Đặc Thù Về Quản Lý Doanh Thu, Chi Phí Trong Nội Bộ Ctcp

bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,... Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,...

Đối với CTCP khi sử dụng vốn vay để thực hiện các dự án đầu tư, lãi suất khoản vay được tính vào chi phí của doanh nghiệp và được tính vào giá thành của hàng hóa hoặc dịch vụ. Cho nên để doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì quyết định vay vốn của cơ quan chủ sở hữu ngoài đúng thẩm quyền thì phải thể hiện tính hợp lý, trong đó việc ký kết hợp đồng vay phải dựa trên dự án đầu tư khả thi, còn thỏa thuận về chi phí vay phải vì lợi ích công ty. Vốn vay được doanh nghiệp phân bổ sử dụng theo dự toán đã được phê duyệt. Về nguyên tắc, sử dụng vốn vay phải được quản lý chặt chẽ. Do đó, tổ chức kế toán của doanh nghiệp có vai trò trong việc thu thập, xử lý thông tin về thanh toán hợp đồng làm cơ sở xác định giá thành hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào chủ thể cho vay, việc sử dụng vốn vay còn bị kiểm soát bởi bên cho vay. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay từ NSNN thì quá trình sử dụng vốn vay còn được kiểm soát bởi các cơ quan được ủy quyền. Trường hợp quyết định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu thì sau khi các cơ quan này thông qua hợp đồng vay, mua tài sản, người đại diện và cơ quan điều hành có nghĩa vụ triển khai thực hiện. Cơ quan chủ sở hữu ban hành Điều lệ hoặc Nghị quyết, quy chế nội bộ quy định rõ trách nhiệm của người quản lý, điều hành cũng như quy trình tổ chức thực hiện. Người đại diện theo pháp luật có thể là chủ tịch HĐQT nếu Điều lệ công ty quy định. Trong trường hợp không quy định, người đại diện là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh công ty ký kết hợp đồng, ký tên vào các

chứng từ thanh toán với tư cách là người duyệt chi cùng với kế toán trưởng [Khoản 3 Điều 20, 14]. Người đại diện tham gia vào quá trình sử dụng vốn, tài sản và xác định các chi phí kinh doanh, giá thành của sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Mục đích cuối cùng là để hạn chế sự lạm dụng vị trí của người đại diện theo pháp luật ký kết và hợp đồng và duyệt các chứng từ chi...

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cơ quan chủ sở hữu và cơ quan quản lý có trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện dự án của cơ quan điều hành. Trên thực tế cho thấy, một số hành vi vi phạm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thường xảy ra như: Lựa chọn đối tác thực hiện hợp đồng không đủ khả năng, ký kết hợp đồng để nhận hoa hồng cho cá nhân gây thiệt hại cho công ty...Cơ quan có thẩm quyền trong nội bộ doanh nghiệp giám sát việc tuân thủ pháp luật dựa trên báo cáo kết quả thu, chi trong thực hiện dự án do tổ chức kế toán lập. Hoạt động giám sát chỉ đạt hiệu quả khi các quy trình kiểm tra, giám sát nội bộ được hoàn thiện. Đây là cơ sở đối chiếu để xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý, điều hành. Vì vậy, với thông tin tài chính được minh bạch, khi người quản lý, điều hành tuân thủ pháp luật, Điều lệ, quy trình nội bộ, thực hiện đúng nghĩa vụ trung thực vì lợi ích công, nếu dự án đầu tư thất bại phải được miễn trách nhiệm.

Theo pháp luật thuế

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ–CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải đảm bảo các nguyên tắc: Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và trường hợp hóa đơn hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt trừ các khoản chi cho an ninh quốc phòng, phòng chống HIV/AIDS, tổ chức Đảng…[Điều 9].

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 như: Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường; khoản tiền phạt do vi phạm hành chính; khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định; phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng; phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho; phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay; trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật; khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật; tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu; thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp; phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15%

trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra; khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 quy định một số trường hợp về khoản chi không được trừ: Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng; chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (không bao gồm hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá, hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp); chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ; các khoản chi của hoạt động kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ Tài chính; Tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế; khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp; chi tiền thù lao, tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp khác cho người lao động, thành viên HĐQT, BKS...

2.2. Đặc thù về quản lý doanh thu, chi phí trong nội bộ CTCP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Có thể thấy CTCP là loại hình doanh nghiệp đặc trưng chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán. Vì vậy, việc quản lý doanh thu, chi phí của loại

hình công ty này cũng có những đặc điểm đặc thù khác với các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể:

Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam - 8

2.2.1. Về quản lý doanh thu

Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 việc quản lý doanh thu của CTCP ngoài việc tuân thủ Luật kế toán, pháp luật về thuế và các văn bản liên quan thì còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán. Đây là đặc trưng dẫn đến sự khác biệt trong quản lý doanh thu của CTCP so với các loại hình doanh nghiệp khác. Do CTCP là loại hình doanh nghiệp có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. Cho nên theo Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý [điểm a Khoản 1 Điều 101]. Về cơ bản, quy định này cho thấy, công ty đại chúng về nghĩa vụ phải cung cấp thông tin tài chính trung thực. Bên cạnh đó, ở nước ta theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, doanh nghiệp mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán bao gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghệp môi giới bảo hiểm, công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán

báo cáo tài chính hằng năm [Khoản 3 Điều 15]. Có thể nhận thấy kết quả của hoạt động kiểm toán đối với CTCP buộc phải kiểm toán là báo cáo kiểm toán. Báo cáo này do kiểm toán viên lập ra đưa ra ý kiến của mình trên cơ sở các dữ liệu, bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để đưa ra kết luận báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực, doanh thu, chi phí cũng như tình hình tài chính của công ty. Đây là nguồn thông tin "gần nhất" xác nhận thực trạng tài chính của CTCP để làm căn cứ cho chủ nợ, nhà đầu tư, bạn hàng phán đoán để thiết lập các giao dịch mua bán chứng khoán.

Ngoài ra Thông tư số 121/2012/TT-BTC quy định BKS có quyền lựa chọn và đề nghị ĐHĐCĐ phê chuẩn tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính [Khoản 5 Điều 22] và quyền yêu cầu tham gia của kiểm toán viên độc lập trong hỗ trợ hoạt động giám sát của BKS trong công ty đại chúng [Khoản 3 Điều 2].

Từ những quy định này cho thấy, quản lý doanh thu của CTCP theo Luật chứng khoán đánh dấu vai trò quan trọng của công ty kiểm toán độc lập và kiểm toán viên đối với công ty đại chúng được ghi nhận trong báo cáo tài chính sau khi được kiểm toán. Đồng thời, phải công bố thông tin về báo cáo tài chính đã được kiểm toán là điều kiện bắt buộc và là đặc thù trong quản lý doanh thu của loại hình CTCP.

2.2.2. Về quản lý chi phí

Cũng theo Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010 việc quản lý chi phí thể hiện rõ trong việc huy động vốn từ chủ sở hữu và từ hoạt động phát hành trái phiếu. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phần thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán cổ phiếu ra công chúng. Từ đó giảm được chi phí và tạo điều kiện nắm giữ cổ phần cho các cổ đông hiện hữu trong đó có người quản lý, điều hành. Khác với quy định của

Luật doanh nghiệp hiện hành, việc quản lý chi phí theo thông lệ quốc tế cũng như Luật chứng khoán cho thấy quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo bằng các quy định của pháp luật về điều kiện chào bán, trình tự, thủ tục công bố và nội dung thông tin chào bán được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bởi UBCKNN. Các thông tin công bố tại thời điểm chào bán là cơ sở đánh giá thực trạng tài chính cũng như khả năng sinh lời của các dự án đầu tư của CTCP. Yêu cầu đảm bảo tính chính xác, trung thực về số liệu trong báo cáo tài chính chưa được đề cập trong Luật doanh nghiệp hiện hành nhưng đối với CTCP đại chúng quy định này là bắt buộc do đặc thù của công ty đại chúng cổ đông biến động hàng ngày và cổ đông không thể hiểu biết về doanh nghiệp như những cổ đông ở các công ty chưa đại chúng. Vì thế, việc chào bán cho các cổ đông hiệu hữu đối với công ty đại chúng, nhất là các công ty niêm yết phải đáp ứng được các chuẩn mực về minh bạch thông tin, chất lượng cổ phần. Cụ thể như báo cáo tài chính phải được kiểm toán nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin chính xác, trung thực của các nhà đầu tư đã được đề cập trong Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Như vậy mới có thể bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo trật tự thị trường và đảm bảo nguyên tắc thực hiện tự do chuyển nhượng cổ phần và sử dụng chi phí hợp lý nhằm tăng lợi nhuận.

2.3. Quy định về quản lý lợi nhuận trong công ty cổ phần

2.3.1. Xác định lợi nhuận

Tại điểm 9 Điều 4 Luật doanh nghiệp hiện hành quy định, cổ tức (Lợi tức cổ phần) chính là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

* Các hình thức chi trả lợi tức cổ phần

Hàng năm, HĐQT của doanh nghiệp đưa ra những quyết định về chia lợi tức cổ phần và tổng số lợi nhuận được chia cho cổ đông. Có nhiều hình

thức chia lợi tức cổ phần, có thể bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty [Khoản 2 Điều 93 Luật doanh nghiệp hiện hành]. Nhưng hình thức phổ biến nhất là chia cổ tức bằng tiền mặt. Theo đó, nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Hoặc cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về Ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản Ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết thì sẽ không chịu trách nhiệm phát sinh từ thiệt hại đó nếu như hai bên không có thỏa thuận khác.

* Quy trình chi trả lợi tức cổ phần

Khi HĐQT công bố một đợt chia lợi tức cổ phần, thì đồng thời phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần và không được quá thời hạn 30 ngày [Khoản 3 Điều 93 Luật doanh nghiệp hiện hành]. Thông báo về việc trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ đăng ký của tất cả các cổ đông chậm nhất trước mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên , địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; đối với tổ chức ghi tên, địa chỉ thường trú, quyết định thành lập hoặc sổ đăng ký kinh doanh của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí