Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch


vì mục đích chuyến đi của họ quá rõ ràng nên họ vẫn được gọi là khách du lịch.

Nhóm 2, Là những người sử dụng những dịch vụ của ngành du lịch, trong số này có những người không phải là khách du lịch thật sự và mục đích chuyến đi của họ không liên quan đến du lịch, song do họ sử dụng các dịch vụ du lịch nên họ vẫn được đưa vào danh sách thống kê.

Như vậy, đối tượng kinh doanh lưu trú du lịch là khách du lịch đến lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch. So với đối tượng kinh doanh phát triển du lịch, điểm du lịch thì đối tượng kinh doanh lưu trú du lịch có nhiều đặc điểm khác. Đối tượng kinh doanh phát triển du lịch, điểm du lịch là đầu tư, bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có, đưa các tài nguyên tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Điểm khác nhau của đối tượng kinh doanh lưu trú du lịch với đối tượng kinh doanh vận chuyển khách du lịch là khách du lịch đến cơ sở lưu trú và vận chuyển khách du lịch. Đối với kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch tại các khu du lịch, đô thị du lịch.

Tuy nhiên hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp lữ hành không chỉ là

người mua hay người bán sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ mà còn đáp ứng vai trò là người sản xuất ra trực tiếp các sản phẩm du lịch ( doanh nghiệp lữ hành kinh doanh dịch vụ hàng không, nhà hàng, khách sạn...).

Để có hoạt động du lịch thì phải có khách du lịch, bởi vậy khách du lịch được đặt ở vị trí trung tâm trong kinh doanh du lịch. Do đó, nhiều nội dung trong luật du lịch được quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho

khách du lịch. Các quy định về

kinh doanh lữ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

hành, lưu trú, vận chuyển,

kinh doanh các dịch vụ du lịch khác cũng hướng đến mục đích nâng cao

Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch - 6

chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng, số lượng dịch vụ như đã cam kết với du khách, tương ứng với số tiền mà khách du lịch đã chi trả.


Trong kinh doanh lưu trú du lịch cũng vậy nhìn ở

góc độ

chung thì

luật du lịch quy định cụ

thể về

bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của

những người tham gia du lịch và của xã hội ở việc bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch27 và bảo đảm an toàn cho khách du lịch.28

Theo đó khách sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như: Được lựa chọn hình thức du lịch, hưởng đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng, được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, tài sản...



27 Điều 35 Luật Du lịch 2005.‌

28 Điều 37 Luật Du lịch 2005.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1 Luận văn, tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch, bao gồm các khái niệm cơ bản, đặc điểm, vai trò của kinh doanh lưu trú du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Kết quả nghiên cứu lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng.

Trên cơ

sở những nghiên cứu này, tác giả

đưa ra nhận xét về kinh

doanh lưu trú du lịch, ngoài những đặc điểm chung về kinh doanh du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch còn có những đặc điểm đặc thù nhất định, vì thế các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch phải nắm được các đặc điểm cụ thể

này để hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch đạt được hiệu quả phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

cao, góp


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN‌


2.1. Thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

2.1.1. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch

Nhiều nghiên cứu cho rằng, quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là sự tự do trong hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất của cải vật chất cho xã hội, mà hoạt động kinh tế giữ vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định hay ảnh hưởng các mặt hoạt động của quốc gia.29 Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh luôn gắn liền với một hệ thống pháp luật cụ thể, một quốc gia nhất định và trong một nước có pháp luật, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm.30 Trong bối cảnh đó, quan niệm về quyền tự do kinh doanh và giới hạn quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của thị trường luôn có những bước phát triển mới. Và với mỗi giai đoạn phát triển, pháp luật lại có những thay đổi trong việc nhận định lại nội hàm của

quyền tự

do kinh doanh. Một lẽ

đương nhiên là, khi quyền tự

do kinh

doanh của cá nhân được mở rộng, pháp luật phải thay đổi cách thức và nội dung của quản lý nhà nước đối với thị trường.31

Trước đây, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cơ quan có thẩm

quyền quy định về điều kiện kinh doanh không được xác định trong một

văn bản có hiệu lực pháp luật cao dẫn đến việc có quá nhiều văn bản quy định một cách phân tán các ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ “ngoại lệ trở thành thông lệ, từ cái hữu hạn thành cái tràn lan.32


29 Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở

Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 19.

30 Baron de Monstesquieu (2010), Tinh thần pháp luật, NXB Đà Nẵng, tr. 101.

31 Nguyễn Ngọc Sơn (2005), “Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 101, tr. 52.

32 Bùi Ngọc Cường (2004), tldd 34, tr. 107


Từ khi Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực,

quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp đã mở rộng hơn, từ việc các doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cho phép, thì giờ đây, các doanh nghiệp có thể kinh doanh những ngành nghề mà pháp

luật không cấm. Quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật doanh

nghiệp nói chung và trong pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng

được thể

hiện qua những quy định về

quyền thành lập và góp vốn vào

doanh nghiệp; quyền tự

định đoạt, tự

quyết định của thành viên công ty,

quyền tự chủ trong kinh doanh, tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kinh doanh lưu trú du lịch

là ngành nghề

kinh doanh có điều kiện. Tổ

chức cá nhân chỉ

được kinh

doanh lưu trú du lịch kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật,

nghĩa là quyền tự

do kinh doanh lưu trú du lịch có giới hạn cụ

thể. Giới

hạn kinh doanh này phụ thuộc vào lợi ích chính đáng của các chủ thể khác trong xã hội vì hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch ảnh hưởng đến nhiều lợi ích khác như khách du lịch, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương, an ninh, chính trị, tôn giáo, lịch sử... Trong các nguyên tắc

cơ bản của pháp luật chứa các nội hàm “đạo đức xã hội”, “thuần phong

mỹ tục”, “lợi ích xã hội” hay “lợi ích công cộng” từ đó tạo nên các giới hạn

của quyền tự

do nói chung và quyền tự

do kinh doanh nói riêng. Để

xác

định rõ giới hạn của quyền tự do kinh doanh, chúng ta cần có các nguyên tắc quy định có giá trị bền vững.33

Mặt khác, điều kiện kinh doanh được hiểu là tập hợp các công cụ

mà chính phủ

sử dụng để

đặt ra các yêu cầu đối với công dân và doanh

nghiệp. Vì thế, có quan điểm cho rằng: “Điều kiện kinh doanh là mọi sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hóa bằng những hành vi của nhân viên hành chính


33 Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú (2012), “Mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1), tr. 60.


có quyền chấp nhận hoặc khước từ việc đăng ký hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể”.34

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Việc doanh nghiệp phải đủ điều kiện để kinh doanh đối với một số lĩnh vực kinh doanh là thực sự cần thiết, và điều này cũng rất phổ biến ở các quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam. Song sự khác nhau trong quy định về cấm kinh doanh, điều kiện kinh doanh giữa Việt Nam và nước ngoài là ở mức độ và phạm vi. Mục đích cơ bản của việc này là để đảm bảo rằng chủ thể kinh doanh ngành nghề đó sẽ không gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những lợi ích nhà nước cần bảo vệ.35

Theo Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 thì kinh doanh dịch

vụ lưu trú vẫn tiếp tục là một ngành, nghề

đầu tư

kinh doanh có điều

kiện.36 Đối với điều kiện kinh doanh phải có giấy phép, chủ thể kinh doanh phải tiến hành các thủ tục xin cấp phép kinh doanh và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận dưới hình thức giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Theo Luật Du lịch 2005, ngoài những quy định chung về nghĩa vụ

của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch như thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành nghề cần có giấy phép...thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau:37

1. Các điều kiện chung bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch.


34 Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.23‌

35 Bùi Xuân Hải (2011), “Tự do kinh doanh, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5,tr.37Error: Reference source not found‌

36 Phụ lục IV, Luật Đầu tư năm 2014.

37 Điều 64 Luật Du lịch 2005.


b) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an

toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;

2. Các điều kiện cụ thể bao gồm:

a) Đối với khách sạn, làng du lịch phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại hạng;

b) Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu

tối thiểu về

trang thiết bị

và mức độ

phục vụ

theo tiêu chuẩn xếp hạng

tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

c) Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Có thể thấy, chủ thể kinh doanh theo Luật Du lịch 2005 đã mở rộng đến các tổ chức và cá nhân, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này thì có thể kinh doanh lưu trú du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là

Luật Du lịch 2005 không có định nghĩa hay quy định thế

nào là tổ

chức.

Điều đó cũng tạo ra nhiều cách hiểu không thống nhất về các chủ thể này. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất thì chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi kinh doanh. Bao gồm những tổ chức, cá nhân đã

làm thủ

tục đăng ký hay xin phép kinh doanh và những tổ

chức, cá nhân

khác có thực hiện hành vi kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Còn nếu hiểu theo nghĩa của pháp luật thực định, thì chủ thể kinh doanh là những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh mang tính nghề nghiệp, hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định và đã làm thủ tục, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luât.38


38 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.16.


Như vậy, có thể hiểu tổ chức muốn kinh doanh lưu trú du lịch thì có thể đăng ký theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và lựa chọn một trong bốn hình thức sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạng, Công ty cổ phần hay Công ty hợp danh.

Còn nếu cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch thì có thể đăng ký mô hình hộ kinh doanh cá thể. Đối với hộ kinh doanh, theo khoản 1 Điều 49 Nghị

định 43/2010 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt

Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. Đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch là một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cá nhân phải đăng ký để nhà nước thống kê và quản lý, giám sát đảm bảo các điều kiện kinh doanh. Địa điểm để đăng ký có thể là nơi đăng ký nhân khẩu thường trú, tạm trú hoặc địa điểm kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 13 LDN 2005 thì những tổ chức cá nhân

không được quyền thành lập và quản lý, mua cổ phần, góp vốn vào doanh

nghiệp thì đương nhiên cũng không đủ

điều kiện để

tham gia hoạt động

kinh doanh lưu trú du lịch dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với trường hợp hộ kinh doanh thì pháp luật lại có quy định khác. Các cá nhân

thuộc hầu hết các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý, góp vốn vào

doanh nghiệp không bị cấm đăng ký làm chủ hộ kinh doanh. Các đối tượng này vẫn có thể đăng ký hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

Bên cạnh những điều kiện chung, thương nhân kinh doanh lưu trú du lịch còn phải đảm bảo những điều kiện cụ thể khác, như là:

(i) Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật,

Yêu cầu về địa điểm kinh doanh là phải phù hợp với quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành của Nhà nước về vệ sinh phòng dịch,

bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã

hội. Địa điểm kinh doanh phải cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi rác, hồ

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí