của ngành du lịch. Yếu tố con người chi phối rất mạnh đến chất lượng sản phẩm khách sạn vì các dịch vụ là kết quả cuối cùng của lao động trực tiếp thì vai trò của người quản lý điều hành trong khách sạn cũng rất quan trọng. Họ phải là những người có trình độ về quản lý kinh tế, nghiệp vụ du lịch…Từ đó có cái nhìn đúng đắn về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức tốt công tác đánh giá và có các biện pháp quản lý hữu hiệu nhất về chất lượng kinh doanh tại khách sạn mình.
Yếu tố trật tự trị an
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bất cứ chủ thể kinh doanh lưu trú nào trong việc kinh doanh. Chủ thể kinh doanh lưu trú ngoài việc phải tuân thủ hoàn toàn theo các qui định của pháp luật, chính sách của Nhà nước, ví dụ như chính sách về thuế, chính sách mặt hàng kinh doanh… còn phải phụ thuộc vào trật tự trị an tại thời điểm kinh doanh. Trật tự trị an là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi nó là một trong các yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người
tiêu dùng. Nếu trật tự
trị
an tại địa điểm và thời điểm kinh doanh được
đảm bảo thì cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn.
Để việc kinh doanh đạt hiệu quả lâu dài, Chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp có lợi nhất, Cùng với sự ổn định của chính trị, về mặt xã hội doanh nghiệp luôn quan tâm đến các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh của mình.
Ảnh hưởng của môi trường kinh tế,
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch - 2
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch
- Thực Trạng Quy Định Pháp Luật Về Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch
- Viện Nghiên Cứu Và Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (2004), Thời Điểm Cho Sự Thay Đổi – Đánh Giá Luật Doanh Nghiệp Và Kiến Nghị, Hà Nội, Tr. 9.
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Chủ Thể Kinh Doanh Lưu Trú Du Lịch
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Môi trường kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngành hàng khác. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, vì thế
trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh này bao gồm :
Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở cửa nền kinh tế có
ảnh hưởng đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn nhằm thu hút khách du lịch đến từ các nước khác.
Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư trong kinh doanh lưu trú du lịch...
Sự thay đổi về cơ
cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị
trí vai trò và xu
hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch.
Tốc độ
tăng trưởng kinh tế: Thể
hiện xu hướng phát triển chung
của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh lưu trú du lịch của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố trên, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái… cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Muốn đảm
bảo về
tốc độ
tăng trưởng trong tình hình khó khăn về
vốn đầu tư
cũng
như khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên Thế giới thì chủ thể kinh doanh phải chủ động trong việc tìm nguồn vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũ nhân viên các cấp. Đặc biệt tránh phải việc bị lạm dụng vốn…
Yếu tố cạnh tranh,
Cạnh tranh là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất cứ một chủ thể kinh tế nào kinh doanh trên thị trường, khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Khi đã có cạnh tranh thì vấn đề xảy ra đó là sự yếu đi về các mặt khác của chủ thể kinh doanh như tài chính, giá bán bị giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ kém đi. Điều đó chỉ có lợi cho người tiêu dùng. Trong cơ chế thị trường hiện nay muốn mở
rộng được thị phần thì ta phải cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khác nhưng phải tuân theo nguyên tắc đó là cạnh tranh “văn minh, lành mạnh và hợp pháp”. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp kinh doanh lưu trú. Tuy nhiên, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả
năng tồn tại, ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường. Cạnh tranh giúp
doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi.
Yếu tố khách hàng,
Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch hướng đến.
Khách hàng là nhân tố
quan trọng quyết định sự
thành bại của doanh
nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh nhu cầu du lịch của họ. Do đó doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng cho phù hợp.
1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch
Hiện nay, kinh doanh lưu trú du lịch có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển chung của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung, góp phần làm tăng nhận thức của người dân trong quá trình phát triển của quốc gia, vai trò này được thể hiện như sau:
Thứ nhất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kinh doanh lưu trú du lịch là một trong những hoạt động chính của
ngành du lịch nên hoạt động này có vai trò thực hiện các nhiệm vụ quan
trọng của ngành. Thông qua kinh doanh lưu trú du lịch thì một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch. Vì vậy, kinh doanh lưu trú du lịch sẽ làm tăng GDP của vùng và của cả quốc gia, tăng ngoại tệ, tác động đến cán cân thanh toán cho các vùng địa phương và quốc gia.
Kinh doanh lưu trú du lịch phát triển góp phần tăng cường thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Kinh doanh lưu trú du lịch là bạn hàng lớn của nhiều ngành kinh doanh khác trong nền kinh tế, vì hàng ngày kinh doanh lưu trú du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của nhiều ngành như: Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng và đặc biệt là thủ công mỹ nghệ.... thế nên khi kinh doanh lưu trú du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với việc kéo theo các ngành nghề khác phát triển, trong đó bao gồm cả việc khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch.
Thứ hai, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội
Kinh doanh lưu trú du lịch tạo điều kiện cho việc nghỉ ngơi tích cực trong thời gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, kinh doanh lưu trú du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của con người tại các điểm du lịch. Vai trò của kinh doanh lưu trú du lịch trong việc nâng cao khả năng lao động cho con người càng được tăng lên. Thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần một cách tích cực cho số đông người dân đã góp phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Điều đó càng làm tăng nhu cầu
tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa của đất nước và các thành tựu của công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng ta, góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Thứ ba, tạo thêm việc làm
Kinh doanh lưu trú du lịch đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối cao nên phát triển kinh doanh lưu trú du lịch sẽ giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người dân làm việc trong ngành. Mặt khác, do phản ứng dây chuyền về sự phát triển giữa kinh doanh lưu trú du lịch và các ngành kinh doanh khác là bạn hàng như đã phân tích ở trên sẽ tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên
quan. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của kinh doanh lưu trú du lịch trong sự phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.
Vai trò quan trọng khác nữa của kinh doanh lưu trú du lịch là thông qua hoạt động này, người dân các nước, các dân tộc gặp nhau và làm quen với nhau, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự gần gũi giữa mọi người từ
khắp mọi nơi, từ
các quốc gia, các châu lục trên thế
giới tới Việt Nam.
Điều đó cũng tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình, hữu nghị và tình đoàn kết giữa các dân tộc của kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng. Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch hiện đại có thể là nơi
tiến hành các cuộc họp, các hội nghị
cấp cao hoặc các hội nghị
theo các
chuyên đề, các đại hội, các cuộc gặp gỡ công vụ về kinh tế, chính trị văn hóa. Đây cũng có thể là nơi chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bản
chính trị, kinh tế
quan trọng trong nước và thế
giới. Tại các cơ sở
kinh
doanh lưu trú du lịch cũng thường được tổ chức nhiều hoạt động văn hóa
như
hòa nhạc, trưng bày nghệ
thuật hoặc triển lãm... Theo cách đó, kinh
doanh lưu trú du lịch đóng góp tích cực cho sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới với nhiều phương diện khác nhau.
1.5. Vai trò của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch Cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là ngành kinh tế thuộc “kinh
tế đối thoại” đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO,
do đó đòi hỏi pháp luật du lịch vừa đảm bảo là động lực tích cực thúc đẩy
sự phát triển của ngành du lịch trong nước vừa phù hợp với các cam kết
trên con đường hội nhập quốc tế. Từ những phân tích nêu trên đưa đến một khẳng định là, việc thể chế hóa các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói, Luật Du lịch 2005 đã tạo ra một luồng gió mới cho sự phát triển du lịch Việt Nam. Hành lang pháp lý do Luật mở ra cho ngành Du lịch đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt
động khá thông thoáng, không lệ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý. Một cách khái quát, vai trò của pháp luật được thể hiện qua một số luận điểm cơ bản sau:
(i) Đảm bảo sự quản lý của Nhà Nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch
Du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân là một ngành kinh tế thực sự và có khả năng đóng góp quan trọng vào sự
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Du lịch không chỉ là nguồn thu
ngoại tệ quan trọng cho đất nước mà còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội. Lưu trú du lịch là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh du lịch
ở nước ta. Du lịch đã mở
rộng và đa
dạng hóa các loại hình kinh doanh du lịch để thu hút cá nhân, tổ chức tham gia vào loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên không thể để hoạt động kinh doanh này phát triển tùy tiện mà phải đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà Nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.
Luật du lịch năm 2005 đã xác định các loại hình cơ sở lưu trú du lịch;
điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch; quyền và nghĩa vụ
của tổ
chức, cá
nhân kinh doanh lưu trú du lịch; quy định về việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch...
Chẳng hạn như về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch khác với kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp, kinh doanh cơ sở lưu trú có thể dưới hình thức doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh. Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng các điều kiện chung về đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và các điều kiện riêng (yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn...) đối với từng loại hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú được quy định theo các nhóm: Khách sạn, Làng du lịch, Biệt thự, Căn hộ du lịch, Bãi cắm trại, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, bảo đảm chất lượng phục vụ, trang thiết bị ổn định, biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...
(ii) Bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ doanh lưu trú du lịch
thể
kinh
Bên cạnh các quy định trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch thì
Nhà nước cũng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ
thể
kinh
doanh có thể phát triển, đa dạng hóa loại hình lưu trú, nâng cấp cơ sở vật
chất hạ tầng nhằm thỏa mãn và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Chủ
thể kinh doanh lưu trú du lịch là các tổ chức, cá nhân có đủ diều kiện kinh
doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo quy định tại Điều 64
của Luật du lịch 2005 thì điều kiện để chủ thể có thể kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm:
Điều kiện chung:
+ Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch.
+ Có biện pháp bảo đảm an ninh vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật cơ sở lưu trú du lịch.
Điều kiện cụ thể:
+ Đối với khách sạn, Làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng với mỗi loại hạng.
+ Đối với Biệt thự du lịch và Căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu
tối thiểu về
trang thiết bị
và mức độ
phục vụ
theo tiêu chuẩn xếp hạng
tương ứng với mỗi loại hạng.
+ Đối với Bãi cắm trại du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác phải đảm bảo tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Nếu ở Pháp lệnh Du lịch 1999, điều kiện về kinh doanh du lịch được quy định rất đơn giản là tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch phải có cơ sở lưu trú có đủ điều kiện tiêu chuẩn do cơ quan quản lý Nhà
nước về du lịch có thẩm quyền quy định thì ở Nghị định số 39/2000/NĐ
CP và Thông tư 01/2001/TTBVHTTDL hướng dẫn thi hành Nghị định 39 cũng đã có quy định kỹ hơn về chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch thể hiện dưới hai hình thức là doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch theo Luật Du lịch 2005 là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Điều này khác với kinh doanh lữ hành có chủ thể kinh doanh bắt buộc phải là doanh nghiệp.
Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo môi trường pháp lý thuận
lợi cho các chủ
thể
kinh doanh lưu trú du lịch được thể
hiện ở
các khía
cạnh: Được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh; Kinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề mà pháp luật cho phép; Lựa chọn loại hình và sản phẩm du lịch không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch....
(iii) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia du lịch và của xã hội
Người tham gia du lịch là người di chuyển từ
nơi
ở đến nơi khác
trong khoảng thời gian nhất định, nhằm mục đích du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Đối với khách du lịch nội địa có thể phân biệt thành hai nhóm.
Nhóm 1, Gồm những người và mục đích đi du lịch thuần túy, trong nhóm này có thể có người không sử dụng dịch vụ của ngành du lịch, song