Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------------------


NGUYỄN THỊ HẢI VÂN


VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN

Mã số: 5.02.01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 1


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN DŨNG


HÀ NỘI - 2004


MỞ ĐẦU 3

1. Tính cấp thiết của đề tài 3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp của luận văn 5

7. Kết cấu luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN 6

1.1. Việc làm và đặc điểm của việc làm ở nông thôn6

1.2. Những nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc làm ở nông thôn hiện nay 16

Chương 2 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 32

2.1. Động thái lao động - việc làm ở nông thôn nước ta trong những năm qua 32

2.2. Chính sách của nhà nước và các chương trình quốc gia giải quyết việc làm ở nông thôn

....................................................................................................................................................55

2.3. Đánh giá chung về việc làm và tạo việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay 59

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 67

3.1. Chiến lược phát triển nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010 và vấn đề việc làm 67

3.2. Một số quan điểm giải quyết việc làm ở nông thôn 72

3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta trong thời gian tới 75

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong lịch sử xã hội loài người, việc làm luôn luôn là vấn đề bức xúc của mọi quốc gia. Nó đang tồn tại như một thách thức lớn và là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với hầu hết các nước trên thế giới.

Ở nước ta trong những năm gần đây đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để người lao động có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Song bên cạnh đó, thực trạng lao động dư thừa và thiếu việc làm trong nông thôn vẫn đang là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần IX khẳng định: Đẩy nhanh CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh chung của đất nước mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn trong bối cảnh hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của sự nghiệp CNH- HĐH, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Ở nước ta, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đặc biệt, trong những năm gần đây, vấn đề giải quyết việc làm cho những người lao động ở nông thôn là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu, thảo luận trên những khía cạnh khác nhau như:

"Vấn đề di chuyển lao động từ các vùng nông thôn vào thành phố" của PTS Lê Đăng Giảng - Trung tâm Nghiên cứu nguồn lao động, Bộ Lao Động- Thương binh - Xã hội, Hà nội, 1996.

Báo cáo đề tài:"Nghiên cứu thị trường lao động trong nông thôn". Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Đình Chính - Phó bộ môn chính sách nông nghiệp, Hà Nội, 1996.

"Mối quan hệ giữa dân số và việc làm ở một xã phát triển ngoại thành Hà Nội" của Đặng Xuân Thao, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998.

"Quan hệ giữa chất lượng lao động và giải quyết việc làm trong quá trình CNH- HĐH đất nước". PGS - TS.Trần Văn Chử, tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2002.

"Lao động và việc làm những bước tiến quan trọng". Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí Cộng sản, số 23/8/2002.

Các công trình, bài báo nêu trên đã nghiên cứu việc làm ở nhiều góc độ và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tạo việc làm ở nông thôn... Tuy nhiên, do sự không ngừng vận động của dân số và các nhân tố kinh tế - xã hội khác, việc làm nói chung và việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn là vấn đề mang tính bức xúc. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài này cho luận văn thạc sĩ của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


* Mục đích:

Từ việc làm sáng tỏ thực trạng việc làm ở nông thôn, những vấn đề đặt ra cần giải quyết, luận văn đề xuất những kiến nghị về phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của sự phát triển đất nước.

* Nhiệm vụ:

- Trình bày cơ sở khoa học về vai trò và sự cần thiết phát triển việc làm ở nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước khu vực về giải quyết việc làm ở nông thôn và ý nghĩa của nó đối với nước ta.

- Đánh giá thực trạng lao động việc làm ở nông thôn trong những năm gần đây, chỉ ra những thiếu sót và khó khăn cần khắc phục.

- Kiến nghị phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trong quá trình CNH - HĐH đất nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


* Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề việc làm ở nông thôn nước ta từ khi đổi mới đến nay.

* Phạm vi: Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu sự vận động, biến đổi của vấn đề việc làm ở nông thôn nước ta, các nhân tố tác động đến vấn đề này và xu hướng vận động của nó trong thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê so sánh

6. Đóng góp của luận văn


- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm.

- Làm rõ thực trạng việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.

- Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm ở nông thôn.

- Luận chứng các định hướng, một số giải pháp để nhằm giải quyết việc làm đúng hướng và có hiệu quả cho lao động ở nông thôn trong thời gian tới.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm ở nông thôn.

Chương 2: Thực trạng việc làm ở nông thôn Việt nam.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.‌‌

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN


1.1. Việc làm và đặc điểm của việc làm ở nông thôn


1.1.1. Những quan niệm về việc làm


Vấn đề lao động và việc làm là một phạm trù rộng, đã được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu trên những lĩnh vực khác nhau trong các sách, báo ,tạp chí trong và ngoài nước... Tuy nhiên còn tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta có những định nghĩa khác nhau về việc làm.

Theo từ điển "Kinh tế khoa học xã hội" xuất bản 1996 tại Pari thì có quan niệm sau: "Công việc mà người lao động tiến hành nhằm có được thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vậ ".

Còn trong "Đại từ điền kinh tế thị trường" của Trung Quốc, do Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa Hà Nội biên dịch và xuất bản năm 1998 thì việc làm được hiểu là: "hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất đinh kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, người lao động là chủ tư liệu sản xuất, làm việc có nghĩa là thực hiện quyền làm chủ trên tư liệu sản xuất đó, vừa làm việc cho cá nhân người lao động, cũng lại là làm việc cho xã hội".

Khái niệm việc làm có thể hiểu được ở hai trạng thái "tĩnh" và "động". Ở trạng trái "tĩnh", việc làm chỉ sử dụng sức lao động và các yếu tố vật chất - kỹ thuật khác, nhằm mục đích tạo ra thu nhập hoặc kết quả có ích cho cá nhân, cộng đồng. Theo cách hiểu này, việc làm là khả năng làm tăng của cải của xã hội, tăng lợi ích cho dân cư và cộng đồng, là khả năng sử dụng nguồn nhân lực và là các hoạt động lao động có ích.

Theo nghĩa "động", việc làm là hoạt động của dân cư nhằm tạo ra thu nhập có lợi cho cá nhân hoặc cộng đồng, trong khuôn khổ pháp luật cho phép; việc làm là hình thức vận dụng sức lao động, là hoạt động có chủ đích của con người, được tiến hành trong một không gian và thời gian nhất định với sự kết hợp các yếu tố vật chất - kỹ thuật khác.

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu việc làm là tác động qua lại giữa hành động của con người với những điều kiện vật chất - kỹ thuật và môi trường tự nhiên, tạo ra giá trị vật chất và tinh thần mới cho bản thân và xã hội, đồng thời những hoạt động lao động phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nói cách khác, việc làm là tổng thể các hoạt động kinh tế có liên quan đến thu nhập và đời sống của dân cư. Việc làm là hoạt động kinh tế - xã hội rộng lớn và đa dạng. Người ta có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để xác định hoạt động nào là việc làm, hoạt động nào không phải là việc làm và thế nào là: thời gian làm việc, mức thu nhập, hiệu qủa kinh tế - xã hội... Trong cuốn sách "Mối quan hệ giữa dân số và việc làm" của tác giả Đặng Xuân Thao thì định nghĩa việc làm như sau: "Việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người dân, gia đình hoặc cộng đồng ".

Liên quan chặt chẽ với khái niệm việc làm, hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung trong cuốn sách "Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam" đã đưa ra khái niệm về người có việc làm như sau: "Người có việc làm là người đang làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội ".

Khái niệm này cũng phù hợp với quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (I LO) về người có việc làm như sau: “Người có việc làm: Là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích hay thay thế thu

nhập của gia đình" [45].

Khái niệm người có việc làm của I LO được áp dụng ở nhiều nước khi


tiến hành các cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, nhưng được cụ thể hoá thêm bằng một số tiêu thức khác tuỳ thuộc vào mỗi nước đặt ra. Các nước thường phân thành hai nhóm người trong độ tuổi lao động xét trong mối quan hệ việc làm. Nhóm thứ nhất là nhóm lao động có việc làm và đang làm việc, đó là những người làm bất kể công việc gì được trả công hoặc mang lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình.

Nhóm thứ hai là người có việc làm nhưng tại thời điểm nhất định nào đó lại không làm việc, hoặc tạm nghỉ việc.

Ở Việt Nam trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoặch hoá tập trung trước đây (trước năm 1986) đã quan niệm việc làm phải là những công việc đòi hỏi một chuyên môn nào đó, tạo ra một thu nhập nhất định; người có việc làm hoặc phải thuộc biên chế Nhà nước, hoặc làm việc trong các hợp tác xã. Với cách hiểu đó, khái niệm việc làm đã không tính đến những người lao động đang làm việc ở các khu vực sau:

- Khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, tự làm việc kể cả những người chưa đủ tuổi hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định chung của Nhà nước.

- Làm việc tại nhà (nội trợ, chăm nom gia đình... ). Mặt khác, cách hiểu trên cũng không phân biệt những người hiện trong guồng máy sản xuất nhưng tạm thời thiếu việc làm hoặc thực tế không có việc làm.

Tại điều 13 của Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 cho rằng: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ". Trong các cuộc điều tra về "Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam" năm 1997 và năm 1998 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức, khái niệm về việc làm được xác định như sau:

" Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều có thể gọi là việc làm ", bao gồm:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024