Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 20

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận chính như sau:

Thứ nhất, ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng biệt so với các doanh nghiệp thông thường. Ngân hàng thương mại mặc dù có bản chất là doanh nghiệp nhưng việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy đủ các đặc thù của ngân hàng thương mại sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý hiệu quả để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Thứ hai, việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từng khía cạnh, góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh. Với những đặc thù của ngân hàng thương mại, của hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, nên ngoài việc sử dụng khung pháp lý như đối với các doanh nghiệp thông thường khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại có những điều chỉnh riêng so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Thứ ba, những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại được xác định bao gồm: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần phải có pháp luật điều chỉnh.

Thứ tư, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Luật các tổ chức tín dụng là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng thương mại, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác khi các giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Thứ năm, bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như khung pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể và chặt chẽ, còn có những khoảng trống pháp lý để

điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập; chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. Trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại thời gian qua, đã có nhiều bất cập nảy sinh, trong đó có những vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.

Thứ sáu, điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bao gồm nhiều nội dung. Trên cơ sở một số vấn đề cốt lõi về phương diện pháp lý đã được nghiên cứu theo hướng tiếp cận của đề tài luận án, còn có nhiều vấn đề pháp lý khác cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này như: định giá ngân hàng; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; hợp đồng mua lại, sáp nhập; hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; mức độ tương thích của các chính sách, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam so với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, trong các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế liên quan; những nguy cơ, rủi ro về mặt pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thứ bảy, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng thương mại nói chung và việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại nói riêng cần phải hoàn thiện đồng bộ các đạo luật có liên quan. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật cần đảm bảo nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Pháp luật cần bổ sung việc quy định một cơ quan giám sát độc lập quá trình mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại để đảm bảo sự chặt chẽ và tính khách quan khi thực hiện.

DANH MỤC

Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 20

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Phạm Minh Sơn (2012), “Cần trao đổi về quy định mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ.

2. Phạm Minh Sơn (2012), “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng, số 14, tr.29-32.

3. Phạm Minh Sơn (2012), “Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (246), tr.30-34.

4. Phạm Minh Sơn (2014), “Một số vấn đề thực tiễn thi hành pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 24 (417), tr.19-23,39.

5. Phạm Minh Sơn (2014), “Pháp luật mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại của Mỹ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 22, tr.51-55.

6. Phạm Minh Sơn (2015), “Đặc trưng và nguyên tắc pháp lý của hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2 (275), tr.28-32.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Cập nhật đến ngày 15/10/2015)


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

2. Vũ Đình Ánh (2011), Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử, truy cập ngày 15/6/2012, <http://www.tapchicongsan.org.vn>.

3. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam, truy cập ngày 12/3/2013, <http:// dangcongsan.vn>.

4. Báo điện tử thuộc Thời báo Kinh tế Việt Nam (2015), Nên có Ủy ban giám sát mua ngân hàng 0 đồng, truy cập ngày 10/11/2015, <http://vneconomy.vn>.

5. Nguyễn Văn Bình (2012), Sáp nhập không là mục tiêu của tái cấu trúc ngân hàng, Cổng thông tin điện tử NHNN, truy cập ngày 04/3/2013,

<http://www.sbv.gov.vn>.

6. Nguyễn Văn Bình (2012), Sáp nhập mới là bước đi đầu tiên để tái cơ cấu, Thông tấn xã Việt Nam, truy cập ngày 04/01/2013, <http://www.vietnamplus. vn/Home>.

7. Nguyễn Văn Bình (2012), Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này

- Trao đổi với báo Thanh Niên của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình, Thanh niên Online, truy cập ngày 26/8/2012, <http://www. thanhnien.com.vn>.

8. Công ty TNHH Chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (“VPBS”) (2014), Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam.

9. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam 2012.

10. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo thường niên năm 2012.

11. Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo thường niên năm 2013.

12. Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo thường niên năm 2014.

13. Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành.

14. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp

chí Quản lý kinh tế, số 7+8.

15. Trần Đình Cung (2007), Công khai hóa và minh bạch thông tin, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 9.

16. Nguyễn Thị Dung (2013), Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Dũng (2011), Xử lý các ngân hàng có vấn đề: Không để đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát, Trang tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, truy cập ngày 12/3/2012, <http://div.gov.vn>.

18. Thùy Dung (2013), Nhận diện xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2013, Thị trường tài chính điện tử, truy cập ngày 12/3/2013,

<http://www.thitruongtaichinh. vn>.

19. Trí Dũng (2011), Kinh nghiệm từ Thương vụ M&A ngân hàng điển hình năm 2011: Lienviet - Post Bank, truy cập ngày 11/5/2012,

<http://www.vca.gov.vn>.

20. Vũ Ngọc Dũng (2011), M&A – Các điều kiện cho hoạt động M&A tại Việt Nam, truy cập ngày 28/11/2012, <http://www.vungocdung.info>.

21. Vũ Ngọc Dũng (2012), Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Thực trạng pháp luật và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3(240).

22. Lê Duy (2011), Hoàn thiện các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật cạnh tranh về sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp, Trang thông tin điện tử Cục quản lý cạnh tranh, truy cập ngày 26/11/2012, <http://www.vca.gov.vn>.

23. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Phạm Tiến Đạt, Phạm Thị Tường Vân (2012), Những gợi ý cho khung pháp lý M&A ở Việt Nam, Báo đầu tư điện tử, truy cập ngày 18/10/2012,

<http://Baodautu.vn>.

25. Trần Thọ Đạt (2015), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý - Ưu tiên hàng đầu cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Đại biểu nhân dân điện tử, truy cập ngày 13/2/2015, <http://www.tapchitaichinh.vn>.

26. Nguyễn Ngọc Điện (2015), Cần làm rõ quy định về “thời hiệu”, Báo Chính phủ điện tử, truy cập ngày 23/6/2015, <http://baodientu.chinhphu.vn>.

27. Vũ Phương Đông (2010), Về phương thức mua bán công ty thông qua việc mua bán phần vốn góp chi phối của công ty, Tạp chí Luật học, số 9.

28. Đặng Thế Đức (2008), Hoạt động M&A tại Việt Nam: Những cơ hội và kinh nghiệm, Trang thông tin điện tử Saga, truy cập ngày 05/4/2011,

<http://www.saga.vn>.

29. Lưu Minh Đức (2009), “Hoạt động sáp nhập và mua lại: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

30. Viên Thế Giang (2010), Tập trung kinh tế - Giải pháp đáp ứng yêu cầu tăng vốn pháp định của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 13.

31. Gregory Crovo, Các vấn đề cần lưu ý khi tham gia giao dịch M&A tại Việt Nam, Báo Đầu tư điện tử, truy cập ngày 27/11/2012, <http://baodautu.vn>.

32. Đ.H (2013), Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Báo điện tử ĐCS Việt Nam, truy cập 17/02/2013, <http:// dangcongsan.vn>.

33. Nguyễn Thị Hải Hà (2010), Tìm hiểu vai trò của các chủ thể tham gia trong một giao dịch M&A, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, số 4.

34. Phan Thị Thu Hà (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

35. Phạm Hồng Hải (2013), Tái cấu trúc ngân hàng: Cần chấp nhận đóng cửa thay vì sáp nhập, Đầu tư Chứng khoán điện tử, truy cập ngày 04/3/2013,

<http://tinnhanhchungkhoan.vn>.

36. Trần Vũ Hải (2010), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Hoàng Thu Hằng, Nguyễn Thị Mai Dung, Đỗ Thị Kiều Phương (2014), Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính.

38. Nguyễn Trí Hiếu (2012), Những điểm cần chú ý trong Đề án Tái cấu trúc ngân hàng, Đầu tư chứng khoán điện tử, truy cập ngày 24/11/2012,

<http://tinnhanhchungkhoan.vn>.

39. Trương Thị Hoà (2015), Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và rút ra bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam, Khoa Kinh tế - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, truy cập ngày 05/8/2015, <http://fe.hcmute.edu.vn>

40. Đỗ Thị Phi Hoài (2012), Mua lại và sáp nhập tại Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 3.

41. Phạm Trí Hùng (2010), Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, Trang tin điện tử của Học viện Tư pháp, truy cập ngày 12/6/2012,

<http://hocvientuphap.edu.vn>.

42. Phạm Trí Hùng (2012), Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Luật TP.HCM.

43. Phùng Văn Hùng (2009), Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ người gửi tiền khi có hoạt động M&A ngân hàng, Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 11.

44. Nguyễn Thu Huyền, Đỗ Hồng Nhung (2012), Những vấn đề pháp lý cần lưu ý trong một thương vụ M&A, Báo Đầu tư điện tử, truy cập ngày 19/6/2012,

<http://baodautu.vn>.

45. Nguyễn Thị Mai Hương (2010), Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

46. Nguyễn Thu Hương (2010), Nhận diện xu hướng M&A trong ngành ngân hàng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

47. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

48. Khuyết danh (2013), Những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Trang tin điện tử luatdanhchinh.com.vn, truy cập ngày 12/7/2013, <http://www.luatdanhchinh.com.vn>.

49. Khuyết danh (2013), Giải pháp để phát triển hoạt dộng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học.

50. Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (2012), Bài giảng môn quản trị NHTM.

51. Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 15.

52. Cao Đình Lành (2012), Xung đột lợi ích của cổ đông thiểu số trong hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8.

53. Bùi Thanh Lam (2010), Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhập và thâu tóm ngân hàng ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11.

54. LienVietPostbank (2011), Giảm ngân hàng nhỏ bằng mua bán, sáp nhập, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, truy cập ngày 23/12/2012,

<http://www.lienvietpostbank.com.vn>.

55. Song Linh (2011), Hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn, Tin nhanh Việt Nam, truy cập ngày 25/11/2012, <http://ebank.vnexpress.net>.

56. Nguyễn Thị Loan (2012), Hoạt động mua bán sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

57. Đinh Tuấn Minh (2012), Chống thâu tóm ngân hàng, Tuổi trẻ Online, truy cập ngày 04/01/2013, <http://diaoc.tuoitre.vn>.

58. Lê Văn Nam (2011), Pháp luật về mua bán công ty ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội.

59. Phùng Ngọc Việt Nga (2012), Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

60. Phạm Đức Nguyện (2008), Thâu tóm và sáp nhập - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội nhập, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

61. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của NHNN, truy cập ngày ngày 5/2/2015 và ngày 25/4/2015, <http://www.sbv.gov.vn>.

62. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của NHNN, truy cập ngày ngày 25/4/2015, <http://www.sbv.gov.vn>.

63. Ngô Đức Huyền Ngân (2009), Sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

64. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (2012), Tóm tắt dự thảo đề án, hợp đồng sáp nhập ngân hàng HBB vào ngân hàng SHB, Trang thông tin điện tử của ngân hàng SHB.

65. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình luật kinh tế, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

66. Phạm Duy Nghĩa (2009), Đi tìm triết lí của luật phá sản, Trang thông tin điện tử Công ty Luật Minh Khuê, truy cập ngày 03/8/2013, <http://luatminhkhue.vn>.

67. Tom Nguyen (2012), Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học.

68. Nguyễn Thị Nguyện (2011), Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí