Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Phát Hành Và Gi O Ị H Trái Phiếu Hính Phủ

Thứ nhất, chủ thể phát hành TPCP là Chính phủ hoặc chủ thể được Chính phủ uỷ quyền.

Thứ hai, phát hành TPCP xác lập mối quan hệ pháp lý trực tiếp giữa chủ thể phát hành và nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Do đó, thông qua phát hành chứng khoán, nguồn vốn được chuyển trực tiếp từ nhà đầu tư vào nguồn ngân sách của Nhà nước.

Thứ ba, phát hành TPCP phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Việc tuân thủ này một mặt đảm bảo giá trị pháp lý cho TPCP, mặt khác bảo vệ quyền tài sản cho nhà đầu tư và các chủ thể có liên quan.

Thứ tư, phát hành TPCP ngoài hai chủ thể chính là chủ thể phát hành và nhà đầu tư còn có thể có sự tham gia của các chủ thể hỗ trợ khác như nhà bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại diện chủ sở hữu trái phiếu… Sự tham gia của các chủ thể này mang tính chất tự nguyện, do các bên thoả thuận. Tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có sự tham gia của một hoặc một số chủ thể hỗ trợ này.

* Giao dịch trái phiếu Chính phủ

Giao dịch TPCP là hoạt động mua bán TPCP trên thị trường. Giao dịch TPCP có thể được thực hiện trên thị trường tập trung (như Sở Giao dịch Chứng khoán) hoặc thị trường phi tập trung (OTC).

Mục đích giao dịch trái phiếu Chính phủ như sau:


Trái phiếu tuy không mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư như cổ phiếu nhưng mức độ rủi ro ít hơn so với việc đầu tư vào cổ phiếu. Thị trường trái phiếu cũng đa dạng với những kỳ hạn trái phiếu khác nhau nên nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình phương án đầu tư phù hợp nhất. Trái phiếu luôn có thời hạn nhất định, khi hết thời hạn trên trái phiếu thì nhà đầu tư sẽ nhận được

cả gốc và lãi. Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi và đây là khoản thu nhập cố định mà không phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế. Hơn nữa, so với trái phiếu doanh nghiệp, TPCP có mức độ rủi ro thấp hơn, tính thanh khoản cao hơn vì có sự bảo đảm thanh toán bởi Nhà nước nên TPCP cũng là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các đầu tư ít ưa mạo hiểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Trên thị trường, để đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân bổ dòng tiền, các doanh nghiệp có thể sử dụng TPCP như một công cụ đầu tư an toàn. Các tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn, đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư an toàn, Quỹ hưu trí tự nguyện cũng coi TPCP như một kênh đầu tư quan trọng.

Đối với nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm sự an toàn, thì kênh trái phiếu Trái phiếu Chính phủ cũng đem lại lãi suất tốt hơn so với tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm, đồng thời với cơ chế ngân hàng có thể bị phá sản làm tăng rủi ro của người gửi tiền thì nhà đầu tư cá nhân, thì kênh đầu tư này cũng dần dần trở nên khá hấp dẫn, đặc biệt với các nước phát triển.

Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 3

Giao dịch trái phiếu Chính phủ có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể tham gia giao dịch TPCP là nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các chủ thể hỗ trợ cho các hoạt động mua bán TPCP, trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước về TPCP có trách nhiệm quản lý các hoạt động trên thị trường.

Thứ hai, giao dịch TPCP thực hiện việc mua bán giữa các nhà đầu tư, tiền thu được không thuộc về chủ thể phát hành mà thuộc về nhà đầu tư. Do đó, hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp không tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, giao dịch TPCP có thể được thực hiện trên thị trường chứng khoán tập trung hoặc thị trường chứng khoán phi tập trung.

Thứ tư, giao dịch TPCP ngoài hai chủ thể chính là nhà đầu tư sơ cấp và nhà đầu tư thứ cấp còn có thể có sự tham gia của các chủ thể hỗ trợ khác như Trung tâm lưu ký, thành viên lưu ký, quỹ hỗ trợ thanh toán… Các chủ thể này hỗ trợ cho các giao dịch TPCP được thực hiện đúng quy trình do pháp luật quy định.

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật phát hành và gi o ị h trái phiếu hính phủ

1.2.1. Khái niệm pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ Hoạt động phát hành và giao dịch TPCP có phạm vi ảnh hưởng rộng, không chỉ tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mà còn tác động đến nền kinh tế của các quốc gia. Do đó, để bảo vệ sự phát triển bình thường của các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán nói chung, TPCP nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, bảo vệ và duy trì sự an toàn, tính ổn định cũng như sự phát triển của toàn hệ thống giao dịch, của bộ máy nhà nước về TP và thị trường TPCP cũng như của toàn bộ thị trường TPCP và nền kinh tế nói chung, các quốc gia đều ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh liên quan đến hoạt động phát hành và giao dịch TPCP.

Nói như vậy, pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP là một bộ phận trong tổng thể pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, được hình thành do nhu cầu của xã hội. Với tư cách là một lĩnh vực pháp luật, pháp luật về phát hành và gi o ị h TPCP được hiểu là tổng thể á quy phạm pháp luật o Nhà nư b n hành hoặc thừa nhận quy định về á loại TPCP; quy định về địa vị pháp lý ủ á hủ thể tham gia quan hệ phát

hành và gi o ị h TPCP; quy định về á phương thứ phát hành TPCP; quy định về đăng ý, lưu ý, niêm yết TPCP; quy định về phát hành TPCP quốc tế; quy định về giao dị h TPCP; quy định xá định á hành vi vi phạm pháp luật về phát hành và gi o ị h TPCP, á biện pháp xử lý đối v i á hành vi đó và á quy định há ó liên qu n.

Các quy định của pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của thị trường trái phiếu Chính phủ. Pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP là công cụ hữu hiệu đảm bảo cho hoạt động phát hành và giao dịch TPCP diễn ra an toàn, ổn định và hiệu quả. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này không chỉ bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và làm cho nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào TPCP mà còn là cơ sở quan trọng để xây dựng và hoàn thiện địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường TPCP.

1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ

Pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động phát hành và giao dịch TPCP, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

i) Quy định về các loại TPCP là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành nhằm xác định các loại TPCP.

Trong từng thời kỳ, tuỳ theo nhu cầu huy động vốn và tính toán nhu cầu thị trường mà các quốc gia phát hành các loại TPCP khác nhau về kỳ hạn, mệnh giá, hình thức, cách tính lãi suất…

Ở Mỹ [19, tr.21], TPCP gồm hai loại là trái phiếu chiết khấu và trái phiếu coupon, được phát hành dưới hình thức ghi sổ tại Ngân hàng dự trữ liên

bang. Việc phát hành trái phiếu ghi sổ sẽ giúp giảm chi phí phát hành trái phiếu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch chuyển nhượng trái phiếu. Thời hạn của TPCP do Kho bạc Mỹ quyết định, thông thường là 3,5,7,10 và 30 năm. Còn ở Trung Quốc, TPCP được phát hành dưới 2 hình thức: trái phiếu ghi sổ và trái phiếu chứng chỉ [19, tr.26]. Kỳ hạn trái phiếu gồm 3 loại: ngắn hạn (3,6 và 12 tháng) trả lãi sau; trung hạn (2,3,5 và 7 năm) và trả lãi một lần; dài hạn (10,15,20 và 30 năm) trả lãi 6 tháng một lần.

ii) Quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phát hành và giao dịch TPCP là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành nhằm quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành và giao dịch TPCP.

Các chủ thể tham gia quan hệ phát hành và giao dịch TPCP đa dạng, trong đó có thể chia làm các nhóm chính:

- Chủ thể phát hành TPCP

Đối với phát hành chứng khoán nói chung thì chủ thể phát hành phải thoả mãn các điều kiện về tư cách pháp lý về năng lực tổ chức như điều kiện về vốn, điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, về doanh thu. Việc phát hành trái phiếu với tư cách của Chính phủ nên không phải đáp ứng các điều kiện trên. Tuy nhiên, pháp luật phải quy định cơ quan nào có thẩm quyền phát hành TPCP để đảm bảo tính pháp lý của trái phiếu được phát hành. Ở Mỹ, TPCP được phát hành bởi Kho bạc liên bang (US Department of Treasury), tổng giá trị trái phiếu được phát hành không được vượt quá giá trị mà Quốc hội đã quyết định. Ở Pháp [49], Tổng cục ngân khố Pháp (Agence France Trésor) trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính là cơ quan phát hành TPCP; còn ở Canada, Thái Lan, TPCP được phát hành bởi Ngân hàng trung ương [14, tr.30, 32].

- Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là chủ thể không thể thiếu trên thị trường chứng khoán nói chung, thị trường TPCP nói riêng. Nhà đầu tư TPCP rất đa dạng, có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào nếu có nguyện vọng tham gia thị trường, có nguồn tài chính thoả mãn nhu cầu mua bán TPCP và thực hiện các thủ tục luật định thì có thể là nhà đầu tư. Mục tiêu của đại đa số nhà đầu tư TPCP là tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư khi tham gia thị trường, có các nghĩa vụ, đồng thời có các quyền và lợi ích hợp pháp đối với trái phiếu mà nhà đầu tư sở hữu (như quyền hưởng lãi suất, quyền được chuyển nhượng). Các quy định pháp luật trong lĩnh vực phát hành và giao dịch TPCP phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư mới thu hút được họ tham gia.

- Các tổ chức kinh doanh TPCP

Đây là các chủ thể có chức năng hoạt động kinh doanh TPCP, đầu tư TPCP khi được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về TPCP và thị trường TPCP như: nhà tạo lập thị trường, môi giới, tư vấn đầu tư, …Các chủ thể này là những trung gian kết nối các nhà đầu tư, thúc đẩy các giao dịch mua bán TPCP trên thị trường. Pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP bên cạnh các quy định về điều kiện, thủ tục để xác định các tổ chức đủ điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh TPCP cũng đồng thời xây dựng những quy định về quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động trên thị trường TPCP.

- Sở Giao dịch Chứng khoán và các chủ thể hỗ trợ cho các giao dịch TPCP Sở Giao dịch Chứng khoán là thị trường tập trung, nơi mua bán các loại

chứng khoán đủ điều kiện niêm yết trên sở, trong đó có TPCP. Sở GDCK có thể được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng không phải do bất kỳ tổ chức, cá nhân nào góp vốn thành lập mà do Nhà nước quyết định thành lập. Sở GDCK thực hiện các chức năng tổ

chức và giám sát các giao dịch mua, bán chứng khoán và giám sát hoạt động của các chủ thể niêm yết, các thành viên của Sở GDCK, giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết…

Bên cạnh Sở GDCK còn có các tổ chức hỗ trợ cho các giao dịch chứng khoán được thực hiện đúng quy trình luật định như Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký, quỹ hỗ trợ thanh toán [18, tr.73]. TPCP phát hành và giao dịch trên thị trường đều được quản lý tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Việc quy định pháp luật về Sở GDCK và các chủ thể hỗ trợ cho các giao dịch TPCP thể hiện sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với loại hình thị trường tập trung này để tăng cường bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

iii) Quy định pháp luật về phương thức phát hành TPCP là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành quy định về các phương thức phát hành TPCP.

Các phương thức phát hành TPCP là các cách thức Nhà nước sử dụng để chào bán TPCP đến nhà đầu tư. Phát hành TPCP có thể thực hiện theo các phương thức: bán lẻ trái phiếu, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu phát hành và phát hành qua tổ hợp ngân hàng đầu tư.

Bán lẻ trái phiếu là hình thức phát hành mà nhà phát hành tiến hành tự tổ chức phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư mà không thông qua bất cứ một tổ chức trung gian nào. Hình thức này được sử dụng nhiều trong thời gian đầu của thị trường sơ cấp, khi thị trường chưa phát triển, nhu cầu phát hành trái phiếu còn nhỏ, TPCP chưa nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường.

Bảo lãnh phát hành trái phiếu là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường chứng khoán, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết trong đợt phát hành.

Một số phương thức bảo lãnh đang được sử dụng bao gồm [14, tr.16]:

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (bảo lãnh toàn phần) là phương thức, trong đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ trái phiếu của nhà phát hành cho dù trong trường hợp không phân phối hết. Hay nói một cách khác, tổ chức bảo lãnh phát hành phải cam kết thanh toán đầy đủ số tiền bán trái phiếu cho nhà phát hành kể cả có bán được hết hay không;

Bảo lãnh từng phần là phương thức mà tổ chức bảo lãnh nhận mua một phần (được quy định trong hợp đồng) số trái phiếu của nhà phát hành nếu phân phối không hết;

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất là hình thức trong đó, tổ chức bảo lãnh hoạt động như một đại lý cho nhà phát hành, tổ chức bảo lãnh sẽ nỗ lực tối đa nhưng không cam kết trong việc phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp nếu không bán hết, tổ chức bảo lãnh sẽ được quyền hoàn trả số trái phiếu còn lại cho nhà phát hành mà không bị chịu phạt và đây là hình thức được các tổ chức bảo lãnh hay áp dụng nhất.

Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không là hình thức mà tổ chức bảo lãnh cũng phải cố gắng tối đa để bán hết số trái phiếu do tổ chức phát hành yêu cầu. Trường hợp không bán hết, đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ và tổ chức bảo lãnh sẽ không được nhận bất kỳ một khoản hoa hồng nào và số tiền đã bán trái phiếu sẽ được hoàn trả cho các nhà đầu tư.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu- tối đa đây là phương thức mà tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải phân phối một tỷ lệ tối thiểu nhất định trái phiếu phát hành. Nếu không đạt được tỷ lệ đó thì toàn bộ đợt phát hành bị huỷ bỏ và tổ chức bảo lãnh sẽ không được nhận bất kỳ một khoản hoa hồng nào.

Đại lý phát hành trái phiếu là việc tổ chức được phép làm đại lý phát hành trái phiếu thoả thuận với tổ chức phát hành nhận bán trái phiếu cho các

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí