Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch - 9


­ Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch, thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.

­ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

Về quyền và nghĩa vụ riêng của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch.

Ngoài các quyền, nghĩa vụ chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh du

lịch như đã trình bày ở trên, thì theo khoản 1 Điều 66 Luật Du lịch 2005 tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch còn có các quyền cụ thể như sau:

­ Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch.

Trong xu thế nói chung của thời đại, những ông chủ, những nhà đầu tư thường rất ít khi đứng ra trực tiếp quản lý, điều hành các doanh nghiệp của họ, mà họ thường thuê những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vững đó để giúp họ quản lý, điều hành. Họ chỉ đứng từ

xa quan sát, kiểm tra và thu lợi nhuận mang về

để đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

thêm vào lĩnh

vực, ngành nghề

Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch - 9

kinh doanh đó hoặc đầu tư

sang những lĩnh vực, ngành

nghề khác. Du lịch cũng không thể thoát ra khỏi xu hướng đó, những ông chủ của các cơ sở lưu trú du lịch cũng đứng ra thuê các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch của mình.

Do nhu cầu giao lưu, hợp tác quốc tế, cùng với việc khách du lịch

nước ngoài đến Việt Nam với số

lượng ngày càng tăng

ước tính khoảng

6.608.391 người trong mười tháng đầu năm 2014, tăng 8% so với cùng kì

năm trước48, đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch

ngoài việc thuê nguồn nhân lực trong nước, họ còn thuê tổ chức, cá nhân nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch. Việc


48 Tổng cục Thống kê, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2014, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15878, ngày 19/8/2015


thuê nguồn nhân công nước ngoài tuy làm mất đi những cơ hội của nguồn lao động trong nước nhưng cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ sở lưu trú du lịch như chi phí đào tạo ít thậm chí là không tốn chi phí, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo nên sự gần gũi cho du khách nước ngoài...

Tuy nhiên việc thuê tổ chức, cá nhân nước ngoài quản lý, điều hành

và làm việc tại cơ sở

lưu trú du lịch thì phải tuân thủ

theo điều kiện về

người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Theo quy định tại điểm i khoản 1

Điều 2 Nghị định số 102/2013/NĐ­CP quy định chi tiết thi hành một số

điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức: “Thực hiện hợp đồng lao động”. Theo đó, để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ Giấy phép lao động theo quy định.

các trường hợp không phải cấp

­ Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch không được thực hiện

các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ

thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ

cấm kinh doanh49, trừ

trường hợp cụ thể được Thủ tướng Chính phủ cho phép50.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh51

phải đáp

ứng các điều kiện như: Hàng hóa, dịch vụ

kinh doanh phải đáp

ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều


49 Phụ lục I Nghị Định 59/2006/NĐ­CP.‌

50 Điều 5 Nghị Định 59/2006/NĐ­CP.

51 Phụ lục II Nghị Định 59/2006/NĐ­CP.


kiện52 phải đáp ứng các điều kiện như: Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Tóm lại, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có quyền lựa

chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch.

­ Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch; Từ chối tiếp nhận hoặc hủy bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch.

Được ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch: Để đảm bảo sự an toàn cho cơ sơ lưu trú du lịch cũng như cho khách hàng mà tất cả

các cơ sở lưu trú du lịch đều phải ban hành nội quy, quy chế. Việc ban

hành hệ thống nội quy, quy chế, có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý

điều hành cơ sở lưu trú; tuy nhiên để xây dựng và ban hành một văn bản hợp pháp, phù hợp thực tế, đảm bảo tính khoa học ứng dụng là điều không đơn giản. Nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch phải đảm bảo:

­ Tính hợp pháp: Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái với Hiến pháp và pháp luật.

­ Tính thực tiễn: Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch trong từng lĩnh vực cụ thể.

­ Tính hiệu quả: Nội quy, quy chế tạo hành lang pháp lý nội bộ cho

cơ sở lưu trú du lịch, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành

cũng như

toàn bộ

hoạt động của cơ sở

lưu trú; khi được áp dụng phải

được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi;

Trước khi xây dựng nội quy, quy phạm, cần xác định mục đích, sự cần thiết, phạm vi, đối tượng điều chỉnh cụ thể53.

52 Phụ lục III Nghị Định 59/2006/NĐ­CP.‌

53 Nguyễn Khánh Chinh, Quy chế, quy định, quy trình, http://quyphamnoibo.blogspot.com/p/quy­che­quy­ inh­quy­trinh.html , truy cập ngày 19/8/2015.


Từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch: Cơ sở lưu trú du lịch có quyền từ chối tiếp nhận hoặc hủy bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong các trường hợp sau:

­ Có hành vi vi phạm pháp luật.

­ Vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch.

­ Cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng.

­ Khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả lưu trú du lịch.

năng đáp

ứng của cơ sở

Ngoài các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 của Luật du lịch 2005, theo khoản 2 Điều 66 Luật Du lịch 2005 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau đây:

­ Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng

cáo đúng với loại, hạng đã được cơ

quan nhà nước về

du lịch có thẩm

quyền công nhận; Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ.

Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh

doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề

đã đăng ký.

Ngoài

việc phải tuân thủ các điều kiện chung về hoạt động kinh doanh lưu trú du

lịch như: Không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc

phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý, không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia; Phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô


nhiễm; Phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định54. Thì việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch được quy định cụ thể như sau:

“Khách sạn, làng du lịch được xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch được xếp hạng cao cấp khi kinh doanh

các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không bắt buộc phải xin

giấy phép kinh doanh (trừ kinh doanh trò chơi có thưởng, mua, bán ngoại tệ, bán hàng miễn thuế, casino) nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện.

Người trực tiếp quản lý, điều hành, thực hiện dịch vụ có điều kiện tại các cơ sở lưu trú du lịch phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.”55

Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận: Việc gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp khách du lịch, các công ty, tổ chức lữ hành du lịch, vận chuyển khách du lịch dễ tìm kiếm, xem xét có phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình hay không để tiến hành lưu trú. Cơ sở lưu trú du lịch được phân loại thành: Khách sạn (hotel), làng du lịch (tourist village), Biệt thự du lịch (tourist villa), căn hộ du lịch (tourist apartment), bãi cắm trại du lịch (tourist camping), nhà nghỉ du lịch (tourist guest house), nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca­ra­van (caravan), lều du lịch.

Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch: Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du


54 Điều 18 Nghị Định 92/2007/NĐ­CP.‌

55 Điều 19 Nghị Định 92/2007/NĐ­CP.


lịch do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.”56

Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong

từng thời kỳ. Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng tiền ngân hàng nhà nước Việt Nam, bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.57 Nghiêm cấm các hành vi như: Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ; Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại

thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ; Lợi dụng khủng hoảng kinh tế,

thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.”58

Mặc dù Thông tư số 88/2008/TT­BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch đã quy định rõ: Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch phải thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Tuy nhiên, sau gần 6 năm, vẫn có quá nhiều cơ sở kinh doanh thờ ơ với việc thực hiện thông tư này, trong đó có các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch kèm theo kinh doanh các dịch vụ ăn uống, mua sắm vui chơi giải trí…


56 Mục II, Thông tư 88/2008/TT­BVHTTDL‌

57 Khoản 6 Điều 4 Luật giá 2012.

58 Khoản 2 Điều 10 Luật giá 2012.


Qua khảo sát thực tiễn, tại nhiều điểm bán hàng phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội như: phố Hàng Đào, Hàng Buồm, Phan Bội Châu, làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… các cửa hàng đều bày bán đủ các mặt hàng với nhiều kiểu dáng, chủng loại, song việc niêm yết

giá bán lại hầu như

không có. Các chủ

cửa hàng thường giải thích rằng

không công khai giá là vì tùy đối tượng khách mà báo giá. Ví như với khách Việt thì nói giá chuẩn, còn với khách quốc tế thì phụ thuộc vào hướng dẫn viên muốn nâng giá lên bao nhiêu, để họ còn được hưởng chênh lệnh. Do giá bán không được niêm yết công khai nên người tiêu dùng phải mặc cả, hoặc mua phải giá “trên trời”. Theo ông Tôn Gia Hóa ­ Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh du lịch từ nhiều năm nay. Các cơ quan chức năng đều biết

nhưng khó dẹp bỏ. Mặc dù khuyến khích du lịch làng nghề phát triển,

nhưng nhà nước chưa có sự

đầu tư

đồng bộ, từ cơ

sở vật chất đến các

chính sách hỗ trợ như: mở lớp đào tạo hoạt động kinh doanh du lịch, hướng dẫn người dân tiếp cận khách du lịch… Chính bởi vậy, mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các cơ sở đều tự phát. “Nếu cứ để tình trạng này

xảy ra, khách du lịch biết hướng dẫn viên thông đồng với chủ cửa hàng

nâng giá sẽ rất lợi bất cập hại. Đây có thể là nguyên nhân mà nhiều khách du lịch không muốn đến nữa” ­ Ông Hóa nhấn mạnh59.

Theo ông Vũ Thế

Bình­ Chủ

tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đến

nay, mới chỉ có một số tỉnh phía Nam làm tốt vấn đề này. Hiện ở TP. Hồ Chí Minh có tới hơn 50 cửa hàng phục vụ khách du lịch đều niêm yết công khai giá. Còn tại rất nhiều các địa phương vẫn chưa triển khai được vấn

đề này, điển hình là Hà Nội. Việc không niêm yết giá làm khách du lịch

không thoải mái khi mua hàng, có cảm giác lo lắng mình bị mua đắt.

“Chúng ta cần có cam kết với các chủ cửa hàng thực hiện tốt việc niêm yết giá công khai; phải tuyên truyền, phân tích để họ thấy rõ lợi ích thiết thực


59Các điểm du lịch thờ ơ niêm yết giá, http://baocongthuong.com.vn/cac­diem­du­lich­tho­o­niem­yet­ gia.html, truy cập ngày 19/8/2015.


của việc này”­ ông Bình đưa ra giải pháp. Theo ông Bùi Ngọc Diệp­ Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu , chống nạn “chặt chém”

chính là bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch, đồng thời cũng là bảo vệ

những người kinh doanh đàng hoàng. Cơ quan quản lý nhà nước cần duy trì việc kiểm tra liên tục, lâu dài, chứ không phải chỉ “bắt cóc bỏ đĩa”.60

­ Bảo đảm chất lượng dịch vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng hạng và loại đã được cơ quan Nhà Nước về du lịch có thẩm quyền công nhận. Thực hiện các biện

pháp nhằm bảo đảm vệ

sinh môi trường, vệ

sinh an toàn thực phẩm, an

toàn thiết bị, thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy

bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch.

Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ

quan nhà nước về

du lịch có thẩm quyền công nhận:

Đây là một trong

những nghĩa vụ quan trọng nhất của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, bởi vì khi đi du lịch điều mà khách du lịch quan tâm nhất đó chính là chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị của cơ sở lưu trú. Với một số tiền bỏ ra khi đi du lịch không ai lại muốn mình phải gánh chịu những dịch vụ, những trang thiết bị không bảo đảm an toàn của cơ sở lưu trú và

không được đáp

ứng những tiêu chuẩn của cơ sở

lưu trú theo như

đúng

loại, hạng mà cơ quan nhà nước đã công bố. Nếu như không được như ý, chắc chắn sẽ làm mất đi niềm tin của khách du lịch về chất lượng của cơ sở lưu trú, của hệ thống các cơ quan thẩm định của nhà nước, thậm chí là toàn bộ nền du lịch nước nhà.

Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về

phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản

của khách du lịch: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú du

lịch, phải bảo đảm các điều kiện vệ

sinh môi trường và vệ

sinh an toàn


60 Các điểm du lịch: Thờ ơ niêm yết giá!, tldd 75.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí