Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 5

xuất hiện trong từ vựng tiếng Pháp và Đức, đã là một thách thức. hoặc như câu chuyện của Muhammad Yunus: vào đầu thập niên 1970, ông bắt đầu làm việc không mệt mỏi để chứng minh rằng phụ nữ nghèo là những người đáng tin cậy và hoàn toàn có thể cho họ vay tiền, tuy vậy thế giới phải mất hơn 30 năm để có thể công nhận đầy đủ giá trị của tín dụng vi mô [119].

Dễ dàng nhận thấy yếu tố then chốt khiến phong trào DNXH được thúc đẩy lan rộng một cách nhanh chóng trên thế giới, đó là việc dịch chuyển các chức năng xã hội từ phía chủ thể công sang các chủ thể tư và các chủ thể thứ ba (còn được biết đến là các chủ thể trong hệ sinh thái xã hội dân sự). Trong quá khứ, dịch vụ công và phúc lợi xã hội vốn được thừa nhận rộng rãi như một trong các chức năng cơ bản của nhà nước. Hiện nay, chính phủ của nhiều nước châu Âu và bắc Mỹ đều thực hiện chức năng này thông qua các tổ chức dân sự và tư nhân bằng hình thức đấu thầu và thuê ngoài. Quan điểm của họ cho rằng bộ máy công quyền với điểm yếu cố hữu về tính quan liêu và tham nhũng không thể đạt hiệu quả cao bằng các tổ chức dân sự và tư nhân, vốn phát triển lên từ cơ sở cộng đồng. Hơn nữa, cùng với sự lớn mạnh của xã hội dân sự, những hạn chế của Nhà nước cho thấy vai trò duy nhất của Nhà nước là không đủ để giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp. Nhà nước không những phải chia sẻ trách nhiệm cung cấp phúc lợi xã hội của mình, mà còn phải coi khu vực xã hội dân sự như một đối tác then chốt trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Gregory cho rằng: “Đây là thời điểm chín muồi dành cho các cách tiếp cận mang tính kinh doanh đối với các vấn đề xã hội. Thực tế cho thấy nỗ lực của chính phủ và các tổ chức từ thiện đã không đạt được những gì mà chúng ta kỳ vọng; các trung tâm xã hội cũng không chứng tỏ được hiệu quả. Ngược lại, các doanh nhân xã hội ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn trong việc phát triển các mô hình mới cho một thế kỷ mới” [104].

- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam:

Hiện nay, DNXH ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần giải quyết hiệu quả, bền vững các vấn đề xã hội. Trong những năm qua, các DNXH ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Theo ước tính, số lượng các DNXH ở Việt Nam hiện này là khoảng hơn 200 doanh nghiệp, số lượng đã đăng ký thành lập chính thức dưới dạng DNXH là 502. Theo điều tra do CSIP3, Hội đồng Anh4 và Spark5 thực hiện năm



2 Số liệu được cung cấp bởi Hội học giả DNXH Việt Nam

3Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng - CSIP là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển của DNXH và các sáng kiến xã hội tại Việt Nam và các nước trong khu vực, được thành lập từ năm 2008, http://csip.vn/

2011, các DNXH ở Việt Nam được mở ra dưới nhiều hình thức như trung tâm, câu lạc bộ, hiệp hội, công ty, hợp tác xã, trong đó trung tâm là hình thức phổ biến nhất do lợi thế về thủ tục pháp lý, những hỗ trợ về thuế và nguồn vốn. Có thể chia quá trình phát triển của các DNXH ở Việt Nam thành ba giai đoạn chính như sau: (1) Trước Đổi mới 1986

(2) Giai đoạn từ năm 1986-2014. Và giai đoạn (3) Từ 2014 – nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

- Thời kỳ trước đổi mới 1986:

Có thể thấy, trước năm 1986, Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ tập trung bao cấp, Nhà nước là chủ thể duy nhất có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội được phân phối tới người dân. Sự hình thành và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lý nhà nước và là nơi duy nhất qua đó cá nhân có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng. Thuật ngữ DNXH chưa xuất hiện, thay vào đó các loại hình tổ chức xã hội độc lập với nhà nước như các tổ chức phi chính phủ (NGO) không được phép hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được công nhận là hai thành phần kinh tế của đất nước. Trong tình hình đó, hợp tác xã là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội phù hợp duy nhất được thành lập để đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của xã viên trên tinh thần hợp tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. Hợp tác xã là một tổ chức thuộc sở hữu cộng đồng, đồng thời là một đơn vị kinh tế độc lập. Nhiều hợp tác xã ra đời với mục đích tương trợ các hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như hợp tác xã thương binh, hợp tác xã của người khuyết tật… Các mô hình này đã có những hỗ trợ rất tích cực và hiệu quả cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội nói trên góp phần làm giảm gánh nặng đối với chính sách an sinh xã hội của nhà nước cho nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, hợp tác xã có thể được coi là mô hình DNXH sớm nhất, gần gũi nhất. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi CSIP, Hội đồng Anh và Spark, tổ chức có hoạt động tương đối toàn diện như một DNXH và có lịch sử lâu đời nhất là hợp tác xã Nhân Đạo thuộc hội Người khuyết tật Hà Nội, được thành lập vào năm 1973. Việc phát triển các hợp tác xã, đặc biệt là trong lĩnh vực đảm bảo chính sách an sinh xã hội đối với một số nhóm đối tượng yếu thế, đảm bảo quá trình góp sức lao động, góp của cải vật chất làm ăn chung, dưới sự hỗ trợ của nhà nước góp phần quan trọng vào việc hình thành nên một mô hình DNXH đầu tiên ở Việt Nam.

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 5


4 Hội đồng Anh (British council) là tổ chức quốc tế về hợp tác văn hóa và cơ hội giáo dục của Vương quốc Anh.

5 Tổ chức đồng sáng lập Spark – Trung tâm phát triển DNXH

Với tính chất như vậy, trong số các hợp tác xã ra đời trong giai đoạn này, chúng ta thấy bên cạnh các hợp tác xã mang tính sản xuất là chủ yếu như hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp… thì một số không nhỏ được thành lập để tạo việc làm cho những đối tượng yếu thế của xã hội, chủ yếu là người khuyết tật. Hầu hết các hợp tác xã này đều hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp như mây tre, đan thêu, may mặc… bởi đây được coi là những việc làm phù hợp với sức khỏe và điều kiện lao động của họ. Trong thời kỳ này, Nhà nước Việt nam cũng đã có nhiều biện pháp để khuyến khích sự phát triển của hợp tác xã ngay từ những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Cho đến năm 1987, các hợp tác xã trên cả nước cũng lên tới con số gần 74.000, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, góp phần đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của cộng đồng [34, tr 18-19].

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một mô hình mang tính chất tương tự như các DNXH. Còn trong giai đoạn này, ở Việt Nam chưa có khái niệm DNXH cũng chưa thực sự có DNXH nào được thành lập và hoạt động trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.

- Giai đoạn đổi mới từ 1986 đến 2014:

Năm 1986 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thừa nhận các thành phần kinh tế mới là kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ. Nhờ đó, vai trò chủ động của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao đổi các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đã được công nhận và phát triển. Thêm vào đó, chính sách mở cửa cũng dẫn đến sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các nguồn trợ giúp phát triển quốc tế (ODA). Các chương trình này không những đem lại nguồn vốn to lớn phục vụ công cuộc phát triển, mà còn mở rộng việc giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm và tri thức phát triển xã hội, nhờ đó đem lại những mô hình và phương pháp mới mẻ mà Việt Nam có thể kế thừa [34, tr. 19]. Vào giai đoạn này, có nhiều chính sách cởi mở hơn trước, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển các tổ chức kinh tế - xã hội ngoài Nhà nước. Trong đó, những bước tiến đáng chú ý là:

+ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh pháp nhân và tổ chức. Trong giai đoạn này đã đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện tích cực các văn bản pháp luật dân sự, như các Bộ luật dân sự, Luật Công ti (sau này gọi là luật Doanh nghiệp), Luật các tổ chức tín dụng, Luật hợp tác xã,… Các luật này đã đặt tiền đề cho sự phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp phát triển cộng đồng thực sự nở rộ. Số liệu thống kê cho thấy có hơn 1.000 tổ chức NGO, 320 hiệp hội hoạt động cấp quốc gia và 2.150 hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và tự chủ ở trung ương và địa phương. Hầu hết các tổ chức

này nhận hỗ trợ tài chính từ các NGO quốc tế và nhà tài trợ để duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hàng nghìn tổ chức có tính cộng đồng như nhà văn hóa, câu lạc bộ và mảng phụ trách hoạt động kinh doanh thuộc các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng (như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người tàn tật…) và hàng nghìn đơn vị sự nghiệp đang thực hiện chức năng cung cấp phúc lợi xã hội của nhà nước (mang lại các dịch vụ công cộng như quản lý chất thải, nguồn nước…). Các tổ chức này đều có đặc điểm của DNXH và có khả năng chuyển thành DNXH trong tương lai [34, tr. 31].

+ Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội và công dân trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện chính sách tại cộng đồng: Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 71/1998/NĐ-CP về Ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan [2]

+ Nhà nước thực hiện cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công theo hướng xã hội hóa, kêu gọi sự đầu tư của các thành phần kinh tế, các cá nhân và tập thể vào việc chia sẻ gánh nặng cung cấp các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực giảm nghèo, giáo dục, và chăm sóc y tế. Số lượng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa nghệ thuật ngoài công lập ra đời theo hướng chính sách này đã phần nào giải quyết các vấn đề xã hội và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Đáng chú ý đó là Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, và văn hóa; Nghị định số 73/1999/ NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

+ Tăng cường sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội: Chính phủ đã ban hành Nghị định 177/1999/NĐ-CP và Nghị định 148/2007/NĐ-CP, nhờ đó cơ sở cho việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện được xác lập. Vai trò của các tổ chức cộng đồng được đặc biệt chú trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản cho cộng đồng như quản lý tài nguyên nước, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế ban đầu, giáo dục phổ cập, bảo vệ môi trường. Nhà nước đặc biệt chú trọng và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ trong nước, nước ngoài và chính quyền địa phương [34, tr.20].

Trong giai đoạn này, có thể nhận thấy Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ngoài nhà nước, bao gồm các tổ chức NGO, các hiệp hội hoạt động cấp quốc gia, các hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và tự chủ ở trung ương và địa phương, các tổ chức có tính cộng đồng như nhà văn hóa, câu lạc bộ và mảng phụ trách hoạt động kinh doanh thuộc các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng (như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người tàn tật), các đơn vị sự nghiệp thực

hiện chức năng cung cấp phúc lợi xã hội của nhà nước, qua đó mang lại các dịch vụ công cộng như quản lý chất thải, nguồn nước. Tuy nhiên, sự tách biệt hai lĩnh vực hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội tồn tại không những về mặt chính sách và pháp luật, mà cả trong hoạt động thực tế là rào cản lớn đối với sự ra đời của các mô hình lai như DNXH. Các tổ chức xã hội thường được xếp cùng loại với các tổ chức từ thiện và nhân đạo, dựa chủ yếu vào nguồn lực huy động từ các nhà hảo tâm mà khó đưa ra phương án kinh doanh tự chủ. Điều này không những kìm hãm năng lực sáng kiến xã hội mà khiến cho các doanh nhân xã hội có rất ít sự lựa chọn: hoặc hoạt động như tổ chức xã hội từ thiện, hoặc như một doanh nghiệp thông thường.

Trong bối cảnh nguồn tài trợ bên ngoài cho các hoạt động phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam khá dồi dào, đa phần các tổ chức lựa chọn hình thức hoạt động là các tổ chức phi chính phủ. Chỉ có một số không lớn các tổ chức, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đã đi lên bằng chính nguồn lực của mình. Họ tin tưởng vào sự bền vững và hiệu quả của việc áp dụng mô hình kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội và giúp đỡ cộng đồng. Giai đoạn này đã xuất hiện những DNXH khá điển hình, hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Công ty TNHH Mai Handicrafts tại TP Hồ Chí Minh… Các DNXH trong giai đoạn này tuy còn ít, phương thức hoạt động chưa hiệu quả, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động còn thiếu; Tuy nhiên cũng cho thấy tiềm năng rất lớn cho sự hình thành và phát triển của DNXH ở Việt Nam, tạo ra những chương trình hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo chính sách xã hội rất tốt [34, tr 20]. Với các nghiên cứu, khảo sát về DNXH và thực tiễn hoạt động của các DNXH giai đoạn này, có thể nhận thấy một số điểm nổi bật đó là:

+ Các dự án xã hội phải đối mặt với nguy cơ thiếu vốn tài trợ: Việc Việt Nam bắt đầu bước vào ngưỡng nước có thu nhập trung bình thấp dẫn đến hai kết quả: Thứ nhất, nguồn vốn trong nền kinh tế dồi dào và chủ động hơn trước, tình trạng nghèo đói đã được cải thiện đáng kể; thứ hai, các quốc gia và tổ chức quốc tế thay đổi chính sách hỗ trợ nhân đạo và phát triển xã hội tại Việt Nam, dẫn đến giảm dần nguồn tài trợ ODA từ Việt Nam để chuyển sang các nước nghèo hơn. Thách thức đặt ra với các dự án xã hội là nếu Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào các nguồn vốn viện trợ bên ngoài thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vốn nghiêm trọng. Trong khi đó, việc huy động tài trợ và vốn từ cộng đồng ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Một nghiên cứu gần đây của Quỹ AirAsia (2011) chỉ ra rằng, tiềm lực đóng góp của người dân và doanh nghiệp là khá lớn, tuy nhiên ở Việt Nam còn thiếu vắng những kênh từ thiện chính thức và thiếu những chính sách phù hợp, do vậy, đa phần các hoạt động từ thiện thường có tính tự phát, quy

mô nhỏ và phạm vi hạn chế trong cộng đồng nhỏ. Việc thiếu nguồn vốn hoạt động đang dần trở thành một áp lực lớn tới các tổ chức phi chính phủ và các dự án phát triển cộng đồng ở Việt Nam.

+ Các chính sách hỗ trợ tài chính cho các tổ chức thực hiện mục tiêu xã hội: trước nguy cơ thiếu hụt vốn của các dự án xã hội, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho các tổ chức thực hiện mục tiêu xã hội. Ví dụ, vào năm 2008, Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định các chính sách ưu đãi đối với đối tượng được bổ sung them là các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa. Nhờ các chính sách khuyến khích ưu đãi này, hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ công ngoài công lập đã phát triển, tạo việc làm và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của xã hội. Cho đến nay, giáo dục được xem là lĩnh vực có nhiều biến chuyển rõ nét nhất với mạng lưới các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề ngoài công lập được mở rộng ở tất cả các cấp học. Các cơ sở y tế ngoài công lập được thành lập ở các địa phương hoạt động chủ yếu dưới dạng bệnh viện, phòng khám, trung tâm tư vấn y tế, dịch vụ bác sĩ gia đình và các cửa hàng thuốc tư nhân, góp phần giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập; đồng thời góp phần triển khai có hiệu quả lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Tương tự, các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội [34, tr 33]. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã hoàn thiện các quy định về điều kiện áp dụng ưu đãi nhằm đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, trong đó bao gồm các dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng nhiều lao động, dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dự án thực hiện trong các lĩnh vực xã hội hóa đầu tư.

+ Xuất hiện các tổ chức trung gian hỗ trợ sự phát triển của DNXH: Những năm 2010 là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của DNXH ở Việt Nam, khi đánh dấu sự ra đời của CSIP, Spark và sự tham gia tích cực của các đối tác như Hội đồng Anh, Oxfarm. Họ đã tích cực tuyên truyền, giới thiệu DNXH như một hướng giải quyết mới, một mô hình tổ chức thay thế phù hợp với bối cảnh chuyển đổi hiện nay, và thuyết phục được cộng đồng về thế mạnh của DNXH: áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên những nguyên tắc và động lực của thị trường để giải quyết những thất bại của thị trường và các vấn đề xã hội. Nói cách khác, DNXH giải quyết được cả hai mục đích xã hội và kinh tế; Trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu chủ đạo – việc đạt được mục tiêu kinh tế chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội ở quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến nỗ lực to lớn về mặt học thuật của các tổ chức này. Những nghiên cứu về DNXH hoặc các chủ

thể liên quan như xã hội dân sự, sáng tạo xã hội là rất có giá trị, nhất là đối với công cuộc cải cách pháp luật, hay đối với việc nghiên cứu chuyên sâu hơn.

- Từ năm 2014 đến nay:

Ở giai đoạn này, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2014; DNXH chính thức được thừa nhận và trở thành một khái niệm pháp lý. Kể từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã có bước phát triển rất nhanh và vững chắc. Theo đó, đã có rất nhiều thay đổi trong bối cảnh kinh tế - xã hội cũng như trong chính sách và pháp luật về DNXH ở Việt Nam. Trong đó, nổi bật là những vấn đề:

+ Sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định hướng dẫn thi hành: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, Nghị định số 47/2021/NĐ-CP là những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của pháp luật về DNXH tại Việt Nam khi đã xây dựng được cơ sở pháp lý cho việc hình thành DNXH – cấu trúc pháp lý chuyên biệt dành cho DNXH. Thực tế, trong quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp, đã tồn tại nhiều luồng quan điểm khác nhau: có quan điểm cho rằng DNXH không phải là một loại hình doanh nghiệp mới và pháp luật chỉ nên quy định các tiêu chí để xác định tính đặc thù về mặt thành lập, quản trị DNXH; những nội dung chính sách mang tính ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích khác đối với DNXH nên được quy định thống nhất trong các luật về thuế và trong Luật đầu tư. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến tán thành quy định của dự án Luật và cho rằng việc thừa nhận sự tồn tại thực tế của DNXH ở Việt Nam hiện nay có nhiều ý nghĩa quan trọng, không những với bản thân DNXH mà còn với cả việc nâng cao ý thức của cộng đồng nói chung [7] [8].

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế trung ương, hội đồng Anh và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng công bố thì các DNXH ở giai đoạn này xuất phát từ 3 nhóm chính sau đây:

Các tổ chức phi chính phủ ( Non-Government Organization – NGO): chuyển đổi chiến lược hoạt động của tổ chức, hoặc thành lập một DNXH thành viên nhằm: tìm kiếm thu nhập để làm tăng nguồn quỹ tài trợ; và sử dụng và quản lý nguồn lực trong lĩnh vực cung cấp phúc lợi xã hội hiệu quả hơn dựa trên cơ chế mang tính thị trường.

Nhóm các doanh nghiệp theo đuổi các giá trị kép (share value): đây là khái niệm mà ở đó việc tạo ra giá trị kinh tế được thực hiện theo cách mà nó cũng đồng thời tạo ra các giá trị cho xã hội, thông qua việc đáp ứng được nhu cầu và các thách thức xã hội. Ở đây, giá trị kép không phải là trách nhiệm xã hội, từ thiện hoặc thậm chí vì mục tiêu phát triển bền vững, nó là một cách mới để tạo ra các thành công về kinh tế. Các giá trị xã hội

được đưa vào chuỗi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như một thành tố không thể thiếu trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này về cơ bản mang những đặc trưng nhất định của DNXH ở mặt thực hiện trách nhiệm xã hội, từ thiện hoặc vì các mục tiêu khác. Nhưng đồng thời nó cũng là những doanh nghiệp ban tính lợi nhuận, thể hiện ở việc đem lại lợi nhuận cho thương nhân kinh doanh.

Nhóm các DNXH mới: sau khi khái niệm DNXH được giới thiệu vào Việt Nam trong một vài năm gần đây và được khuyến khích, hỗ trợ bởi các tổ chức trung gian đóng vai trò phát triển DNXH như CSIP và Spark, nhiều cá nhân đã khởi nghiệp bằng cách thành lập các DNXH, có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau (NGO hoặc công ty TNHH, CP). Các doanh nghiệp này ngay từ đầu khi xuất hiện đã có đầy đủ các đặc điểm của DNXH và có sứ mạng của một DNXH. Đây là một mô hình mới mà trong thời gian gần đây cùng với sự ngày càng hoàn thiện của chính sách liên quan đến doanh nghiệp này nên càng ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và phát triển [23, tr 21]. Ở giai đoạn này, từ sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 chính thức thừa nhận loại hình DNXH thì Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và đáng ghi nhận, nguồn vốn trong nền kinh tế dồi dào và chủ động hơn trước, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự rút khỏi của các tổ chức phát triển song phương như SIDA (Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển

https://vi.wikipedia.org/wiki/SIDA), Ford Foundation6; vốn giúp đỡ Việt Nam rất nhiều

trong các hoạt động giải quyết vấn đề xã hội, môi trường. Trong bối cảnh đó, DNXH trở thành một hướng giải quyết mới. Theo tài liệu được Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh và CSIP công bố thì các DNXH ở giai đoạn này xuất phát từ 3 nhóm chính bao gồm: Các tổ chức NGOs, nhóm các doanh nghiệp theo đuổi các giá trị kép (shared value) và nhóm các DNXH mới.

b. Khái niệm doanh nghiệp xã hội

DNXH được hiểu là tổ chức được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập. Tính tự phát, năng động đặc thù này khiến cho nhận thức của xã hội luôn bị bỏ lại rất xa so với thực tiễn sinh động của mô hình DNXH. Theo hiểu biết chung, DNXH được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ



6 Quỹ Ford là một tổ chức từ thiện tư nhân, độc lập, phi lợi nhuận, phi chính trị có trụ sở tại New York và văn phòng ở 14 nước khác trên thế giới. Quỹ có hoạt động tài trợ tại khoảng 40 nước trên thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023