Quyền Và Nghĩa Vụ Của Chủ Thể Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch


Như vậy căn cứ phân loại cơ sở lưu trú du lịch dựa trên loại hình, qui mô của cơ sở lưu trú và mục đích kinh doanh thì có các cơ sở lưu trú gồm Khách sạn; Làng du lịch; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Bãi cắm trại du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, điều này khác so với kinh doanh lữ hành là dựa trên căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động kinh doanh lữ hành gửi khách, nhận khách và kết hợp.

Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý Nhà Nước về du lịch ở Trung ương ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước. Cơ quan quản lý Nhà Nước về du lịch ở trung ương thẩm định xếp hạng 3sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan Nhà Nước về du lịch ở cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, hạng đạt kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác.

Việc thu nộp và sử

dụng phí xếp hạng cơ

sở lưu trú du lịch được

thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Sau 3 năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng và cơ sở vật chất và dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch.

Việc kinh doanh lưu trú du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cao cấp cho khách du lịch về buồng ngủ, ăn uống và vui chơi giải trí … nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách để mang lại lợi ích kinh tế cho nhà kinh doanh. Vì vậy đối với nhà kinh doanh thì kinh doanh lưu trú du lịch là công việc kinh doanh có hiệu quả, có triển vọng phát triển và phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại.

Đối với khách du lịch việc kinh doanh lưu trú đã mang lại cho họ những thuận lợi rất lớn trong việc đi du lịch vì đã đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu của con người nói chung và của khách du lịch nói riêng, đảm bảo cho họ có nơi ăn chốn ở sạch sẽ dễ chịu, thoải mái với chất lượng cao và còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


được hưởng những dịch vụ bổ sung hữu ích tạo sự hứng thú trong quá trình nghỉ ngơi du lịch.

Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch - 8

Đối với xã hội thì kinh doanh lưu trú du lịch giúp cho việc phân phối lại thu nhập xã hội qua hình thức dùng tiền mặt của những người có thu

nhập cao đưa vào quá trình lưu thông tiền tệ

trên thị

trường từ

đó đẩy

mạnh quá trình tái sản xuất xã hội góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế mà kết quả cuối cùng của nó là sự tăng thu nhập quốc dân, tăng phúc lợi xã hội giúp cho thu nhập bình quân đầu người tăng lên và đời sống nhân dân được cải thiện. Như vậy có thể thấy việc kinh doanh lưu trú du lịch có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển du lịch nói riêng và ổn định phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Tuy nhiên, khi đến mùa du lịch, lượng khách du lịch tập trung đông tại các khu du lịch, việc quản lý cũng như thực hiện pháp luật rất khó khăn. Hàng năm, các Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch các tỉnh, thành phố du lịch đều có chính sách bình ổn giá dịch vụ lưu trú, các cơ sở lưu trú phải niêm yết giá công khai tại cơ sở lưu trú nhưng đa phần các cơ sở đều không thực hiện. Việc khan hiếm phòng vào mùa du lịch thường xuyên xảy ra khi tới mùa du lịch, nhưng trên thực tế, việc khan hiếm phòng này chỉ xảy ra đối với các khách sạn từ 2 hoặc 3 sao trở lên, các cơ sở lưu trú có tiêu chuẩn thấp hơn luôn có phòng. Chính vì vậy, để có khách du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú này thường xuyên quảng cáo sai loại cơ sở được thẩm định. Các cơ sở lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, khi đến mùa du lịch, sẽ treo bảng khách sạn 1 sao, 2 sao để thu hút khách du lịch, nâng giá phòng vào dịp lễ. Không chỉ các cơ sở lưu trú gia đình và các khách sạn 1

sao cũng quảng cáo và treo bảng tự sao.

công nhận là khách sạn đạt chuẩn 2

Bên cạnh đó các quy định về xếp hạng sở lưu trú vẫn còn hạn chế,

các quy định chồng chéo. Tại điểm 1.8, khoản 1, mục I Thông tư

88/2008/TT­BVHTTDL quy định tàu thủy du lịch là loại hình kinh doanh lưu trú khác, không phải khách sạn, nhưng lại không đưa ra tiêu chuẩn cụ


thể để dựa vào đó cấp phép kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch. Các cơ

quan quản lý về Du lịch thì áp dụng tiêu chuẩn của khách sạn nổi để xem xét và cấp phép kinh doanh loại hình này. Cụ thể:

Thứ

nhất, theo điểm 1.8, khoản 1, mục I Thông tư

88/2008/TT­

BVHTTDL thì các cơ sở lưu trú khác bao gồm: tàu hỏa du lịch, tàu thủy du lịch, ca­ra­van, lều du lịch. Như vậy theo quy định của pháp luật, loại hình

tàu thủy du lịch được xếp vào loại hình kinh doanh cơ sở không phải là khách sạn.

lưu trú khác,

Thứ hai, Điều 62 Luật Du lịch 2005 quy định có 8 loại hình kinh

doanh lưu trú du lịch, tuy nhiên chỉ có 7 tiêu chuẩn quốc gia được ban hành tương ứng với 7 loại hình kinh doanh du lịch, còn loại hình thứ 8 là các cơ sở lưu trú du lịch khác thì không có tiêu chuẩn quốc gia. Từ đó, việc đăng ký kinh doanh loại hình cơ sở lưu trú khác này gặp nhiều khó khăn, cũng như việc cấp phép và quản lý của cơ quan quản lý du lịch địa phương gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, mặc dù Thông tư 88/2008/TT­BVHTTDL xác định loại hình tàu thủy du lịch là cơ sở kinh doanh lưu trú khác, nhưng TCVN 4391:2009 ban hành kèm Quyết định 217/QĐ­TCDL lại xác định tàu thủy du lịch là khách sạn và áp dụng tiêu chuẩn về khách sạn đối với tàu thủy du lịch.

Thứ tư, việc đăng ký kinh doanh lưu trú loại hình tàu thủy lưu trú du

lịch cũng như cấp phép tàu thủy lưu trú du lịch đều dựa trên TCVN

4391:2009, tức là coi đây là một loại hình khách sạn nổi. Như vậy theo

điểm a, khoản 1 Điều 63 Luật Du lịch thì khách sạn được xếp theo năm hạng, nghĩa là tàu thủy lưu trú du lịch cũng phải được xếp theo năm hạng. Thực tế, các tàu thủy lưu trú du lịch không được xếp hạng như một khách sạn đúng nghĩa.

Với các phân tích trên, ta thấy Thông tư 88/2008/TT­BVHTTDL xác

định tàu thủy lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh lưu trú khác, TCVN

4391:9000 thì xác định tàu thủy lưu trú là khách sạn nổi. Đây là một sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu đã là cơ


sở kinh doanh lưu trú khác thì tất nhiên sẽ cần có tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở kinh doanh lưu trú khác. Còn nếu đã là loại hình khách sạn thì cần phải được thực hiện xếp hạng theo năm hạng như Luật Du lịch quy định.

2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch

Có thể

nói từ

sau Đổi mới 1986, Nghị

định số

37­HĐBT ngày

28/1/1992 của Hội đồng bộ

trưởng quy định về

việc ban hành Quy chế

quản lý kinh doanh du lịch là văn bản đầu tiên quy định về kinh doanh du

lịch. Tuy nhiên, Nghị

định này không hướng dẫn “các ngành nghề

kinh

doanh du lịch” bao gồm những ngành nghề nào. Tại Phụ lục 1A Thông tư số 04/TMDL ngày 27/4/1992 của Bộ Thương mại – Du lịch hướng dẫn thi

hành Quy chế quản lý kinh doanh du lịch ban hành theo Nghị

định số

37­

HĐBT thì có tám “ngành nghề kinh doanh trong du lịch” để người xin thành lập Doanh nghiệp Du lịch Nhà nước lựa chọn, đó là: Lữ hành; Khách sạn; Vận tải; Ăn uống; Hướng dẫn Du lịch; Phiên dịch; Dịch vụ thông tin; Vui chơi giải trí và Các loại dịch vụ khác.

Pháp lệnh Du lịch 1999 quy định: “Các ngành nghề kinh doanh du lịch bao gồm: Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế; Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch vụ khác”

Thật ra thì, từ

“kinh doanh cơ sở

lưu trú du lịch” là một cách nói

không rõ nghĩa, bởi vì

cơ sở

lưu trú du lịch

không thể

là đối tượng kinh

doanh của ngành du lịch.44 Về mặt lý thuyết, thì việc lựa chọn hình thức

pháp lý cho mô hình kinh doanh nó gắn liền với các quyền và nghĩa vụ cụ

thể của mô hình kinh doanh đó. Như vậy, ở đây khó có thể hiểu một cách

minh định việc kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch như theo Pháp lệnh Du lịch 1999 là gì.

Có lẽ vì thế, mà tại Luật Du lịch 2005 đã qui định: Kinh doanh du

lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm năm ngành nghề: Kinh doanh lữ hành;



44 Trần Thị Mai Phước (2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr15.


Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh

doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; và kinh doanh dịch vụ khác.45

du lịch

Quyền và nghĩa vụ

của chủ

thể

kinh doanh lưu trú du lịch chịu sự

điều chỉnh từ nhiều chế định khác nhau của pháp luật kinh doanh cho đến

pháp luật du lịch. Bên cạnh những quy định chung về quyền và nghĩa vụ

đối với các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch đủ điều kiện xác định theo Khoản 1 Điều 4 LDN 2005 thì các quyền và nghĩa vụ cụ thể của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch được quy định tại Điều 39, Điều 40 Luật Du lịch 2005.

­ Quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch

Vì chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch cũng là chủ thể kinh doanh du

lịch cho nên có các quyền và nghĩa vụ

chung của tổ

chức, cá nhân kinh

doanh du lịch, ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ riêng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

Theo Điều 39 Luật Du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các quyền sau: Được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch,

được đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch; được Nhà

nước bảo hộ

hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp; được tổ

chức các

hoạt động xúc tiến du lịch, được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch; được tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.

Phải khẳng định rằng, quan niệm về quyền của tổ chức cá nhân kinh

doanh lưu trú du lịch đã có sự

tiệm cận với trình độ

phát triển của thị

trường và nhận thức pháp lý về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên việc nhà nước đặt ra chế

độ bảo hộ

đối với hoạt động kinh

doanh du lịch cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải trao đổi. Bởi lẽ, quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm thay đổi khái niệm thị trường theo hướng xóa dần biên giới quốc gia hay vùng kinh tế. Cấu trúc và tương quan cạnh tranh


45 Điều 38 Luật Du lịch 2005.


được thay đổi theo hướng mở

rộng khả

năng liên kết, hợp tác, đối đầu

giữa các thế lực kinh tế, đầu tư đa quốc gia, giữa quốc gia với các khu vực

khác nhau. Trong bối cảnh ấy, nhu cầu về sự tương thích của pháp luật

quốc gia với các tập quán đầu tư kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi trên thị trường khu vực và quốc tế trở thành những đòi hỏi bức thiết cho việc xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. Do đó việc

Luật Du lịch 2005 quy định Nhà nước bảo hộ ngành kinh doanh du lịch

cũng có những tác động nhất định đến các cam kết mở cửa thị trường (MA) và đãi ngộ quốc gia (NT) khi chúng ta tham gia vào WTO mặc dù, theo cách tiếp cận của GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ), các nước thành viên không bị buột phải đưa ra cam kết về tất cả các ngành dịch vụ.

Một chính phủ có thể không muốn cam kết về mức độ cạnh tranh nước

ngoài trong một ngành nhất định, bởi họ cho rằng đó là chức năng cơ bản

của chính phủ. Trong trường hợp này, các chính phủ

chỉ

tuân thủ

những

nghĩa vụ

tối thiểu như

bảo đảm sự

minh bạch trong cách thức điều tiết

ngành dịch vụ này và không được phân biệt đối xử giữa các nhà cung ứng

dịch vụ

nước ngoài với nhau.46 Nhưng Luật Du lịch 2005 cũng chỉ

mới

dừng lại ở việc ghi nhận về quyền thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.47

Bên cạnh đó, nếu so sánh với quy định tại điều 8 của LDN 2005 về

các quyền của doanh nghiệp thì rõ ràng cách thiết kế các quyền của tổ

chức, cá nhân kinh doanh du lịch theo quy định của Luật Du lịch 2005 còn khá giản đơn, nếu không nói là sơ sài:

(i) Doanh nghiệp được tự

chủ

trong hoạt động kinh doanh và phát

triển thị trường bằng các quyền cơ bản như tự chủ kinh doanh, chủ động

lựa chọn ngành nghề, chủ

động mở

rộng quy mô và ngành nghề

kinh

doanh; được nhà nước khuyến khích ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi

tham gia sản xuất, cung

ứng sản phẩm, dịch vụ

công ích; chủ

động tìm


46 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB CAND, Hà Nội, tr.128.‌

47 Điều 42 Luật Du lịch 2005.


kiếm thị trường khách hàng và ký kết hợp đồng; kinh doanh xuất khẩu,

nhập khẩu.

(ii) Trong việc quản lý, điều hành nội bộ, doanh nghiệp được quyền tự quyết nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh, bao gồm các quyền như: Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan

hệ nội bộ; chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản của doanh nghiệp; chủ

động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; tuyển dụng; thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

(iii) Các doanh nghiệp được quyền hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và ổn định. Theo đó, doanh nghiệp có quyền: Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy

định; khiếu nại, tố

cáo theo quy định của pháp luật về

khiếu nại tố cáo;

trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

­ Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch

Theo điều 40 Luật Du lịch 2005 thì tổ lịch có những nghĩa vụ sau:

chức cá nhân kinh doanh du

Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch hợp

pháp nói riêng luôn được Nhà nước công nhận, bảo hộ và tạo điều kiện

phát triển, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; Nhà nước thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch

­ Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.

Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có quyền tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các hoạt động du lịch, công bố các sản phẩm du lịch,


các điểm đến, các tuor, các tuyến du lịch liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của mình. Bên cạnh đó cũng có quyền được tư vấn, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch, di

tích, danh lam thắng cảnh, các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch, môi

trường du lịch, chính sách dự

án, đề

án phát triển du lịch. Đồng thời có

quyền tổ chức cập nhật, lưu trữ thông tin du lịch,

­ Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.

Khi các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đảm bảo các điều kiện nhất định để có thể tham gia vào các hiệp hội, tồ chức về du lịch ở trong nước và ngoài nước thì có quyền làm đơn để tham gia. Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch khi tham gia vào các hiệp hội hoặc tổ chức nghề nghiệp về du

lịch thì sẽ được hưởng những quyền nhất định và bên cạnh đó thì cũng

phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.

Cũng theo quy định của pháp luật các nghĩa vụ chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bao gồm:

­ Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp

luật.

­ Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh

doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành nghề cần có giấy phép đăng ký kinh doanh du lịch.

­ Thông báo bằng văn bản với cơ quan Nhà Nước về du lịch có thẩm quyền. Thời điểm bắt đầu kinh doanh du lịch hoặc khi có thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.

­ Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch, bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023