Nguyên tắc xác định lợi nhuận
* Bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu và chủ nợ.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận được xác định khi doanh nghiệp có doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra và có lãi. Trong CTCP, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp tương đương với giá trị cổ phần sở hữu hoặc phần vốn góp và chỉ được hưởng cổ tức, phân chia lợi nhuận khi công ty kinh doanh hiệu quả và có lãi. Còn đối với chủ nợ chỉ có quyền hưởng lãi suất theo thỏa thuận mà không chịu trách nhiệm nếu như công ty làm ăn thua lỗ. Vì vậy, lợi ích của chủ nợ gắn chặt với lợi ích của công ty nên các quyết định kinh doanh của cơ quan chủ sở hữu, cơ quan quản lý và cơ quan điều hành phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép để bảo vệ lợi ích của chủ nợ hạn chế tối đa tình trạng công ty làm ăn thua lỗ và phá sản.
* Tính minh bạch trong quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Không phải tất cả cổ đông nào cũng đều có cơ hội như nhau trong nắm bắt thông tin về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Trên thực tế, các cổ đông lớn là cá nhân và người đại diện ủy quyền của cổ đông pháp nhân thường tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành công ty. Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, cổ đông có thể tiếp cận thông tin tài chính thông qua báo cáo tình hình kinh doanh của công ty hàng năm, hoặc kết quả trả lời của BKS về kiểm tra, xem xét các vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành công ty. Kết quả thu, chi liên quan đến các giao dịch này được tổ chức kế toán doanh nghiệp ghi nhận trên các tài khoản kế toán. Đây được xem là cơ sở xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Tính minh bạch hóa thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận giúp cho cơ quan chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhìn nhận và đánh giá được kết quả thực hiện nghị quyết và các quyết định đã ban hành đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan và người điều hành.
* Tính trung thực và trách nhiệm của người quản lý, người điều hành.
Về mặt kế toán, các khoản vốn của chủ sở hữu, vốn vay, các khoản doanh thu, chi phí trong hoạt động kinh doanh được phản ánh trên hệ thống tài khoản kế toán và được tổng hợp trong bảng cân đối kế toán khi kết thúc năm tài chính. Về nguyên tắc, cổ đông ủy quyền quản lý kinh doanh cho HĐQT và xác định các điều kiện để HĐQT bầu ra Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, chủ tịch HĐQT là người có khả năng nắm bắt được thông tin về lợi nhuận thông qua theo dõi giao kết hợp đồng, thực hiện các dự án đầu tư, báo cáo kết quả hạch toán kinh doanh trong nội bộ công ty. Bởi vậy, có thể thấy quyền lợi của cổ đông và chủ nợ có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào thực hiện nghĩa vụ trung thực và cẩn trọng của chính những người quản lý và điều hành.
Từ những nguyên tắc trên có thể thấy giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận cơ mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể:
* Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, doanh thu phản ánh kết quả kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, CTCP không phải là ngoại lệ. Doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận khi doanh thu bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra. Ngược lại, nếu khi tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh cũng như có chiến lược kinh doanh phù hợp và lâu dài.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam - 2
- Những Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản Về Quản Lý Doanh Thu, Chi Phí Và Lợi Nhuận Của Công Ty Cổ Phần
- Khái Niệm Lợi Nhuận Và Nguyên Tắc Xác Định Lợi Nhuận
- Tổ Chức Nội Bộ Kiểm Soát Doanh Thu, Chi Phí
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Doanh Thu, Chi Phí Đối Với Ctcp Theo Luật Kế Toán, Theo Pháp Luật Thuế
- Đặc Thù Về Quản Lý Doanh Thu, Chi Phí Trong Nội Bộ Ctcp
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
* Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác nhận bởi hợp đồng kinh doanh và hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. Chi phí của doanh nghiệp bỏ ra được hạch toán trong doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Nếu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sẽ tạo ra hàng hóa
và dịch vụ với giá cả hợp lý. Theo quy định của luật hiện hành, cơ quan nội bộ có thẩm quyền quyết định các chi phí. Cụ thể trong CTCP, ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS nắm giữ trọng trách quan trọng này. Về mặt pháp lý, chi phí là khoản thanh toán được ghi nhận trên hóa đơn và hợp đồng. Do vậy việc kiểm soát chi phí chặt chẽ giúp CTCP chủ động xác định giá bán hàng và dịch vụ hợp lý, còn việc kiểm soát doanh thu sẽ tạo điều kiện cho công ty xác định lợi nhuận trong kỳ. Đây được xem là cơ sở đảm bảo lợi ích giữa các chủ thể trong kinh doanh.
1.3. Mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý và phương thức quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần
1.3.1. Mục tiêu quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP là một nội dung quan trọng nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí, tăng doanh thu và mang lại lợi nhuận cho không chỉ đối với CTCP mà với tất cả các doanh nghiệp cũng như NSNN. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với CTCP thông qua công tác quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo ra lợi nhuận cao, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông cũng như chủ sở hữu.
Thứ hai, đối với Nhà nước thông qua việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế, Luật kế toán của CTCP nói riêng và các doanh nghiệp nói chung nhằm phát huy nhân tố tích cực đấu tranh ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về thuế như khai man, trốn động, nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp...nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước.
Thứ ba, nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành chế độ kế toán, pháp luật thuế cho các doanh nghiệp.
Thứ tư, phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế, kế toán, ...và thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội của đất nước trong việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong các doanh nghiệp để đưa ra những kiến nghị phù hợp.
1.3.2. Chủ thể quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Đối với CTCP việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận chịu sự quản lý của các chủ thể sau:
* Bộ tài chính mà cụ thể là Tổng cục thuế, thanh tra tài chính, các cục, vụ viện có liên quan
Được xem là chủ thể quản lý chung của các doanh nghiệp không riêng CTCP về việc chấp hành chế độ kế toán, pháp luật về thuế trong việc quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vốn... Từ đó, thực hiện các chức năng cơ bản như kiểm tra, thanh tra thuế đối với các đối tượng nộp thuế, thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế cũng như vi phạm về kế toán.
* Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Đây được xem là chủ thể quản lý đặc thù của CTCP về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ đó đòi hỏi CTCP này phải tuân thủ các yêu cầu về minh bạch hóa thông tin trong hồ sơ chào bán cổ phần hoặc niêm yết, đồng thời công bố thông tin tại thời điểm chào bán...
1.3.3. Phương thức quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Để việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP có hiệu quả, các chủ thể quản lý thường có những phương thức quản lý riêng.
* Đối với cơ quan quản lý thuế, kế toán: thông thường cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế hoặc các doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế.
Thứ nhất, phương thức cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế Theo phương thức này, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về thuế, định kỳ các doanh
nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế nhận tờ khai, kiểm tra và tính thuế sau đó thông báo số thuế phải nộp cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thông báo vào Kho bạc Nhà nước trong thời gian quy định. Cơ quan quản lý thuế kiểm tra, đối chiếu số thuế đã nộp vào NSNN của các doanh nghiệp. Từ đó, có thể biết được sự tuân thủ cũng như chấp hành chế độ về kế toán cũng như việc nộp thuế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với phương thức này một số quy định còn rườm rà, chưa rõ ràng minh bạch gây khó khăn tốn kém cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, phương thức các doanh nghiệp tự kê khai và tự nộp thuế
Đối với phương thức này, doanh nghiệp tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ về chế độ kế toán cũng như nghĩa vụ thuế. Cơ quan quản lý không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nếu các đối tượng tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan quản lý chỉ có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của các đối tượng này và thông qua phương thức này để kiểm tra, thanh tra phát hiện kịp thời đúng đắn những hành vi gian lận thuế, vi phạm nguyên tắc kế toán...Việc quản lý theo phương thức này có ưu điểm tăng tính chủ động và tự giác cho các doanh nghiệp hiện nay.
* Đối với UBCKNN: Việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận được thực hiện thông qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán và việc công bố thông tin tại thời điểm chào bán cổ phần.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Như đã phân tích ở chương 1, quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP dựa trên hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Đồng thời chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật doanh nghiệp, Luật kế toán và pháp luật thuế. Bên cạnh đó quy định các quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, BKS và cơ chế kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP hiện nay. Do vậy, khi xem xét thực trạng quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong nội bộ CTCP theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và những bất cập của các quy định về doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo sự điều chỉnh chủ yếu của Luật kế toán, pháp luật thuế và Luật doanh nghiệp trong quan hệ tài chính.
2.1. Qui định về quản lý doanh thu, chi phí trong nội bộ CTCP
2.1.1. Cơ sở xác định doanh thu, chi phí
* Đối với doanh thu
Ở nước ta, doanh thu của doanh nghiệp được xác định theo chuẩn mực kế toán số 14 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1). Đây là cơ sở để doanh nghiệp hạch toán kế toán doanh thu, chi phí theo quy định của pháp luật về thuế, thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán.
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – chi phí được trừ + Thu nhập khác
Về cơ bản việc xác định doanh thu của doanh nghiệp theo Luật kế toán và Luật thuế là giống nhau, chỉ phân biệt thời điểm ghi nhận doanh thu.
Theo mục 10, Chuẩn mực kế toán số 14 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Theo mục 2 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.
Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Từ những phân tích trên có thể thấy, thông thường kế toán ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho người mua còn theo kê khai thuế ghi nhận doanh thu là thời điểm lập hóa đơn.
Theo đó tại Điều 8 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh thu của CTCP cũng được xác định bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động bất thường. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với CTCP được xác định như sau:
Đối với hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế.
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí đại lý giám định; phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ đi các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm; các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng tái nhượng bảo hiểm.
Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp để tính mức thuế suất. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2016 những trường hợp áp dụng mức thuế suất 22% sẽ chuyển sang mức thuế suất 20% [Điều 10]. Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và CTCP