Chất Lượng Các Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Thanh Hoá (2009)

Bảng 2.9: Chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch Thanh Hoá (2009)


STT

Các chỉ tiêu chất lượng

Số cơ sở

Số phòng

Tổng số cơ sở đạt tiêu chuẩn

135

3467

1

Chất lượng 3 - 4 sao

2

108

2

Chất lượng từ 1 - 2 sao

29

502

3

Đạt tiêu chuẩn kinh doanh

104

2857

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa - 10

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

Bảng 2.10: Vị trí trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước (2009)


STT

Tỉnh, TP

Tổng số cơ sở lưu trú

Tổng số phòng

Phòng/ cơ sở

1

Hồ Chí Minh

713

18.231

36

2

Hà Nội

459

10.452

42

3

Thanh Hoá

365

6.723

28

4

Lâm Đồng

521

6.231

18

5

Hải Phòng

218

4.352

39

6

Thừa Thiên Huế

613

4.086

12

7

Quảng Ninh

314

4.012

21

8

Bà Rịa – Vũng Tàu

120

3.970

46

9

Đà Nẵng

89

3.650

45

10

Nghệ An

78

3.135

47

Nguồn: Tổng cục du lịch

Thực tế trên cho thấy, cơ sở vật chất - kỹ thuật của du lịch Thanh Hoá đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển hiện nay thì quy mô còn nhỏ bé, chất lượng còn thấp, rất ít khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, điều này sẽ là một trở ngại trên con đường hội nhập du lịch của tỉnh.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chất lượng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay của ngành

Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là một biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Thanh Hoá nhằm thu hút khách du lịch, giáo

dục du lịch toàn dân, góp phần thực hiện tuyên truyền đối ngoại và đối nội.

Thực tiễn hiện nay du khách đến Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng còn thiếu thông tin về du lịch. Các nguồn thông tin chính thức phát hành ở Thanh Hoá chưa nhiều, chưa phong phú, đa dạng về hình thức, nghèo nàn về nội dung. Các chương trình quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của tỉnh còn thiếu, các hội nghị, hội thảo về các chuyên đề du lịch còn mang nặng tính hình thức, chưa có nội dung hấp dẫn đối với du khách, chưa có một chương trình quảng cáo mang tính chuyên ngành. Chính điều này, đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh tế du lịch Thanh Hoá.

Thứ hai, nguồn nhân lực cho ngành du lịch Thanh Hoá còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất cập trong cơ cấu đào tạo.

- Số lượng nguồn nhân lực thiếu

Thực tế trên cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước lao động ngành du lịch Thanh Hoá chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch. Theo dự kiến phát triển du lịch từ nay đến 2020, số lao động trực tiếp cần bổ sung hàng năm vào khoảng 15.000 -

20.000 người là một nhu cầu khá lớn, trong khi các trường trung học và dạy nghề hiện chỉ đáp ứng khoảng 7.000 lao động, chưa kể hàng vạn lao động hiện tại chưa qua đào tạo cần được đào tạo mới, bổ túc, bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

- Chất lượng nguồn nhân lực yếu

Hiện nay, ở Thanh Hoá số lao động có chuyên môn nghiệp vụ về Du lịch còn thấp (chiếm 28,4% tổng lao động toàn ngành), số lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao (38,8 %). Môi trường đào tạo và học tập kinh nghiệm cho lao động, đặc biệt là lao động trong các bộ phận nồng cốt còn hạn chế; thiếu các lao động giỏi, các chuyên gia đầu ngành. Đây là bước cản trở lớn đối với sự phát triển của ngành Du lịch Thanh Hoá.

Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế

thế giới, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ngành Du lịch Thanh Hoá còn ở mức thấp.Tính đến năm 2009, số lao động biết ngoại ngữ là 5708 người, chỉ chiếm 35,1% tổng số lao động toàn Ngành - trong đó trình độ đại học hoặc tương đương chiếm một số ít ỏi (2,2% ), đa số là biết tiếng Anh, các ngoại ngữ khác không đáng kể.

Ngoài ra, số lao động theo mùa vụ chiếm tỷ lệ khá cao, hầu hết chưa được đào tao về nghiệp vụ du lịch, thậm chí trình độ văn hoá còn thấp. Sự quản lý và điều phối số lao động này còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lộn xộn, thiếu văn minh trong du lịch. Ở địa bàn Sầm Sơn, một số người còn kinh doanh theo kiểu “cơ hội”, “chụp giật”, đẩy giá mặt hàng, dịch vụ phục vụ lên gấp nhiều lần nếu du khách không có sự thoả thuận trước. Tình hình này nếu không được ngăn chặn sẽ làm “hoen ố” hình ảnh đẹp của du lịch xứ Thanh.

Bảng 2.11: Trình độ lao động ngành kinh tế du lịch (2000 - 2009)


Năm

Tổng LĐ

Trình độ đào tạo

ĐH,CĐ

Tỷ lệ

(%)

Trung

cấp

Tỷ lệ

(%)

cấp

Tỷ lệ

(%)

khác

Tỷ lệ

(%)

2000

1795

158

8,8

204

11,4

571

31,8

862

48

2001

1883

172

9,1

225

11,9

613

32,6

837

46,4

2002

2125

188

8,8

242

11,4

676

31,8

1019

48

2003

2654

252

9,6

327

12,3

800

30,1

1275

48

2004

3708

931

25,1

1337

36,1

863

23,3

667

16,5

2005

4319

1020

23,6

1342

31,0

872

20,1

1085

25,1

2006

5185

1356

26,1

1679

32,3

893

17,2

1257

24,2

2007

7328

2428

33,1

2854

38,9

947

12,9

1099

14,9

2008

7586

2829

37,2

2981

37,9

985

12,9

791

10,4

2009

8679

3127

36,0

3108

35,8

1418

16,3

1026

11,8

Nguồn:sở du lịch Thanh Hoá

Ở các doanh nghiệp lưu trú du lịch: Hiện nay trên toàn tỉnh Thanh Hoá có 428 cơ sở lưu trú du lịch với 805 cán bộ trực tiếp quản lí, trong đó có 422 người có trình độ đại học và cao đẳng (chiếm 48,9%). Tuy nhiên, số cán bộ quản lý doanh nghiệp được đào tạo chuyên ngành kinh tế du lịch còn rất ít, chỉ có 55

người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 6,7% và 228 cán bộ quản lý doanh nghiệp được bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ngắn hạn chiếm 29,2% ; số đông còn lại chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Ở các cơ sở kinh doanh lưu trú: Đội ngũ nhân viên phục vụ trong ngành kinh tế du lịch chưa được đào tạo cơ bản, chính quy. Tính đến năm 2009, nhân viên phục vụ ở một số các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp như lễ tân, buồng, bàn, bếp… được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành kinh tế du lịch và ngoại ngữ còn rất hạn chế.

Trong tổng số 4908 nhân viên phục vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch, chỉ có 338 người có nghiệp vụ du lịch ở trình độ đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 9,5% ; trung cấp, công nhân kỹ thuật bậc nghề từ 2 - 7 là 758 lao động, chiếm tỷ lệ 33,9%. Đây là một sự mất cân đối đáng báo động đối với ngành kinh tế có sức hấp dẫn này.

Bảng 2.12: Đội ngũ nhân viên phục vụ lưu trú du lịch Thanh Hoá (2009)

Đơn vị tính: Người


STT

Chỉ tiêu

Lễ

tân

Buồng,

bàn, bar

Bếp

Nhiệm vụ

khác

Tổng

số NV

Tỷ

lệ %

1

Tổng số lao động

682

2109

985

1132

4908

-

2

Trình độ nghiệp vụ du lịch

- Đại học, cao đẳng

- Trung cấp, công nhân kỹ thuật (bậc nghề 2 - 7)

378

120

258

876

235

641

325

12

313

254

32

222

1833

399

1434

37,3

8,1

29,2

3

Trình độ ngoại ngữ

- Đại học (hoặc tương đương)

- Trình độ A, B, C

386

143

242

798

23

775

131

13

118

126

9

117

1441

188

1252

29,3

3,8

25,5

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

Nhân viên lễ tân: là lao động tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất và trong những thời điểm nhạy cảm nhất (người mở đầu cuộc tiếp xúc với khách du lịch bằng việc giới thiệu các điều kiện phục vụ cho tới khi đạt được thoả thuận tiếp

nhận khách hay phục vụ khách ). Do đó họ được đánh giá là bộ phận quan trọng ở các cơ sở lưu trú, phản ánh chất lượng lao động và trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên và cũng chính là chất lượng sản phẩm dịch vụ mà cơ sở đó cung cấp. Trong quá trình tiếp xúc nếu để xảy ra một sơ suất nhỏ về mặt nào đó cũng đủ làm cho khách mất cảm tình, ngược lại hiểu biết tâm lý khách, giao tiếp khéo léo sẽ làm khách hài lòng ngay từ phút đầu gập gỡ. Điều này đòi hỏi nhân viên lễ tân phải có tiêu chuẩn nghiệp vụ cao, có kiến thức về thị trường, về thanh toán quốc tế, có thái độ lịch sự, phong cách đón tiếp lịch lãm, nói năng phải mềm mỏng đối với du khách. Song, ở Thanh Hoá hiện nay, tỷ lệ nhân viên lễ tân có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp, thiếu kiến thức tổng hợp và chưa có nghệ thuật giao tiếp ứng xử đối với du khách, thậm chí đại đa số các cơ sở lưu trú tư nhân không có nhân viên lễ tân chuyên trách mà do chủ cơ sở kiêm nhiệm.

Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Thanh Hoá, trong số 682 nhân viên lễ tân tại các cơ sở lưu trú thì chỉ có 378 người có nghiệp vụ du lịch, 128 người còn lại chưa được đao tạo một lớp nghiệp vụ du lịch nào. Số người có trình độ ngoại ngữ là 386 người (chủ yếu là biết tiếng Anh, còn ngoại ngữ khác như tiếng Trung, Nhật, Hàn ... hầu như không có). Số nhân viên biết tiếng Anh chuyên ngành và thông thạo rất ít, chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thông thường là phổ biến nên rất khó khăn trong giao tiếp và phục vụ khách nước ngoài.

Nhân viên buồng, bàn, bar, bếp: là lực lượng đông đảo nhất trong các cơ sở lưu trú (chiếm 69,6%) nhưng lại là nguồn lao động có mặt bằng trình độ đáng báo động nhất. Nhân viên bàn, bar, buồng kỹ năng phục vụ chuyên ngành chưa cao, thái độ phục vụ, thái độ giao tiếp ứng xử chưa tốt. Đội ngũ chuyên gia, đầu bếp giỏi còn thiếu, trình độ kỹ thuật chưa cao, chưa có khả năng chế biến những món ăn ngon, hình thức hấp dẫn và đặc trưng cho từng vùng. Hiện nay, Thanh Hoá có 2109 nhân viên buồng, bàn, bar, trong đó mới có 876 người

có trình độ chuyên ngành về du lịch, chiếm 37,3 %. Đây là con số còn khiêm tốn, dẫn đến chất lượng phục vụ trong các cơ sở lưu trú của ngành kinh tế du lịch Thanh Hóa chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách. Trong tổng số 985 nhân viên bếp hiện nay, có 325 người được đào tạo nghề, song chất lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra trong ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá là hết sức nặng nề trong việc đào tạo kỹ thuật bếp có tay nghề cao, đảm bảo phục vụ khách du lịch các món ăn Âu, Á và đặc sản của vùng, miền.

Ở các doanh nghiệp lữ hành: Hiện nay ở Thanh Hoá có 16 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 4 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp này là 158 người, cán bộ quản lý 23 người với 60 hướng dẫn viên du lịch có trình độ cao đẳng trở lên. Tuy nhiên, lao động trong các doanh nghiệp lữ hành chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi khắt khe của công việc do thiếu kinh nghiệm thực tế. Hiện nay, chưa có một hướng dẫn viên du lịch nào có đủ các điều kiện để được cấp thẻ theo quy định của ngành. Đây là hạn chế lớn đối với ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá, đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ cấp bách trong công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch đối với ngành.

Bảng 2.13: Lao động trong doanh nghiệp lữ hành


STT

Chỉ tiêu

ĐV tính

2005

2006

2007

2008

2009

1

Tổng số doanh nghiệp lữ hành

Đơn vị

10

11

13

14

16

2

Tổng số lao động trong doanh

nghiệp lữ hành

người

60

97

121

143

158

3

Cán bộ quản lý

Trình độ chuyên ngành du lịch Trình độ ngoại ngữ (A,B,C)

người

14

10

4

18

12

6

20

12

8

22

13

9

23

13

10

4

Nhân viên

người

46

79

101

121

135


Hướng dẫn viên du lịch nội địa


22

37

49

56

60


Nhân viên markettinh


20

32

41

49

58


Lái xe du lịch


4

10

11

16

17

Nguồn: Sở du lịch Thanh Hoá

- Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý

Hiện nay, toàn ngành chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực, hơn nữa, sự nhìn nhận của xã hội về vai trò của ngành du lịch chưa đúng mực nên ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Trong cơ cấu đào tạo thì coi nhẹ đào tạo nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ mà nặng về đào tạo cử nhân, dẫn đến cơ cấu và quy mô mất cân đối. Công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại, nội dung chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để đảm bảo điều kiện phục vụ đào tạo, đội ngũ nhà giáo còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nội dung chương trình đào tạo chưa thống nhất và quy chuẩn, chất lượng đầu vào ở các cơ sở đào tạo còn thấp.

Nhìn chung, lao động trong ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất cập trong quy mô và cơ cấu đào tạo… Đây là bước cản trở lớn trong sự phát triển mà ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần sớm tìm biện pháp khắc phục.

Thứ ba, công tác quản lý du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời

đại

Hiện nay, ở Thanh Hoá công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều hạn

chế, bất cập.

- Sắp xếp bộ máy từ Sở đến cơ sở còn chậm so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương chưa được hình thành. Một số huyện, thị, thành phố có các khu, điểm du lịch có bố trí một cán bộ theo dõi nhưng không chuyên trách, hầu hết là ghép nhiệm vụ cho một số phòng ban như phòng Văn hoá - thông tin, phòng Kế hoạch - sản xuất, hoặc có nơi ghép với phòng Công thương … Phần lớn cán bộ được bố trí chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch.

- Chưa có chính sách cũng như cơ chế thích hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực, nhất là chất xám, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch ở Thanh Hoá.

- Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ trong ngành nhiều loại chưa phù hợp, nhất là đối với lao động và cán bộ quản lý giỏi.

- Tiêu chuẩn hoá công việc và tiêu chuẩn hoá chức danh cho từng loại cán bộ trong ngành chưa đầy đủ, khó khăn trong việc quản lý.

Thứ tư, công tác đầu tư vẫn còn nhiều bất cập

Ngoài những yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực thì yếu tố vốn đầu tư đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Song, thực tế ở Thanh Hoá hiện nay công tác này vẫn còn là bài toán nan giải:

- Tiến độ đầu tư chậm: Đồng thời với việc xây dựng các khách sạn, đầu tư nâng cấp các cơ sở hiện có, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá đang chú ý đầu tư, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử … Tính đến năm 2009 tổng số vốn đầu tư đã đạt tới khoảng 250 tỷ đồng. Con số này là thành tựu rất đáng ghi nhận, song so với yêu cầu thực tế của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá hiện nay thì tiến độ đầu tư vẫn còn chậm, số vốn đầu tư còn hạn hẹp gây ảnh hưởng lớn đến công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.

- Công tác đầu tư còn dàn trải, chưa đúng hướng gây lãng phí nguồn vốn đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá.

- Cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư trong khu vực du lịch chưa được thoả đáng, mặt khác, một số cơ chế chính sách còn tồn tại bất hợp lý như chính sách về thuế, vốn và môi trường kinh doanh … Tình hình triển khai các dự án đầu tư còn chậm do nhiều nguyên nhân: thủ tục hành chính phiền hà, nguồn vốn hạn hẹp, chính sách đền bù giải toả cho dân còn chưa đúng mức …

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí