Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch.


thực phẩm khi cung cấp các dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Việc sử dụng hóa chất trong cơ sở lưu trú du lịch phải tuân theo các quy định của Luật hóa chất và các quy định khác có liên quan; bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khách lưu trú; không gây ô nhiễm môi trường. Quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình môi trường và các số liệu: tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, rác thải, nước thải, khí thải độc hại của cơ sở lưu trú du lịch; thu thập phản hồi của khách lưu trú về môi trường để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Khuyến khích đăng ký cấp

nhãn hiệu cơ sở

lưu trú du lịch thân thiện với môi trường như

nhãn sinh

thái, nhãn du lịch bền vững. Bố trí nhân lực theo dõi, quản lý công tác bảo vệ môi trường du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.”61

Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định tại Thông tư số 20/2011/TT­BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa, phương tiện phải bảo đảm yêu cầu các quy định sau:

Đối với phương tiện lưu trú du lịch phải có buồng ngủ hoặc phòng ngủ bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ theo quy định hiện hành; Có bảng chỉ dẫn vị trí bố trí, bảng hướng dẫn sử dụng

trang thiết bị

cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

môi

trường treo ở địa điểm mà hành khách dễ nhìn thấy và dễ hiểu; có bảng

Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch - 10

hướng dẫn sử dụng áo phao cứu sinh, sử dụng búa để mở hoặc phá cửa

thoát hiểm; Có thiết bị

theo dõi thời tiết, thông tin liên lạc: có hệ

thống

thông tin nội bộ từ phòng thuyền trưởng đến các khu vực dịch vụ, buồng ngủ hoặc phòng ngủ của khách; có ghi số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn; Có biểu đồ tuyến hành trình du lịch, các cảng, bến đón, trả hành khách và các điểm neo đậu; Có đầy đủ định biên thuyền viên theo


61 Điều 8, Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT­BVHTTDL­BTNMT.


quy định và phải được bố trí trực cảnh giới 24/24 giờ; Có sổ danh bạ thuyền viên và nhân viên phục vụ trên phương tiện được ghi chép đầy đủ và lưu giữ tại phương tiện, bổ sung hàng ngày (nếu có thay đổi).”62

Điều 27 Luật phòng cháy chữa cháy 2001 quy định: “Tại bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác phải có phương án thoát nạn; có lực lượng hướng dẫn, trợ giúp cho mọi người, đặc biệt đối với những người không có khả năng tự thoát nạn; có phương án phối hợp với các lực lượng khác để chữa cháy.” Các cơ sở lưu trú phải có các phương tiện phòng cháy, chữa cháy phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở 63.

­ Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý Nhà Nước về Y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm; thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.64

Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.65

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm thông tin,

giáo dục, truyền thông về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho toàn bộ

nhân viên và khách du lịch cư trú tại cơ sở với những nội dung cơ bản sau: Nguyên nhân, đường lây truyền, cách nhận biết bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Hậu quả của bệnh truyền nhiễm đối với sức khoẻ, tính mạng con người.66


62 Điều 5, Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT­BGTVT­BVHTTDL.‌

63 Điều 7, Nghị định số 79/2014/NĐ­CP.

64 Khoản 1, Điều 2, Luật Phòng, chống bệnh truyển nhiễm 2007.

65 Khoản 4, Điều 2, Luật Phòng, chống bệnh truyển nhiễm 2007.

66 Điều 9, Luật Phòng, chống bệnh truyển nhiễm 2007.


Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải thực hiện biện pháp

bảo đảm về

vệ sinh nơi

ở, nơi công cộng, nơi sản xuất, kinh doanh,

phương tiện giao thông, xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt và các biện pháp bảo đảm khác về vệ sinh theo quy định của pháp luật có liên quan để không làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm67.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.68

Thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật: Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm đề nghị người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. Đối với người

dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên

nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi. 69

Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính.70 Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.71 Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú.72

Bồi thường cho khách du lịch về thiệt hại do lỗi của mình gây ra:

Nếu tổ

chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch để

xảy ra thiệt hại cho


67 Điều 19, Luật Phòng, chống bệnh truyển nhiễm 2007. 68 Điều 47, Luật Phòng, chống bệnh truyển nhiễm 2007. 69 Khoản 2, Điều 21, Thông tư 35/2014/TT­BCA.‌‌‌

70 Khoản 3, Điều 21, Thông tư 35/2014/TT­BCA.

71 Khoản 3 Điều 31, Luật Cư trú 2006.

72 Khoản 4, Điều 21, Thông tư 35/2014/TT­BCA.


khách du lịch (như bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác) trong trường hợp do lỗi của cơ sở lưu trú thì phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho khách du lịch.73

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

­ Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ


và kịp thời. Các bên có

thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

­ Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

­ Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.74

Cách xác định thiệt hại cụ thể thì phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự 2005: từ Điều 608 đến Điều 630.

2.1.5. Xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về các điều kiện kinh doanh cũng như đảm bảo các điều kiện khác như đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm về phòng cháy chữa cháy, về y tế, về đăng ký khai báo lưu trú... Trong trường hợp các cơ sở kinh doanh lưu trú vi phạm pháp luật thì tùy mức độ có thể bị xử lý bằng hình thức phạt tiền hoặc tước giấy phép kinh doanh. Mức độ xử phạt căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.


73 Điều 604 Bộ Luật Dân Sự 2005.‌

74 Điều 605 Bộ Luật Dân Sự 2005.


Tuy nhiên việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch vẫn còn chồng chéo, không thống nhất và không bao quát. Cụ thể:

Từ khi thi hành Luật Du lịch đến nay (10 năm), nước ta đã áp dụng 4 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, bao gồm: Nghị

định số

50/2002/NĐ­CP, Nghị

định 149/2007/NĐ­CP, Nghị

định

16/2012/NĐ­CP và Nghị định 158/2013/NĐ­CP.

Nghị định 158/2013/NĐ­CP được ban hành theo tư duy mới, thể hiện

trình độ

lập pháp cao đó là nhập 3 văn bản xử

phạt vi phạm hành chính

trong cả 3 lĩnh vực tương ứng do Bộ Văn hóa­ Thể thao & Du lịch quản lý

thành một văn bản chung nhất. Nhưng lẽ

ra sự

sáp nhập này phải được

thực hiện ngay từ

khi ban hành Nghị

định 16/2012/NĐ­CP. Bởi lẽ, việc

quản lý ba lĩnh vực nói trên đã được sáp nhập từ tháng 7/2007 nhưng mãi

đến năm 2013, Chính phủ một.

mới sáp nhập ba nghị

định xử

phạt này thành

Tuy nhiên, Nghị

định 158/2013/NĐ­CP quy định xử

phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo đã không tổng hợp hết những nội dung cần thiết từ Nghị định 16/2012/NĐ­CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, tạo ra những khoảng trống trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:

Đối với quy định về “biện pháp khắc phục hậu quả”, Điều 2 Nghị

định 158/2013/NĐ­CP quy định 13 biện pháp khắc phục hậu quả gồm 6

biện pháp khắc phục hậu quả

trong Điều 28 Luật xử

lý vi phạm hành

chính75 và 7 biện pháp được liệt kê thêm.76 Trong khi trước đó, khoản 3


75 Sáu biện pháp được áp dụng là: điểm a, b, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính‌

76 Bảy biện pháp được liệt kê thêm gồm: ­Buộc hủy bỏ kết quả tuyển chọn vận động viên, kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao; ­Buộc hủy bỏ thành tích thi đấu thể thao; ­Buộc tháo dỡ triển lãm, biển hiệu; ­Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử ­ văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;

­Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng;­Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo; ­Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân.


Điều 3 Nghị định 16/2012/NĐ­CP (văn bản đã bị thay thế) liệt kê rất rõ 12 biện pháp khắc phục hậu quả.77 Nhưng 13 biện pháp quy định sau này không thay thế được cho 12 biện pháp trước đó.

Đặt trường hợp xử phạt hành vi “Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch

theo quy định” theo điểm a

Khoản 5 Điều 45 Nghị

định 158/2013/NĐ­CP

về vi phạm quy định kinh doanh lưu trú du lịch. Hành vi này bị phạt tiền từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ mà không kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc bổ sung đủ nội thất, tiện nghi, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch”. Như vậy, chủ thể vi phạm sẽ hành xử như thế nào. Nếu chủ thể vi phạm cứ nộp phạt và tiếp tục tái phạm, còn cơ quan xử phạt thì cứ đi phạt và cứ đi kiểm tra để tái phạt.

Mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực ban hành các văn bản pháp luật về lĩnh vực du lịch – kinh doanh lưu trú du lịch, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch nhưng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu cuộc sống. Vì vậy, cần có những nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả này.


77 Mười hai biện pháp gồm: a) Buộc bổ sung đủ nội thất, tiện nghi, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch; b) Buộc thực hiện đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật; c) Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch; d) Buộc nộp đủ số tiền ký quỹ theo quy định; đ) Buộc thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; e) Buộc gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật; g) Buộc bổ sung đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý, nhân viên phục vụ tương ứng với tiêu chuẩn từng loại, hạng cơ sở lưu trú dịch vụ theo quy định của pháp luật; h) Buộc gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch đúng với quyết định xếp hạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; i) Buộc dỡ bỏ hủy bỏ ấn phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu, đồ dùng, trang thiết bị vi phạm quy định của pháp luật; k) Buộc tháo dỡ, tiêu hủy các vật phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chấm dứt các chương trình quảng bá đối với một số hành vi vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch; l) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường gây ra; m) Buộc thi hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính”.


2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

2.2.1. Thị trường cơ sở lưu trú du lịch.

Thực hiện đường lối đổi mới của đất nước những năm gần đây du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đang khởi sắc và đạt

được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự triển kinh tế ­ xã hội của đất nước.

nghiệp phát

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục du lịch kết thúc năm 2012, ngành du lịch đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8% tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 201178. Cũng theo thông tin từ Tổng cục Du

lịch (Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch) ngày 25/8/2014 cho biết lượng

khách quốc tế

đến Việt Nam trong tháng 8/2014

ước đạt 618.588 lượt

khách, tăng 9,5% so với tháng 7/2014. Kết quả này đã góp phần đưa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong tám tháng của năm 2014 ước đạt hơn 5,47 triệu lượt, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là hơn 3,3 triệu lượt, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2013;

khách đến vì công việc tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến

thăm thân tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2013. Khách đến Việt Nam vì các mục đích khác tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2013. Đa số các thị trường khách đều tăng trong tám tháng của năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, cụ

thể

thị

trường Hong Kong tăng 97,5%, Đức tăng 83,3%, Nga tăng 27,1%,

Tây Ban Nha tăng 24,3%; Lào tăng 21,5%; Campuchia tăng 20,1%; Anh tăng 17,2%, Trung Quốc tăng 17,2%…79 Tổng số khách du lịch nội địa trong tám tháng đầu năm 2014 ước đạt 30,1 triệu lượt khách, tăng 6,9% so với cùng

kỳ năm 2013. Tổng thu từ

khách du lịch

ước đạt 159.770 tỷ

đồng, tăng

20,4% so với cùng kỳ năm 201380.


78Tổng cục Du lịch, Số liệu thống kê, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/cat/1205/3, truy cập ngày 19/8/2015‌

79Tổng cục Du lịch, Số liệu thống kê, http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/12500, truy cập ngày 19/8/2015.

80Tổng cục Du lịch, Số liệu thống kê, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/cat/1205/3, truy cập ngày 19/8/2015.


Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngành khách sạn đang chuyển từ số lượng sang chất lượng, phát triển hệ thống khách sạn

cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, cạnh tranh bằng chất

lượng sản phẩm.

Tính đến tháng 6/2014, cả nước có 15.998 cơ sở lưu trú với 331.538 buồng, So với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch khi Pháp lệnh du lịch có hiệu lực thì cả nước có 3.267 cơ sở lưu trú với 72.200 buồng và khi Luật du lịch

2005 cả

nước có 7.039 cơ sở

lưu trú với 160.500 buồng.81 Như

vậy cho

thấy hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển ổn định theo sự phát triển của xã hội và sự điều chỉnh của pháp luật.

Bên cạnh những kết quả

đạt được về

sự tăng trưởng và hiệu quả

hoạt động thì việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở nước ta còn một số hạn chế cần được quan tâm giải quyết đó là:

Mặc dù số lượng khách sạn và lượng buồng tăng nhanh nhưng cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng không theo quy hoạch thống nhất, quy mô khách sạn hầu hết thuộc loại nhỏ ( khách sạn có quy mô dưới 20 phòng ). Các khách sạn loại này chủ yếu tại các tỉnh có trung tâm du lịch, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, việc áp dụng công nghệ tiên tiến bị hạn chế...

Những khách sạn có quy mô nhỏ thường được xây dựng cách đây

hàng chục năm, thiết kế

và trang bị

thiếu tính đồng bộ. Đội ngũ cán bộ

quản lý và nhân viên phục vụ trái chuyên môn nghiệp vụ, nhiều người

chưa qua đào tạo bồi dưỡng. Do việc tuyển chọn người thiếu quy định chặt chẽ, bản thân những người quản lý khách sạn có cấp hạng thấp cũng

không đòi hỏi cao đối với đối tượng tuyển chọn về kỹ thuật, tay nghề,

ngoại ngữ hoặc chỉ đào tạo một lần, chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Những yếu kém trên có thể coi như đặc


81 Vụ

Khách sạn – Tổng cục Du lịch, Cơ

sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000­2014,

http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13461, truy cập ngày 19/8/2015

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí