Phân Tích Biến Động Của Doanh Thu - Chi Phí – Lợi Nhuận



Mặc dù có tỷ trọng giảm dần qua từng năm nhưng “nợ phải trả” vẫn luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá trị “nợ phải trả”. Tuy nhiên, nếu so sánh với doanh nghiệp cùng ngành (Công ty ôtô Hàng Xanh Mercedes- Benz) thì đây vẫn chưa phải là một con số đáng lo ngại. Điều này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần “phân tích các tỷ số tài chính”.

“Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” cũng chiếm một tỷ trọng cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị “nợ phải trả”.

2.2.1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh

BẢNG 2.14: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH


Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1. Doanh thu thuần

57,186,712,897

103,942,475,376

198,086,935,612

2. Giá vốn hàng hóa

53,197,612,706

94,830,711,216

184,328,005,591

3. Lợi nhuận gộp

3,989,100,191

9,111,764,160

13,758,930,021

4. Chi phí bán hàng

1,622,172,093

1,386,773,747

2,879,548,769

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

1,856,292,903

4,012,128,411

6,070,520,351

6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh


510,635,195


3,712,862,002


4,808,860,901

7. Thu nhập từ hoạt động tài

chính


33,568,469


177,357,631


206,360,512

8. Chi phí từ hoạt động tài chính

745,875,550

3,047,987,868

2,935,210,658

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính


-712,307,081


-2,870,630,237


-2,728,850,146

10. Các khoản thu nhập bất

thường


0


13,000,000


140,305,768

11. Chi phí bất thường

30,000,000

0

47,367,125

12. Lợi nhuận bất thường

-30,000,000

13,000,000

92,938,643

13. Lợi nhuận trước thuế

-231,671,886

855,231,765

2,172,949,398

14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp


0


239,464,894


608,425,831

15. Lợi nhuận sau thuế

-231,671,886

615,766,871

1,564,523,567

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 8

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV năm 2006)



2.2.1.2.1 Sự biến động doanh thu - chi phí - lợi nhuận

BẢNG 2.15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA DOANH THU - CHI PHÍ – LỢI NHUẬN


Năm 2004

Năm 2005

Chênh lệch 2005/2004

Số tiền

%

Tổng doanh thu

57,220,281,366

104,132,833,007

46,912,551,641

82.0%

Tổng chi phí

57,451,953,252

103,517,066,136

46,065,112,884

80.2%

Lợi nhuận sau thuế

-231,671,886

615,766,871

847,438,757

365.8%



Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch 2005/2006

Số tiền

%

Tổng doanh thu

104,132,833,007

198,433,601,892

94,300,768,885

90.6%

Tổng chi phí

103,517,066,136

196,869,078,325

93,352,012,189

90.2%

Lợi nhuận sau thuế

615,766,871

1,564,523,567

948,756,696

154.1%



250

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DOANH THU - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN

(Đơn vị: tỷ đồng)

200


150


100

Tổng doanh thu Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế

50


0

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

-50



BẢNG 2.16: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ TĂNG / GIẢM CỦA DOANH THU- CHI PHÍ – LỢI NHUẬN


Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Tổng doanh thu

57,220,281,366

104,132,833,007

198,433,601,892

Tổng chi phí

57,451,953,252

103,517,066,136

196,869,078,325

Lợi nhuận sau thuế

-231,671,886

615,766,871

1,564,523,567


Tổng doanh thu

100.0%

182.0%

346.8%

Tổng chi phí

100.0%

180.2%

342.7%

Lợi nhuận sau thuế

100.0%

265.8%

675.3%


Nhận xét:

Năm 2004, do mới thành lập, công ty đã tiêu tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng, đào tạo nhân viên… (tổng chi phí là 57.4 tỷ), lại chưa được khách hàng biết đến nhiều, mặt khác, hàng hóa chính của công ty là những loại xe vận tải nặng, xe chuyên dụng… có cầu ít co giãn theo giá nên cuối năm 2004 tổng doanh thu của doanh nghiệp chỉ có 57.2 tỷ. Lỗ 231 triệu. Nếu chỉ xét lợi nhuận trên quan điểm lời, lỗ thì trong năm 2004 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan (lỗ 231 triệu), nhưng nếu so sánh với dự kiến của ban lãnh đạo (năm 2004 lỗ 1 tỷ) thì năm đầu tiên kinh doanh của doanh nghiệp được xem như bước đầu thuận lợi (lỗ thấp hơn so với dự kiến).

Bước sang năm 2005, tình hình kinh doanh của công ty tiến triển tốt hơn. Tổng doanh thu tăng từ 57,2 tỷ năm 2004 lên 104.1 tỷ năm 2005 (tăng 46.9 tỷ tương đương 82%), trong đó, tăng đáng kể nhất là doanh thu từ hoạt động kinh doanh (tăng từ 57.2 tỷ năm 2004 lên 103.9 tỷ năm 2005). Trong năm 2005, tổng chi phí cũng tăng lên rất nhiều từ 57.4 tỷ năm 2004 lên 103.5 tỷ năm 2005, trong đó nhiều nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 2.2 tỷ do công ty thường xuyên tổ chức cho các nhân viên quản lý của mình tham gia những khoá học nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa sau này) và chi phí từ hoạt động tài chính (tăng 2.3 tỷ, chủ yếu là trả lãi vay ngân hàng). Trong khi các chi phí khác đều có xu hướng gia tăng thì chi phí bán hàng lại giảm xuống do năm 2005, công ty



không tiêu tốn nhiều tiền bạc cho công tác xây dựng hạ tầng (các showroom, phòng bán hàng) như năm đầu tiên. Tuy tổng chi phí tăng lên khá nhiểu nhưng vẫn không nhiều bằng tổng doanh thu, do đó lợi nhuận của công ty cũng vì thế mà tăng lên. Nếu như năm 2004 công ty lỗ 231 triệu thì sang năm 2005, con số này đã tăng lên gần 616 triệu (tăng 847 triệu, tương đương 365%).

Sang năm 2006, tình hình kinh doanh của công ty được xem là tiến triển thuận lợi hơn so với năm 2004 và 2005 do thứ nhất, công ty được nhiều bạn hàng biết đến với thương hiệu “hàng nhập khẩu 100%”, chất lượng cao hơn hàng lắp ráp trong nước, thứ hai, cuối năm 2005, đầu 2006, công ty liên tiếp nhập về các dòng xe sedan 4 chỗ và xe đa dụng được đánh giá là có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và người tiêu dùng Việt Nam, thứ ba, do công ty áp dụng những chính sách ưu tiên đối với những khách hàng lớn và có có uy tín, cho nên năm 2006, tổng doanh thu của công ty là 198.5 tỷ (tăng 94.4 tỷ so với năm 2005, tương đương với 90.6%). Trong đó, đáng kể nhất vẫn là doanh thu từ hoạt động kinh doanh bán hàng (tăng 94.2 tỷ so với năm 2005). Trong năm 2006, tổng chi phí cũng tăng lên khá cao (tăng từ 103.5 tỷ năm 2005 lên 197 tỷ năm 2006). Các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bất thường đều có xu hướng gia tăng, chỉ có chi phí từ hoạt động tài chính là giảm do công ty đã thanh toán được một số nợ vay do đó đã giảm bớt được gánh nặng trả lãi vay. Năm 2006 cũng là năm đạt được lợi nhuận cao nhất kể từ năm đầu tiên kinh doanh. Tổng lợi nhuận sau thuế lên đến gần 1.6 tỷ, tăng 949 triệu so với năm 2005.

Trong cả hai năm 2005 và 2006, tốc độ tăng trưởng của tổng lợi nhuận luôn cao hơn gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng của doanh thu và chi phí. Đây là điểm nổi bật và thành công của công ty. Bên cạnh đó, năm 2006 được đánh giá là năm hoạt động kinh doanh của công ty phát triển nhất vì theo dự đoán của ban giám đốc, hai năm tiếp theo là năm 2007 và 2008 có thể doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ giảm vì những lý do thị trường.



2.2.1.2.2 Kết cấu doanh thu- chi phí- lợi nhuận

BẢNG 2.17: PHÂN TÍCH KẾT CẤU DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN


Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tổng doanh thu


57,220,281,366


100%


104,132,833,007


100%


198,433,601,892


100.0%

Tổng

chi phí


57,451,953,252


100.4%


103,517,066,136


99.4%


196,869,078,325


99.2%

Lợi nhuận sau thuế


-231,671,886


-0.4%


615,766,871


0.6%


1,564,523,567


0.8%


KẾT CẤU DOANH THU - CHI PHÍ – LỢI NHUẬN

0.6% 0.8%

100.4%

99.4%

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế

Nhận xét:

Qua Bảng phân tích kết cấu doanh thu- chi phí- lợi nhuận ta thấy trong tổng doanh thu, tổng chi phí chiếm gần như tất cả. Ngoại trừ năm 2004 hoạt động kinh doanh của công ty bị lỗ, năm 2005 và 2006, tổng chi phí đều chiếm trên 99% tổng doanh thu (năm 2005 là 99.4% và năm 2006 là 99.2%). Đây là một điều hoàn toàn bình thường đối với những doanh nghiệp kinh doanh ôtô. Lý do thứ nhất, doanh nghiệp không chủ động điều chỉnh được giá vốn bán hàng vì hàng hóa không do doanh nghiệp sản xuất, thứ hai, kinh doanh ôtô chịu nhiều chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí trả lãi vay, chưa kể đến những chi phí



như xây dựng trang web, quảng cáo… thứ ba, xe tải, xe chuyên dụng, xe ôtô… không phải là hàng tiêu dùng mà là hàng có phân khúc thị trường không lớn (như xe tải dùng trong ngành công nghiệp vận tải, xây dựng, chuyên chở… xe chuyên dụng như xe cấp cứu dùng trong ngành y tế, xe trộn bê-tông dùng trong ngành xây dựng, xe chở rác, nghiền rác dùng trong ngành môi trường, những loại xe buýt dùng trong ngành vận tải, hành khách… xe ôtô bốn chỗ, bảy chỗ có khách hàng chính là các công ty, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thu nhập từ khá trở lên…).

Bên cạnh việc xem xét kết cấu doanh thu- chi phí- lợi nhuận của công ty để đánh giá xem liệu việc tổng chi phí luôn chiếm hơn 99% tổng doanh thu có hợp lý hay không, chúng ta hãy tham khảo kết cấu doanh thu- chi phí- lợi nhuận năm 2006 của công ty cổ phần ôtô Hàng Xanh, nhà phân phối sản phẩm đầu tiên của Mercedes- Benz tại Việt Nam và hiện có cổ phiếu đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán (Theo Báo cáo tài chính quý IV năm 2006, được công ty công bố vào 02/07/2007).

BẢNG 2.18: KẾT CẤU DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN CÔNG TY CỔ PHẦN ÔTÔ HÀNG XANH


Năm 2006

Số tiền

Tỷ trọng

Tổng doanh thu

238,502,833,786

100.0%

Tổng chi phí

236,518,892,359

99.2%

Lợi nhuận sau thuế

1,983,941,427

0.8%


0.8%

99.2%

Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế

Năm 2006



Qua bảng trên ta rút ra được một nhận xét chung cho cả hai công ty là trong lĩnh vực kinh doanh ôtô, doanh thu luôn đạt được mức rất cao nhưng chiếm phần lớn trong đó là chi phí. Lợi nhuận chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng trên dưới 1%.

2.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính

Trong phần này, ngoài việc tính toán và phân tích các chỉ số tài chính, ta sẽ so sánh chúng với các tỷ số của Công ty cổ phần ôtô Hàng Xanh (HAXACO) để đánh giá tình hình tài chính của công ty cụ thể và chính xác hơn.

2.2.2.1 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán

Tình hình tài chính chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để thấy rõ khả năng thanh toán của doanh ta xét các tỷ số sau:

2.2.2.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời



Tỷ số thanh toán hiện thời

1.400

1.350

1.300

1.250

1.200

1.150

1.100

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006



Tỷ số thanh toán hiện thời =


Năm 2004 =

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Nợ ngắn hạn 40,075,175,613

= 1.344

29,812,406,960



Năm 2005 =

41,861,362,648


34,193,172,940


= 1.224



Năm 2006 =

42,562,051,481


35,705,132,312


= 1.344


HAXACO (2006) = 1.066


Số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp năm 2005 giảm không đáng kể so với năm 2004 do trong năm 2005, “nợ ngắn hạn” tăng nhanh hơn “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” (“nợ ngắn hạn” tăng 4.4 tỷ tương đương 14.7% trong khi “tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” tăng 1.9 tỷ, tương đương 4.5%). Sang năm 2006, tỷ số này đã tăng lên dù không nhiều nhưng đã cao hơn tỷ số của HAXACO. Đây là một biểu hiện tốt chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp không gặp khó khăn, vì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 1.334 đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho nó.

2.2.2.1.2 Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh

0.300

0.200

0.100

0.000

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022