khi cần nâng cao tính công bằng trong hoạt động sáp nhập thì sẽ bãi bỏ các quy định giới hạn này và thay vào đó bằng chế độ chào mua công khai. Như vậy, việc kết hợp, sử dụng khéo léo những yếu tố trên đã khiến cho sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động sáp nhập trở nên linh hoạt hơn là những kỹ thuật lập pháp cấm đoán và hệ thống các chế tài cứng nhắc.

Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về tỉ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty. Tỉ lệ này được thông qua các quy định về nghĩa vụ báo cáo sở hữu cổ phần của các cổ đông lớn (cổ đông lớn là cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên cổ phần có quyền biểu quyết) hay trong hoạt động chào mua công khai (một trong những trường hợp phải chào mua công khai là chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một công ty đại chúng, quỹ đóng)...

Bảo đảm sự công bằng trong hoạt động sáp nhập CTCP thông qua các quy định về chào mua công khai

Chào mua công khai là một trong những cách thức để bản thân công ty muốn nhận sáp nhập có thể chủ động mua được số lượng lớn cổ phần, nhờ đó có thể nhanh chóng tiến hành chi phối hoặc kiểm soát công ty mục tiêu. Đây cùng là một cách để cảnh báo trước với công ty mục tiêu, tạo điều kiện cho công ty này có đủ thời gian hợp lý để lên kế hoạch bảo vệ quyền kinh doanh của mình.Trong thời gian chào mua công khai, pháp luật cũng cho phép công ty mục tiêu thực hiện một số quyền nhất định như quyền phát hành chứng khoán bổ sung, quyền mua lại cổ phiếu của chính mình,... Có thể coi đây là biện pháp đáp trả của công ty mục tiêu với kế hoạch thâu tóm của công ty muốn nhận sáp nhập. Nó có thể làm cho quá trình thực hiện việc tiếp cận sáp

nhập trở nên khó khăn hơn và buộc công ty muốn nhận sáp nhập phải xem xét lại mục tiêu của mình. Nhờ vậy mà tạo ra được sự cân bằng giữa việc công ty mục tiêu có quyền đáp trả còn công ty muốn nhận sáp nhập có quyền rút lui nếu thấy mình không có khả năng đối phó được với sự đáp trả ấy

2.2.3. Các quy định về bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập CTCP

Có thể thấy, hoạt động sáp nhập thể hiện quyền quyết định của người lãnh đạo hoặc những cổ đông lớn trong công ty. Vì vậy, chắc chắn một bộ phận các cổ đông nhỏ lẻ sẽ chịu ảnh hưởng, quyền lợi của họ sẽ dễ bị xâm phạm. Do đó, đặt ra nhu cầu cần phải có những cơ chế để bảo vệ bộ phận yếu thế này trong hoạt động sáp nhập CTCP.

Sau khi đạt được thỏa thuận về sáp nhập công ty, cổ đông của công ty bị sáp nhập sẽ phải quyết định có trở thành cổ đông của công ty nhận sáp nhập hay lựa chọn phương án rút lui khỏi công ty bị sáp nhập trước khi hợp đồng sáp nhập có hiệu lực.Từ đó, việc cụ thể hóa các quyền của cổ đông trong những quy định pháp luật là cơ sở để các cổ đông có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong quyết định sáp nhập, pháp luật bảo vệ quyền lợi của cổ đông bằng cách bắt buộc phải có nghị quyết tán thành của ĐHĐCĐ của công ty nhận và bị sáp nhập. Riêng đối với công ty bị sáp nhập, phải có Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập (Điểm c khoản 4 Điều 195 LDN 2014). Đa số những thương vụ sáp nhập được quyết định bởi nhóm cổ đông lớn, nắm đa số quyền biểu quyết. Lá phiếu của cổ đông thiểu số chỉ đóng vai trò thứ yếu trong hoạt động này. Vậy nên, khi các cổ đông thiểu số không tán thành với việc sáp nhập, họ có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần theo điều 129 LDN 2014:

" Điều 129. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng."

Ngoài ra, tỷ lệ hoán đổi cổ phần cũng là một yếu tố giúp cân bằng quyền lợi của những cổ đông thiểu số khi đưa ra quyết định sáp nhập. Dựa vào giá trị tài sản cũng như khả năng sinh lời của công ty bị sáp nhập mà tỷ lệ hoán đổi sẽ được xác định và tỷ lệ này phải được thẩm định bởi một tổ chức thẩm định giá. Tỷ lệ hoán đổi được thỏa thuận, quyết định theo nguyên tắc đa số biểu quyết tại ĐHĐCĐ của CTCP nhận sáp nhập dựa trên đề xuất của HĐQT và người đại diện theo pháp luật. Cụ thể, tại điểm a khoản 3 điều 3 Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán quy định như sau:

"[...]

a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán. Phương án chào bán phải nêu rõ mục đích, số lượng cổ phiếu dự kiến

chào bán, danh sách nhà đầu tư, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành hoán đổi và số lượng cổ phiếu, phần vốn góp nhận hoán đổi của từng nhà đầu tư, phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi. Phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi phải có ý kiến của tổ chức thẩm định giá độc lập. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa tỷ lệ hoán đổi dự kiến thực hiện và tỷ lệ hoán đổi hợp lý do tổ chức thẩm định giá độc lập xác định, thì Hội đồng quản trị phải có văn bản giải trình để Đại hội đồng cổ đông xem xét quyết định.

Trường hợp hoán đổi cổ phiếu của một hoặc một số cổ đông xác định của công ty đại chúng khác thì phải được Đại hội đồng cổ đông của công ty được hoán đổi thông qua trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của tổ chức phát hành tại công ty đại chúng có cổ phiếu được hoán đổi vượt mức chào mua công khai theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

[...]"

Ví dụ, trong vụ sáp nhập giữa CTCP Vinpearl (VPL) vào CTCP Vincom (VIC) năm 2011, cổ phiếu VPL được chuyển đổi thành cổ phiếu VIC theo tỷ lệ VPL:VIC là 1:0,77 (nghĩa là 1 cổ phần VPL đổi 0,77 cổ phần VIC). Vincom đã phát hành thêm 158.233.837 cổ phần để hoán đổi lấy 100% cổ phần của Vinpearl, tương đương với 205.498.489 cổ phần. triệu cổ phần. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 1.582 tỷ đồng, đối tượng phát hành cho các cổ đông Vinpearl tại thời điểm chốt danh sách để thực hiện hoán đổi cổ phần. Sau khi sáp nhập, VIC sẽ đổi tên thành CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, tên viết tắt là Vingroup JSC với tổng vốn điều lệ là 5.900 tỷ đồng[32].

Trong thương vụ sáp nhập, không chỉ có quyền lợi của cổ đông phía công bị sáp nhập cần bảo vệ mà còn cần phải chú ý đến cả quyền lợi của cổ đông phía công ty nhận sáp nhập. Bởi không phải lúc nào công ty nhận sáp nhập sau khi sáp nhập thêm công ty mới cũng hoạt động hiệu quả. Việc sáp nhập này có thể làm gia tăng lợi ích của cổ đông của CTCP nhận sáp nhập khi

làm tăng giá cổ phiếu và tăng mức cổ tức chi trả hoặc giảm lợi ích của cổ đông của CTCP nhận sáp nhập khi làm giảm giá cổ phiếu và giảm mức cổ tức chi trả. Điển hình có thể kể đến vụ sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) năm 2012 đã khiến cho SHB phải chịu gánh nặng xử lý nợ xấu hàng nghìn tỷ đồng trong khi dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng này. Tại đại hội cổ đông thường niên 2017, lãnh đạo SHB cho biết thời điểm sáp nhập Habubank, nợ xấu của Habubank chuyển sang là 8.600 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu của SHB tăng từ 2,23% lên 8,81%. Đến nay, SHB đã thu hồi 2.800 tỷ đồng, bán 3.500 tỷ đồng cho VAMC, nhưng trong quá trình hoạt động nên ngân hàng vẫn tiếp tục phát sinh nợ xấu[33].

Chính vì những điều trên mà đặt ra cho các nhà làm luật làm thế nào để các quy định có thể dung hòa được lợi ích của các bên cổ đông, đảm bảo sự công bằng cho một sân chơi lành mạnh. Việc này thể hiện ở những quy định pháp luật về nguyên tắc định giá tài sản của CTCP bị sáp nhập, cũng như cụ thể hóa quy định về nghĩa vụ công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông. Tuy nhiên những quy định về định giá giá tài sản của CTCP bị sáp nhập cũng khá phức tạp. Giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trong trường hợp không thỏa thuận được về giá thì giá do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Như vậy, cổ đông sẽ luôn ở thế "bị động" khi muốn quyết định rút lui. Ngoài ra, khi các cổ đông không đồng ý về một vụ sáp nhập, họ có thể yêu cầu được nhận lại tiền thay vì nhận cổ phiếu thông qua yêu cầu mua lại cổ phiếu. Đây là cách thức “giải thoát” hiệu quả cho những cổ đông không đồng ý với quyết định sáp nhập mà không nhất thiết phải hạn chế hoạt động sáp nhập. LDN 2014 quy định:

" Điều 129. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản,

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí