Vai Trò Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Xã Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai


Điều 53, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Cụ thể hóa Hiến pháp 2013, khoản 5, Điều 26, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều đó khẳng định toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chỉ là những người được Nhà nước giao đất cho sử dụng chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai. Do đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp đất đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện; bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của Nhà nước; bảo vệ thành quả cách mạng về đất đai mà nhân dân ta đã giành được.

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.

Luật Đất đai năm 2013 với việc thừa nhận năm quyền năng của người sử dụng đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất) đã khẳng định tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Do đó, việc tôn trọng các quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa các quyền đó là nguyên tắc quan trọng của Luật Đất đai. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo, thì việc sử dụng đất không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai.

Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của pháp luật. Do vậy, hòa giải trở thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai quan trọng và đạt hiệu quả nhất.


Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa.

Do ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp đất đai đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nên việc giải quyết các tranh chấp đất đai phải nhằm vào mục đích bình ổn các quan hệ xã hội. Chú ý đảm bảo quá trình sản xuất của người dân, tránh làm ảnh hưởng dây chuyền đến cơ cấu sản xuất chung. Đồng thời cải thiện và bố trí, sắp xếp lại cơ cấu sản xuất hàng hóa theo chủ trương của Đảng: “Ai giỏi nghề gì, làm nghề ấy”.

Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa

Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. Phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo dài, làm ảnh hưởng tới tâm lý và lợi ích của người dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

1.2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai


Pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai - Thực tiễn tại Ủy ban nhân dân phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - 4

1.2.3.1. Giải quyết tranh chấp đất đai ngoài Tòa án

“Hoà giải tranh chấp đất đai” là một thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp Luật Đất đai. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được giải thích cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo báo cáo nghiên cứu được tài trợ bởi cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) và Quỹ Châu Á, căn cứ vào quan niệm chung về hoà giải, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hoà giải tranh chấp đất đai như sau: “Hoà giải tranh chấp đất đai là tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp trong sử dụng đất giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác”. Bên cạnh các đặc điểm chung của hoà giải tranh chấp, hoà giải tranh chấp đất đai còn có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, việc hoà giải tranh chấp đất đai không chỉ dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn áp dụng phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, quy ước, luật tục của địa phương,… để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp hoá giải bất đồng, mâu thuẫn về đất đai.

Thứ hai, việc hoà giải tranh chấp đất đai phải tiến hành vận động, tuyên truyền, thuyết phục các bên một cách kiên trì, bền bỉ, liên tục và tốn nhiều thời gian,


công sức của người hoà giải mới mong đạt được sự thành công. Hơn nữa, việc hoà giải tranh chấp đất đai muốn đạt hiệu quả thì không chỉ trông chờ vào các cơ quan công quyền mà phải khuyến khích, huy động sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của cộng đồng, các tổ chức quần chúng ở cơ sở và các thiết chế tự quản của người dân ở cơ sở.

Thứ ba, thực tế giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy do tính chất phức tạp, gay gắt của loại tranh chấp này, nên nếu tranh chấp đất đai không được giải quyết mau lẹ, nhanh chóng, dứt điểm ngay từ khi phát sinh bất đồng, mâu thuẫn thì việc giải quyết ngày càng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, việc hoà giải tranh chấp đất đai cần được thực hiện kịp thời và nhanh chóng. Điều này đòi hỏi tổ chức, cá nhân thực hiện vai trò hoà giải tranh chấp đất đai phải luôn luôn chủ động sẵn sàng vào cuộc ngay từ khi nảy sinh các bất đồng, mâu thuẫn về đất đai trong nội bộ nhân dân.

Thứ tư, do đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người nên tranh chấp đất đai tiềm ẩn nhiều hậu quả tiêu cực về chính trị, kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc hoà giải tranh chấp đất đai không chỉ là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội và của mỗi người sử dụng đất.

Thứ năm, người tiến hành hòa giải phải khách quan, công minh, đảm bảo giải quyết tranh chấp một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các bên đương sự trong việc hoà giải tranh chấp đất đai. Các bên tự nguyện đưa ra các cơ sở, dẫn chứng thực tiễn để chứng minh cho quyền và nghĩa vụ của mình, tự do thảo luận, đề xuất giải pháp, thỏa thuận, và chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai chỉ đưa ra những lời giải thích, phân tích “điều hơn, lẽ thiệt” hoặc phân tích sự hợp lý, đưa ra lời tư vấn để các bên đương sự suy nghĩ tự quyết định việc hoá giải những bất đồng, mâu thuẫn. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai không chỉ giúp các bên tranh chấp hóa giải mâu thuẫn mà còn góp phần nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật của người dân. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tuyệt đối không đưa ra nhận định chủ quan hoặc đưa ra phán quyết “đúng - sai” để áp đặt với các bên đương sự trong quá trình hoà giải.

Thứ sáu, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai nên giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Mọi hoạt động hoà giải đều


nhằm xây dựng niềm tin, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giúp cho các bên biết kiềm chế, nhường nhịn nhau nhằm đạt được thỏa thuận, đi đến hòa giải thành công.

Thứ bảy, hoà giải tranh chấp nói chung và hoà giải tranh chấp đất đai nói riêng cần xoá tan tâm lý “thắng - thua” của các bên đương sự và thay vào đó là khuyến khích tinh thần “đôi bên cùng có lợi”. Trên thực tế do sự thiếu kiềm chế hoặc chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và khi phát sinh do tâm lý sĩ diện, hiếu thắng mà các bên tranh chấp có thái độ căng thẳng, cố chấp. Người hoà giải viên phải nắm bắt được tâm lý này của các bên đương sự để đưa ra những liệu pháp tâm lý nhằm giúp làm dịu sự căng thẳng, tính sĩ diện, ích kỷ hoặc tâm lý “thắng - thua”.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc giải quyết các tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được hiệu quả, vai trò trong đời sống xã hội. Trong thực tế hiện nay có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp đất đai như hòa giải, giải quyết tại Ủy ban nhân dân và giải quyết thông qua Tòa án. Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Hòa giải tranh chấp đất đai có thể thực hiện thông qua hai hình thức là hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Hòa giải tại cơ sở thực hiện tại cộng đồng dân cư thông qua tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định của pháp lệnh hòa giải ở cơ sở, theo những quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Còn hòa giải tại Ủy ban nhân dân được thực hiện sau khi hòa giải tại cơ sở không đạt kết quả và một bên gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu tổ chức việc hòa giải. Xét về bản chất đây là hình thức hòa giải tranh chấp đất đai do chính quyền cơ sở thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước, do vậy việc thực hiện hòa giải do Ủy ban nhân dân xã thực hiện mang tính bắt buộc và kết quả hòa giải thành có giá trị pháp lý, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp trên chỉnh lý hiện trạng sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính (do cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai thực hiện). Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong số các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013


(các giấy tờ hợp lệ về đất đai) thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Xét về bản chất, các tranh chấp đất đai thuộc dạng này là các tranh chấp về việc xác định ai là người sử dụng hợp pháp, do đó, để trả lời câu hỏi này thì chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước mới có khả năng và thẩm quyền đưa ra lời giải chính xác. Bởi lẽ, cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, có đầy đủ thông tin, số liệu, hồ sơ địa chính về từng thửa đất cũng như nắm rõ nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất nên biết rõ ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đối với những tranh chấp này, các quyết định của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tranh chấp.

1.2.3.2. Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường tố tụng (do Tòa án nhân dân thực hiện) đối với tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tài Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng có yêu cầu Tòa án giải quyết thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và lâu đời nhất. Hình thức giải quyết này thông qua cơ quan quyền lực công có chức năng xét xử để đưa ra một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp, là cơ sở để các cơ quan hành chính Nhà nước về đất đai có những điều chỉnh phù hợp theo nội dung quyết định, bản án đã nêu. Ngoài ra, theo tổ chức bộ máy Nhà nước thì Tòa án được tổ chức và có cơ chế hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên các phán quyết của Tòa án đảm bảo sự công bằng, khách quan, công minh. Chính vì lẽ đó, giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế đời sống hiện nay.

Như vậy, dựa trên nội dung đã phân tích về giải quyết tranh chấp đất đai có thể hiểu giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án là việc Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, không phải tranh chấp đất đai nào cũng có thể được giải quyết thông qua Tòa án. Pháp luật có quy định cụ thể về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai, theo đó Tòa án chỉ được giải quyết những tranh chấp đất đai nào thuộc thẩm quyền của mình được pháp luật quy định. Cụ thể, pháp luật đất đai căn cứ vào việc người sử


dụng đất có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có hay không có giấy tờ hợp lệ về đất đai cũng như căn cứ vào sự tự do lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp của đương sự để phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Và trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các tranh chấp đất đai ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Loại tranh chấp này không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về tính chất gay gắt. Ở nước ta, khi các tranh chấp đất đai xảy ra, các đương sự thường sử dụng Tòa án như giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình. So với các phương thức giải quyết khác thì giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án có một số ưu điểm nổi bật hơn, cụ thể:

Thứ nhất, Tòa án là một thiết chế của Nhà nước, hoạt động của Tòa án là một hoạt động rất đặc biệt và mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao. Tòa án nhân dân được tổ chức theo một hệ thống độc lập nằm ngoài hệ thống cơ quan quản lý. Hơn nữa, Tòa án có một đội ngũ thẩm phán có năng lực, trình độ và kỹ nẵng xét xử chuyên nghiệp. Do đó, hoạt động xét xử của Tòa án đảm bảo tính chính xác, công minh.

Thứ hai, Tòa án xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp, Tòa án trực tiếp thụ lý, giải quyết, các phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực thi, nếu không tự nguyện sẽ bị cưỡng chế thi hành án. Như vậy, có thể thấy kết quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án có hiệu lực pháp luật và được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước nên là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các bên tham gia tranh chấp; nó cũng thể hiện tính nghiêm minh, tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, nguyên tắc xét xử công khai của Tòa án đảm bảo tính minh bạch cho hoạt động của Tòa án. Hơn nữa, nguyên tắc này còn tạo điều kiện để người dân và công luận xã hội giám sát hoạt động xét xử của Tòa án. Do đó, phán quyết của Tòa án phải có tính thuyết phục cao đối với các bên đương sự. Hay nói cách khác, phán quyết của Tòa án phải đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp.

Thứ tư, hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hành theo một trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, dường như nó loại trừ đến mức thấp nhất những sai sót trong việc đưa ra phán quyết của Tòa án, nhằm bảo vệ quyền và


lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất ở mức hiệu quả nhất và có giá trị pháp lý cao nhất.

Tuy nhiên, một hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án đó là do phải tuân thủ theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, qua nhiều giai đoạn xét xử nên thời hạn giải quyết thường kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tranh chấp. Nhất là trong tình hình thị trường bất động sản có nhiều biến động như hiện nay, khi thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài hoặc một trong các bên tranh chấp cố tình không hợp tác để kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp thì có thể gây ra tổn thất rất lớn về kinh tế.

1.3. VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và đa số các tranh chấp về đất đai phải giải quyết bằng con đường Tòa án. Một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai là tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở nhất là hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã). Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, vai trò của UBND cấp xã được cụ thể hóa như sau:

1.3.1. Nhiệm vụ của UBND cấp xã trong giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Xuất phát từ tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nên hiện nay tranh chấp đất đai có nhiều dạng khác nhau. Theo đó, Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể nhiệm vụ của UBND cấp xã trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Điều 2032 như sau:

“(1). Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.


(2). Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

(3). Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

(4). Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

(5). Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Vì thế, ta có thể thấy rằng phạm vi giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã chủ yếu ở khâu hòa giải, bao gồm từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến kết thúc hòa giải kể cả hòa giải thành và bất thành. Việc hòa giải thông qua UBND cấp xã liên quan đến tranh chấp đất đai được xem là một khâu bắt buộc trong giải quyết tranh chấp theo pháp luật hiện hành. Kết quả hòa giải của UBND cấp xã là cơ sở tiếp nhận, xử lý việc tranh chấp đất đai ở những cấp cao hơn. Bên cạnh đó, UBND cấp xã không có quyền ra quyết định hay phán quyết liên quan đến tranh chấp đất đai.

Ngoài ra, theo hướng dẫn thi hành quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, tại Điều 88 đã nêu rõ:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2023