chính quốc gia đã có phần cải thiện và bắt đầu đi vào ổn định, tỷ lệ lạm phát hạ thấp, giá cả ổn định. Song trong điều kiện bội chi ngân sách vẫn còn, lạm phát luôn là căn bệnh có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào, vì vậy việc huy động vốn nhàn rỗi trong nước có ý nghĩa sống còn đối với nên Tài chính quốc gia. Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong nước trước hết nhằm mục đích chi trả cho NSNN một cách kịp thời, đảm bảo sự ổn định trước mắt của nền Tài chính quốc gia, hơn nữa còn góp phần hạn chế việc phát hành tiền chi tiêu cho NSNN vì việc này là một trong những nguyên nhân gây ra sự rối loạn lưu thông tiền tệ, kích thích tốc độ lạm phát tăng nhanh. Vì vậy, huy động vốn nhàn rỗi trong nước vừa có tác dụng bù đắp sự thiếu hụt NSNN, vừa góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Huy động vốn nhàn rỗi trong nước giúp ngân sách giảm dần sự thiếu hụt bằng chính sách tăng trưởng kinh tế là một xu hướng đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
- Thứ hai: huy động vốn nhàn rỗi trong nước góp phần cho đầu tư phát triển kinh tế.
Trong điều kiện nước ta cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế nhất là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn chưa đạt được hiệu quả cao. Vì vậy cần tăng cường huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nước để đầu tư cho các côngtrình trọng điểm – then chốt, các công trình cơ sở hạ tầng huyết mạch của nền kinh tế. Nhờ các khoản đầu tư này của Nhà nước mà bộ mặt nền kinh tế đất nước sẽ thay đổi nhanh chóng, tạo điều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp, cá nhân có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật.
- Thứ ba: thông qua huy động vốn nhàn rỗi trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Việc phát triển thị trường vốn có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết nó là cơ chế giúp cho việc chuyển các nguồn vốn của các tác nhân kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu một cách dễ dàng, thuận tiện, thúc đẩy thực hiện chính sách huy động vốn trong và ngoài nước. Ngược lại, huy động vốn cho phát triển kinh tế là điều kiện để thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu tạo vốn hàng hoá cho thị trường vốn, thị trường tài chính. Theo nguyên lý thì hàng
hoá chủ yếu trên thị trường chứng khoán phải là cổ phiếu nhưng đối với chúng ta, trái phiếu Chính phủ đặc biệt là trái phiếu kho bạc lại có tầm quan trọng với vị trí ngày càng nổi bật. Từ chỗ chưa cho phép chuyển nhượng, đến nay, trái phiếu Kho bạc đã được đấu thầu ở Ngân hàng Nhà nước và không chỉ trở thành công cụ vay vốn của Nhà nước mà còn là công cụ của chính sách Tài chính – Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, đồng thời là công cụ đầu tiên của nghiệp vụ kinh doanh thị trường mở của Ngân hàng. Đây chính là “hàng hoá” chủ yếu khi thị trường vốn, thị trường chứng khoán hoạt động công khai và mở rộng ở Việt Nam.
Bộ Tài chính cùng với Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu chuẩn bị điều kiện, các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây - 1
- Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây - 2
- Vai Trò Của Kbnn Hà Tây Trong Công Tác Huy Động Vốn Thông Qua Phát Hành Trái Phiếu Chính Phủ
- Kết Quả Phát Hành, Thanh Toán Trái Phiếu Chính Phủ Qua Kbnn Hà Tây Năm 1997:
- Kết Quả Phát Hành, Thanh Toán Trái Phiếu Chính Phủ Năm 2002 Tại Kho Bạc Nhà Nước Hà Tây.
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp chưa phong phú, vì vậy trước mắt trái phiếu Chính phủ phải đóng vai trò là “hàng hoá” chủ yếu trên thị trường, là những hàng hoá đầu tiên cho thị trường chứng khoán hoạt động ở Việt Nam. Việc đẩy mạnh côngtác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ là hết sức cần thiết. Chúng ta cần tăng cường đa dạng hoá các loại trái phiếu Chính phủ để bù đắp thiếu hụt NSNN, đầu tư phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, điều hoà vốn lưu thông tiền tệ và làm cơ sở cho việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở nước ta.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở KBNN HÀ TÂY
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây
Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng, có diện tích là 2.148 km2. Phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và thành phố Hà Nội. Phía Nam giáp với tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp với tỉnh Hoà Bình và phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Địa hình khá đa dạng, vùng đồi núi phía Tây có diện tích 704 km2 và vùng đồng bằng phía Đông có diện tích 1.444 km2, độ cao nghiêng dần theo hướng Đông Bắc - Đông Nam. Do đặc điểm địa hình khác nhau nên hình thành nên các vùng tiểu khí hậu khác nhau và cũng gây ảnh hưởng không ít đến việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hà Tây là một tỉnh đông dân cư (đứng thứ 5 toàn quốc). Theo số liệu điều tra tháng 4/2001, số dân là 2.886.770 người. Mật độ dân số là 1.111 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 99% dân số, dân tộc Mường chiếm khoảng 0.8% dân số. Dân tộc Dao chiếm khoảng 0.2% dân số.
Hà Tây có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú được nhiều khách du lịch tìm đến như: Đồng Mô, suối Hai, Suối Tiên, Ao Vua,...đặc biệt là thắng cảnh sông suối, hang động ở chùa Hương Tích đã trở thành điểm du lịch thu hút khách thập phương đến trẩy hội. Nơi đây được coi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Hệ thống đình chùa, miếu mạo như: Chùa Thầy ở Quốc Oai là nơi tu hành của cao tăng Từ Đạo Hạnh, Chùa Tây Phương ở Thạch Thất với kiến trúc độc đáo nổi tiếng với Thập bát Vi La Hán đẹp hiếm thấy; tiếp đến là chùa Đậu, chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian, thành cổ Sơn Tây,...
2.1.1.1 Về lĩnh vực kinh tế:
Về tài nguyên đất: Vùng đồng bằng gồm đất phù sa được bồi trên 17.000 ha, đất phù sa không được bồi 5.000 ha, đất phù sa gley 51.500 ha. Vùng đồi núi có đất vàng trên phù sa cổ 20.600 ha. Nhìn chung đất Hà Tây có độ
phì cao, có nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Do có vùng đồi gò nên Hà Tây có điều kiện xây dựng các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở hạ tầng khác.
Về tài nguyên khoáng sản: Có đá vôi ở Chương Mỹ, Mỹ Đức; đá granit ốp lát ở Chương Mỹ; cao lanh ở Ba Vì, Quốc Oai; đồng, pirit, nước khoáng ở Ba Vì,...
Về tài nguyên rừng: Rừng ở Hà Tây tuy không lớn nhưng rừng tự nhiên, có rất nhiều chủng loại động thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm.
Về con người: Hà Tây có nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ thuật, trình độ văn hoá,... Cụ thể: có lực lượng lao động trên 1,5 triệu người.
Về cơ sở hạ tầng: Có mạng lưới giao thông thuỷ bộ phát triển khá mạnh, thuận lợi cho giao lưu trong và ngoài tỉnh.
Trong thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, có những chuyển biến tiến bộ. Nhịp độ tăng trưởng GDP là 7,46% so với năm 2001, GDP bình quân đầu người là 3 triệu đồng, đạt 102,4% so với mục tiêu. Giá trị ngành nông, lâm nghiệp tăng 4,5% so với năm 2001. Sản lượng cây lương thực quy thóc đạt 1 triệu tấn. Diện tích gieo trồng vụ đông đạt tỉ lệ 60% (trên đất lúa + màu). Giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 104,35% so với kế hoạch, tăng 12% so với năm 2001. Giá trị thương mại tăng 12%; dịch vụ du lịch tăng 17% so với năm 2001. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 50 triệu $, tăng 11% so với năm 2001, trong đó của khu vực Nhà nước đạt 28 triệu $. Tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,5% so với năm 2001 và tiếp tục thực hiện chương trình xoá nhà quá dột nát trong năm 2003. Giải quyết thêm 2,5 vạn người lao động có việc làm; 2,1 vạn người lao động được dậy nghề và đi xây dựng nền kinh tế mới. Tổng thu NSNN 487 tỉ đồng; tổng chi NSĐP 548 tỉ đồng trong đó tăng quỹ dự trữ tài chính 10 tỉ đồng.
Kết quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đạt khá, riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn ước đạt 358 tỉ đồng. Nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2002 là 862 tỉ đồng, tăng 28% so với năm 2001, trong đó chủ yếu tiền gửi tiết kiệm chiếm 62,87% tổng số vốn huy động; phát hành trái phiếu 27%
2.1.1.2 Về lĩnh vực văn hoá - xã hội:
Cùng với những kết quả về phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá xã hội đã cơ bản ngăn chặn được sự xuống cấp và có những tiến bộ rò rệt, đời sống nhân dân được cải thiện từng bước.
Quy mô giáo dục - đào tạo được mở rộng phát triển, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất dạy và học được bổ sung thêm. Cụ thể đến hết năm 2002 có 15% số trường tiểu học được công nhận là trường chuẩn quốc gia.
Các hoạt động văn hoá, thông tin diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Tổ chức các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu về văn hoá phi vật thể, về nếp sống văn hoá của đồng bào các dân tộc. Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục được mở rộng và mang tính quần chúng rộng rãi. Các chương trình quốc gia về phòng chống các dịch bệnh xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được triển khai tích cực, công tác truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh. Cụ thể: năm 2002 giảm tỉ lệ sinh 0,6%, giảm tỉ lệ sinh từ 3 con trở lên, giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, góp phần giảm tỉ lệ phát triển dân số xuống 1,5%. Năm 2002, 65% số hộ được công nhận là gia đình văn hoá; 15% số làng, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, khu phố văn minh.
Các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo được triển khai đồng bộ và tích cực hơn. Chương trình 120 giải quyết việc làm đã xét duyệt cho vay được 5.225 hộ, tạo việc làm cho gần 2.000 lao động. Ngân hàng phục vụ người nghèo đạt doanh số cho vay cả năm là 12 tỉ đồng với gần 11 nghìn lượt hộ, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 8,5%. Các dự án cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 của các xã đặc biệt khó khăn được bàn bạc dân chủ, công khai. Phần lớn các dự án đã được khởi công xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước kết hợp với sức dân. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với cuộc vận động toàn dân xây dựng cuộc sống mới, xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá.
Trong năm 2002, bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng bộc lộ một số yếu kém và khuyết điểm, nổi bật là:
- Về kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp, còn nhiều yếu tố mất cân đối, chưa ổn định về phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, máy móc, công nghệ và trình độ quản lý còn nhiều tồn tại. Kinh tế ở Hà Tây nông nghiệp vẫn là chủ yếu, nguồn thu cho ngân sách còn nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng núi cao. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, ngân sách địa phương còn mất cân đối giữa thu và chi. Nguồn thu chưa ổn định, chưa tạo được nguồn thu lớn từ sản xuất.
- Về xã hội: Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, số lao động chưa có việc làm ở thị xã, thị trấn và nông thôn còn nhiều. Chưa tạo được nhiều cơ sở sản xuất để thu hút lao động. Chất lượng giáo dục đào tạo chưa cao, cơ sở vật chất dạy và học còn thiếu, chất lượng dạy và học còn hạn chế. Đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở KBNN Hà Tây.
Năm 1990, cùng với cả nước, KBNN Hà Sơn Bình được thành lập theo quyết định số 07 – HĐBT ban hành ngày 4/01/1990 về việc thành lậphệ thống KBNN. KBNN Hà Tây được chính thức thành lập và đi sâu vào hoạt động từ tháng 08/1991 trên cơ sở tách từ KBNN Hà Sơn Bình với chức năng quản lý quỹ NSNN và cho đầu tư phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN.
Trong những năm qua, KBNN Hà tây đã huy động được một lượng vốn lớn cho NSNN bằng biện pháp và hình thức khác nhau (huy động qua thuế và phát hành trái phiếu Chính phủ). Tuy nhiên, việc huy động vốn ở KBNN Hà Tây cũng gặp không ít khó khăn. Do vậy, để huy động tối đa, có hiệu quả nhất mọi nguồn vốn cho NSNN qua KBNN Hà Tây đòi hỏi phải xem xét đến những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở KBNN Hà Tây, đó là:
- Một là: Nhân tố kinh tế: từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, kinh tế tỉnh Hà Tây đã tăng trưởng rò rệt, nhất là lĩnh vực phát triển du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh vẫn mất cân đối,
lạc hậu, nguồn thu từ nội bộ còn thấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc huy
động vốn qua KBNN Hà Tây.
- Hai là: Nhân tố về thu nhập: thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 8,5%. Tích luỹ trong dân cư chưa lớn, chưa đồng đều mà chỉ tập trung vào một số hộ, một số doanh nghiệp tư nhân. Trình độ dân trí thấp nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ của kho bạc để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư chưa đạt hiệu quả cao.
- Ba là: Nhân tố lãi suất: đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới việc huy động vốn. Người dân mua trái phiếu Chính phủ trước tiên phải xem xét yếu tố lãi suất vì cho Nhà nước vay cũng là đầu tư gián tiếp, mà đầu tư phải sinh lợi, ít nhất là sinh lợi đó phải bằng lợi tức bình quân của các ngành kinh tế đạt được sau khi bảo toàn đồng vốn. Song lãi suất Chính phủ chưa hấp dẫn được người dân trong khi người dân có thói quen gửi tiết kiệm vì lãi suất Ngân hàng cao hơn, linh hoạt, dễ rút vốn hơn.
Thực tế ở KBNN Hà Tây có nhiều đợt do lãi suất Ngân hàng cao hơn nên dân đã rút tiền ra chịu không hưởng lãi để quay sang gửi tiết kiệm Ngân hàng. Hiện nay, lãi suất trái phiếu Chính phủ đã phần nào hấp dẫn được dân chúng, do vậy việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây đã tăng lên đáng kể.
- Bốn là: Nhân tố về lạm phát: do tình hình lạm phát còn lớn, đồng tiền vẫn bị mất giá, do vậy rủi ro là không tránh khỏi. Dù lãi suất cao nhưng tiền mất giá thì lãi suất không bù được vốn gốc, người dân mua trái phiếu kho bạc phải chịu lãi suất âm. Đó là lý do khiến người dân không dám mạo hiểm bỏ tiền vào mua trái phiếu Chính phủ. Do đó, lạm phát cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn tại KBNN Hà Tây.
- Năm là: Nhân tố thông tin, tuyên truyền: do thông tin tuyên truyền còn hạn chế, chưa tổ chức được mạng lưới tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn tỉnh, chưa có hoạt động Marketing chuyên sâu nên người dân chưa quen với trái phiếu Chính phủ, vì vậy họ chưa yên tâm mua trái phiếu Chính phủ. Tập quán cho Nhà nước vay dài hạn chưa hình thành vững chắc trong dân cư nên họ chưa tin vào tương lai của việc mua trái phiếu.
- Sáu là: Nhân tố về tổ chức công tác huy động vốn: Hày Tây là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, dịch vụ nên việc tổ chức tốt công tác phát hành
trái phiếu Chính phủ tại các địa bàn như thế nào cũng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn.
Trên đây là sáu nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở KBNN Hà Tây. KBNN Hà Tây đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế, khắc phục những nhân tố tiêu cực để huy động tối đa mọi nguồn vốn cho NSNN trong địa bàn tỉnh. Hoàn thành tốt kế hoạch huy động vốn mà KBNN TƯ giao cho, góp phần bù đắp thiếu hụt NSNN và để cho đầu tư phát triển kinh tế.
2.1.3 Vai trò của KBNN Hà Tây trong công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ:
Để tìm hiểu vai trò của KBNN Hà Tây trong công tác huy động vốn, trước hết xin sơ qua vài nét về KBNN Hà Tây.
2.1.3.1 Vài nét về KBNN Hà Tây.
Ra đời năm 1991, về nguyên tắc, KBNN Hà Tây là một tổ chức quản lý quỹ ngân sách của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Về mặt tổ chức và nghiệp vụ tuân thủ theo sự thống nhất trong toàn hệ thống, theo sự chỉ đạo của KBNN TƯ. Hà Tây có 13 huyện trực thuộc chị trách nhiệm quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh và các quỹ tài chính của Tỉnh.
Trong những năm qua, KBNN Hà Tây đã không ngừng củng cố, ổn định và phát triển về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và hoạt động. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều đổi mới về cơ chế quản lý, tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp đã trải qua giai đoạn thử nghiệm trong cơ chế thị trường, đã đi sâu vào cơ chế ổn định và phát triển, hiện đang tiến hành cổ phần hoá. KBNN Hà Tây đã góp phần không nhỏ trong quá trình quản lý, xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh.