+ Trong cuốn sách nổi tiếng “The power of unreasonable people” của hai tác giả John Elkington và Pamela Hartigan năm 2008, giáo sư trường Đại học Cambridge Publishing, Vương quốc Anh [101], đã có bản dịch tiếng Việt “Sức mạnh của những người phi lý” [30] đã miêu tả sự trỗi dậy của một thế hệ những người tạo ra sự thay đổi, những người không chấp nhận thế giới như trong thực tại, những người biết họ có thể làm được điều gì, và họ bắt tay vào làm việc. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra rất nhiều các câu chuyện dẫn chứng về lịch sử hình thành cũng như con đường mà phong trào DNXH được thừa nhận ở các nước phát triển châu Âu như Đức, Pháp. Đặc biệt, trong nghiên cứu này, dễ dàng nhận thấy yếu tố then chốt khiến phong trào DNXH được thúc đẩy lan rộng một cách nhanh chóng trên thế giới đó là việc dịch chuyển các chức năng xã hội từ phía chủ thể công sang các chủ thể tư và các chủ thể thứ ba (còn được biết đến là các chủ thể trong hệ sinh thái xã hội dân sự).
+ Nghiên cứu “How to change the world: Social entrepreneurs and the power of New Ideas”, Oxford University Press, 2007 của tác giả David Bornstein [88] nhận định rằng DNXH sẽ là những mô hình giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội đồng thời làm thay đổi bộ mặt thế kỷ 21. Trong đó, tác phẩm cũng thể hiện quan điểm cá nhân về khái niệm DNXH đã mở rộng và mở ra như thế nào trong vài năm gần đây, gồm quan hệ đối tác từ thiện Gates-Buffetts, sự gia tăng của Google và sự lan rộng của các tổ chức kinh tế có hoạt động từ thiện thường xuyên. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho hoạt động so sánh các quan điểm về DNXH.
+ Luận án cũng không thể không tham khảo nghiên cứu “The role of social enterprise and hybrid organizations” của học giả Ofer Eldar đến từ trường đại học Yale law school, Mỹ [122], nghiên cứu này đã đưa ra được một cách định nghĩa rất cẩn trọng và khoa học cho khái niệm DNXH. Trong nghiên cứu này, Elder đã tiếp cận khái niệm DNXH một cách thuyết phục và có hệ thống bằng cách sử dụng phương pháp định nghĩa qua loại gần nhất và khác/ biệt chủng. Ông chọn khái niệm xuất phát là doanh nghiệp thương mại, từ đó định nghĩa tổ chức lai và cuối cùng chạm đến khái niệm DNXH. Nghiên cứu cũng chỉ ra cơ hội và thách thức của DNXH, đồng thời đưa ra các đề xuất phục vụ các DNXH Hoa Kỳ trong việc quản trị doanh nghiệp và lựa chọn mô hình pháp lý phù hợp theo pháp luật hiện hành.
+ Nghiên cứu “The role of social enterprise” của 02 học giả Robert Katz và Antony Page từ đại học Ấn Độ [131] phân tích về vai trò của các loại hình DNXH. Theo đó, nghiên cứu đưa ra ba phần rõ ràng. Thứ nhất là chỉ rõ vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận và các DNXH đối với pháp luật và nền kinh tế. Theo đó; Ở các nước phát triển, thị
trường hoạt động khá tốt trong việc phân phối hàng tiêu dùng (chẳng hạn như TV, điện thoại) cho hầu hết mọi người tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân tối thiểu. Tuy nhiên, thị trường có ít nhất hai sai sót nghiêm trọng, khiến cho nó không phải công cụ hiệu quả nhằm cải thiện phúc lợi xã hội và hạnh phúc của con người nói chung (một là, có thể dự đoán được là thị trường sẽ không cung cấp đầy đủ các hàng hóa công cộng; hai là các thị trường tự do thường khó giải quyết sự bất bình đẳng về tài sản và các nguồn lực khác giữa những người khác nhau). Trong bối cảnh đó, vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận là rất tiềm năng, ví dụ, đây có thể là một cổng giao lưu cho các doanh nhân xã hội và như là công cụ thay đổi xã hội - cụ thể là các DNXH phi lợi nhuận. Các tổ chức phi lợi nhuận có thể vận động sự tối ưu hóa phúc lợi xã hội và giảm bất bình đẳng về kinh tế. Thứ hai, nghiên cứu phân tích rõ vai trò của doanh nghiệp vị lợi nhuận. Thứ ba, nghiên cứu phân biệt giữa hai cách tiếp cận với giá trị đặc thù của DNXH vị lợi nhuận, theo đó, mỗi cách tiếp cận sẽ tạo ra thay đổi trong luật về DNXH theo một hướng khác nhau.
- Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
+ Báo cáo quy mô nhất về DNXH tại Việt Nam mà được công bố rộng rãi là Báo cáo Nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và chính sách” năm 2012 được thực hiện bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cùng sự hợp tác của Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) [34]. Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung phân tích và đưa ra khái niệm về DNXH, trong đó có đưa ra các quan điểm khác nhau về chủ thể này; đồng thời tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của các DNXH ở Việt Nam theo từng giai đoạn. Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore; từ đó phân tích thực trạng DNXH ở Việt Nam từ đó đưa ra các kiến nghị về cơ chế, chính sách để phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng: “Việt Nam tuy bước qua một ngưỡng phát triển mới, nhưng vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp. Đất nước vẫn còn nghèo, trong khi đó quá trình tăng trưởng kinh tế lại đặt ra rất nhiều vấn đề xã hội – môi trường mới nảy sinh. Ước tính có đến 24 triệu người (28%) thuộc diện đối tượng cần hỗ trợ, bao gồm: hộ nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người mãn hạn tù, người bị nhiễm HIV/AIDS, người già neo đơn. Bên cạnh đó là hàng loạt các vấn đề khác như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục và y tế đều ở tình trạng quá tải, bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa… Rõ ràng đã đến lúc để Chính phủ cần coi các DNXH như những đối tác chia sẻ gánh nặng, giúp Chính phủ thực hiện các mục tiêu xã
hội. Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo lập khung khổ pháp lý, chính thức công nhận và đề ra các chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ các DNXH, cũng như thể chế thực hiện các chính sách đó là vô cùng cần thiết”. Tuy nhiên, tài liệu này không thực sự hệ thống hóa và đào sâu khía cạnh pháp ý cũng như áp dụng pháp luật về DNXH, hơn nữa vì tài liệu được nghiên cứu và xuất bản năm 2012, nên những thông tin mà nó cung cấp đã không còn cập nhật, nhất là trong bối cảnh môi trường DNXH Việt Nam hiện tại và đặc biệt là pháp luật về DNXH đã thay đổi rất nhiều trong vài năm qua.
+ Nghiên cứu: “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – cần một mô hình để phát triển” của tác giả Vũ Phương Đông đăng trên tạp chí Luật học số tháng 9 năm 2012 [28] đã giới thiệu một số quan niệm về DNXH trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng mô hình DNXH tại Vương quốc Anh cũng như quan niệm về DNXH tại Việt Nam. Từ đó, tác giả góp ý về hoàn thiện khung pháp lý cho DNXH ở Việt Nam từ việc học tập mô hình pháp lý từ Vương quốc Anh, như việc xây dựng khái niệm mô hình DNXH; hay góp ý về việc sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005 như việc ghi nhận về khái niệm DNXH, sau đó hướng dẫn chi tiết bằng Nghị định về DNXH;
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về pháp luật về doanh nghiệp xã hội, hình thức pháp lý, nội dung quan hệ pháp luật doanh nghiệp xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 1
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 2
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 5
- Vị Trí Của Dnxh Đối Với Tổ Chức Lai Và Doanh Nghiệp Thương Mại Theo Cách Định Nghĩa Của Ofer Eldar. [122]
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
- Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
+ Nghiên cứu “Law and Choice of entity on the social enterprise frontier” của Thomas Kelly [140], giáo sư trường đại học bắc Carolina Chapel Hill, và nghiên cứu đã chứng minh vì sao cần tìm ra một hệ thống pháp luật hay vấn đề lựa chọn thể chế trước ngưỡng DNXH. Bởi lẽ, các học giả mặc dù có các quan điểm khác nhau về việc có xem sự phát triển về doanh nghiệp xã hội có phải là một bước tiến mới hay không nhưng họ lại đồng thuận rằng vai trò của DNXH có tính lai ngày càng tăng. Theo họ, các khái niệm về xã hội đang vượt ra khỏi lề lối truyền thống- từ ba lĩnh vực kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ, đang xuất hiện thêm một lĩnh vực thứ tư, bao gồm sự pha trộn các yếu tố kinh doanh và phi lợi nhuận. Tại sao sự xuất hiện của ngành xã hội mới này lại giành được sự quan tâm đặc biệt của luật sư? Đó là bởi vì các doanh nhân thế hệ mới tuyên bố rằng họ đang sống trong một ngưỡng cửa xã hội mới, nơi luật pháp đã lỗi thời và những thực thể pháp lý cũ đã không còn phù hợp đối với kế hoạch cải thiện xã hội của họ. Với tốc độ phát triển đáng ngạc nhiên, họ đòi hỏi luật pháp và các luật sư phải bắt kịp mình. Từ đó, Thomas chứng minh sự cần thiết cần có khung pháp lý dành cho loại hình doanh nghiệp này từ các thách thức mà chính các DNXH gặp phải trong quá trình hoạt động, cụ thể như: vấn đề gọi vốn; Thách thức trong cơ chế đóng băng tài sản đối trong dòng chảy
DNXH; thách thức trong xây dựng thương hiệu; Thách thức trong việc thỏa mãn các cổ đông vị lợi nhuận; và sự không rõ ràng về mức thuế đối với các tổ chức lai. Từ đó, ông cũng đề xuất một số hình thức pháp lý để hỗ trợ cho DNXH.
+ Hai nghiên cứu nổi tiếng khác tác giả cũng sử dụng tham khảo trong luận án đó là: “Theorizing forms for social enterprise” [86] và “Regulating social enterprise” của học giả Dana Brakman Reiser [87], nói về các hình thức lý thuyết và các quy định pháp lý dành cho DNXH. Theo đó, các tác giả cho rằng việc đưa ra hình thức chuyên biệt dành cho DNXH thì không nhất thiết có nghĩa là pháp luật tạo nên một pháp nhân hoàn toàn mới, mà có thể từ các cấu trúc sẵn có (tổ chức phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp vị lợi nhuận) phát triển thêm các chức năng riêng. Đặc biệt, pháp luật phải cung cấp phương tiện đảm bảo rằng các mục tiêu xã hội cần nêu ra khi DNXH đăng ký địa vị pháp lý phải đảm bảo vượt qua mục đích kinh doanh của họ. Và để áp dụng yêu cầu này lên các nhà lãnh đạo và quản lý một DNXH, pháp luật cần thiết lập một cấu trúc thực hiện các nghĩa vụ ủy thác nhằm ưu tiên cho lợi ích xã hội. Thực chất, các cấu trúc pháp lý này là một dạng công cụ dưới dạng hợp đồng để các DNXH thực hiện nghĩa vụ cam kết về phúc lợi xã hội.
+ Nghiên cứu “Social enterprise in South Korea: History and Diversity, social enterprise journal”, Vol.7 của tác giả Eric Bidet và Eum Hyung-sik [94] đã cho thấy lịch sử phát triển và sự đa dạng các mô hình DNXH tại Hàn Quốc. Trong đó đã nghiên cứu chi tiết các khía cạnh pháp lý về DNXH trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới các hình thức tồn tại của DNXH được ghi nhận trong đạo luật Social Enterprise Promotion Act in 2006 (Đạo luật xúc tiến DNXH năm 2006. Bài viết là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho hoạt động học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về DNXH.
- Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
+ Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: “Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thi hành tại Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Yến, 2017, Đại học Luật Hà Nội [64], là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về DNXH dưới góc độ pháp lý sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành. Trong công trình này, các tác giả đã làm rõ bản chất pháp lý, những quy định đặc thù điều chỉnh loại hình doanh nghiệp mới này, phân tích những bất cập, vướng mắc của các quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn.
+ Báo cáo nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu so sánh chế định doanh nghiệp xã hội trong hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của TS Nguyễn Toàn Thắng, 2017, đại học Luật Hà Nội [48], là công
trinh nghiên cứu về DNXH dưới góc độ luật học so sánh, nhằm nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với DNXH ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện chế định DNXH.
+ Bài viết “Đánh giá khả năng thực thi pháp luật hiện hành về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Dung, tạp chí Luật học, số 1/2017, tr 12-20
[25] đã phân tích về tư cách pháp lý của DNXH trước và sau khi có Luật doanh nghiệp 2014, từ đó đánh giá khả năng thực thi hiệu quả pháp luật về DNXH ở Việt Nam.
+ Bài viết: “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội – bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, của tác giả Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Bảo Ánh, đăng trên tạp chí Luật học số 4/2017, tr 84-91 [66] đã có các tổng kết những bất cập tiêu biểu của pháp luật hiện hành về DNXH, từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về DNXH.
+ Bài viết: “Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về Doanh nghiệp xã hội” của tác giả Vũ Thị Hòa Như đăng trên tạp chí Luật học số tháng 3/2015 [43]. Bài viết đã khái quát về sự phát triển của DNXH và pháp luật về DNXH ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra quan điểm về phương hướng hoàn thiện pháp về DNXH ở Việt Nam như: cần tiếp tục làm rõ các tiêu chí nhận diện DNXH; Xây dựng lộ trình mở rộng phạm vi hoạt động của DNXH sang một số ngành nghề Nhà nước giữ vị trí độc quyền; Quy định chi tiết về chính sách hỗ trợ và ưu đãi phát triển của Nhà nước đối với DNXH;
+ Bài viết: “Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” của tác giả Phan Thị Thanh Thủy đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 6 năm 2015 [49]. Trong bài viết này, tác giả cũng phân tích về khái niệm của DNXH; đưa ra các đặc trưng pháp lý, quyền và nghĩa vụ của DNXH, ngoài ra tác giả còn phân biệt DNXH với doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Từ đó, tác giả cũng đặt ra một số vấn đề với DNXH ở VIệt Nam hiện nay, chẳng hạn như về hình thức pháp lý và phân loại DNXH, vấn để huy động và quản lý vốn đến từ nguồn tài trợ nước ngoài, vấn đề thực hiện các chính sách ưu đãi đối với DNXH, và cuối cùng là xây dựng khung pháp lý và thiết lập hệ thống thiết chế khuyến khích phát triển DNXH;
+ Bài viết: “Doanh nghiệp xã hội và giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Yến đăng trên tạp chí Luật học số 11/2015 [65]. Bài viết cho người đọc một số nhận thức chung về DNXH từ việc đưa ra các quan điểm về khái niệm đến phân tích cụ thể các đặc điểm của DNXH. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp phát triển DNXH tại Việt Nam;
1.1.3. Một số nghiên cứu khác có liên quan đến luận án:
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: tác giả cũng tham khảo các bài viết, bài bình luận liên quan khác để hỗ trợ cho việc nghiên cứu hoàn thành luận án. Có thể kể đến các bài viết như: Toward an improved legal form for social enterprise [112] của tác giả Keren G. Raz trong tạp chí Review of law and social change; The social enterprise law market [106] của tác giả J Haskell Murray; Purpose with Profit: Governance, Enforcement, Capital-raising and capital-locking in low-profit limited liability companies [107] của tác giả Haskell Murray và EdwardI.Hwang trong tạp chí University of Miami Law Review; Taxing social enterprise [116] của tác giả Loyd Hitoshi Mayer and Josep R. Ganah trong tạp chí Standford law review; Fostering social enterprise: a historical and international alnalysis [80] của học giả Mathew WF.Doeringer; Social enterpreneurship: new models of sustainable social change [116] của tác giả Nicholls Alex… Và rất nhiều các bài viết, nghiên cứu có liên quan quý giá khác, hỗ trợ tác giả nghiên cứu luận án của mình.
Ngoài ra, phải kể đến các báo cáo, khảo sát về thực trạng phát triển của DNXH:
DNXH đã dành được sự quan tâm lớn của những chương trình phát triển cộng đồng được tiến hành bởi các chính phủ và cả các tổ chức phi chính phủ có uy tín trên toàn thế giới. Nhận được khả năng đem lại những biến chuyển to lớn đối với xã hội, môi trường của DNXH, các chương trình này đã thực hiện những nghiên cứu với quy mô lớn, đưa ra được cái nhìn toàn cảnh về DNXH ở rất nhiều phương diện, như bối cảnh kinh tế
- xã hội, các vấn đề pháp lý, chính sách phát triển, tốc độ và xu hướng phát triển, tiềm năng trong tương lai, ..v..v..
+ Trên quy mô toàn cầu, phải kể đến nghiên cứu “Think Global – Trade Social” của British Council [77] đã đưa được rất nhiều số liệu quý giá có tính chất so sánh giữa các quốc gia về tốc độ và xu hướng phát triển DNXH. Hay công trình “Mapping social enterprise: do social enterprise actors draw straight lines or circles?” của Seanor P. Bull, M and Ridley-Duff [134] được đăng trong kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu về DNXH Toàn cầu lần thứ tư, trong đó, các nhà nghiên cứu cũng trình bày rất nhiều khảo sát và số liệu thực tế về quan điểm của những người trong cuộc. Đặc biệt ở các báo cáo này, các chuyên gia cũng thể hiện sự kêu gọi minh bạch hơn từ các nhà đầu tư, hay đòi hỏi một cách tiếp cận trực diện hơn đối với mảng đầu tư xã hội, đặt trọng tâm vào các tổ chức từ thiện và DNXH. Hơn nữa, trong các báo cáo cũng liệt kê về các chính sách cụ thể mà một số nước có hệ thống DNXH phát triển từ các chính sách phát triển nguồn cung DNXH như việc thiết lập các quỹ hỗ trợ
tài chính: Quỹ xây dựng cộng đồng (Community Builders Fund), Quỹ Đầu tư và Chuẩn bị hợp đồng (Investment and Contract Readiness Fund); Hay các chính sách xúc tiến nguồn cầu DNXH; Và các chính sách phát triển trung gian cung-cầu.
+ Ngoài ra, cũng có thể kể đến các nghiên cứu, báo cáo khác như: Supporting the Not-for-Profit Sector: The Government’s Review of Charitable and social enterprise [74] của các nhà nghiên cứu A. Dunn and C. A. Riley; Representing social enterprise [75] của tác giả Alicia E. Plerhoples; Social enterprise: who need it? [76] của tác giả Brian Galle; Social enterprise and social innovation:strategies for the next ten years [81] của tác giả Charles Leadbeater; How to change the world: Social entrepreneurs and the power of new ideas [88] của tác giả David Bornstein; The social enterprise sector: A conceptual Framework [123]; Social enterprise in Asia: Context and Opportunities [125]; Social enterprise: A new model for poverty reduction and employment generation [120];… Các nghiên cứu, báo cáo khảo sát này cũng đều là nguồn tư liệu quý giá hỗ trợ tác giả trong quá trình hoàn thành luận án.
- Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
+ Trong quá trình tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến luận án, tác giả cũng tìm hiểu thêm được một số tài liệu khác hỗ trợ như: bài phát biểu Doanh nghiệp xã hội dần tìm được chỗ đứng của tác giả Khánh An, đăng trên báo Đầu tư [19]; Chính danh cho Doanh nghiệp xã hội của tác giả Nguyễn Đình Cung, đăng trên báo đầu tư [22]; Bàn thêm về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 của tác giả Bùi Huyền đăng tại website moj.gov.vn [37]; Luật hóa để doanh nghiệp xã hội phát triển của tác giả Thanh Thủy đăng trên báo điện tử [52]; Cần khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội của tác giả Trần Tiến đăng trên báo hải quan [53]; Cẩm nang pháp lý cho doanh nhân và doanh nghiệp xã hội của trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng – Investconsults [23]; Gọi vốn cộng đồng – Hình thức mới mẻ ở Việt Nam của tác giả Hải Thuận đăng trên báo doanh nhân sài gòn; Đề xuất miễn thuế để phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội của tác giả Tuệ Văn đăng trên báo Chính phủ Việt Nam….
Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu khác liên quan đến DNXH, dù không hoặc rất ít đề cập đến vấn đề pháp lý nhưng đã làm rõ khía cạnh tổ chức quản lý của DNXH trên thế giới cũng như DNXH tại Việt Nam, hơn thế còn cung cấp những trường hợp nghiên cứu có giá trị tham khảo cao. Chẳng hạn như: Thực trạng về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tham luận tại hội thảo quốc tế Kinh doanh và quyền con người, tháng 6/2013 của tác giả Bùi Nguyên Khánh [38];…
1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến DNXH và pháp luật về DNXH ở nước ngoài cũng như trong nước như đã đề cập ở trên, tác giả có một số nhận xét, đánh giá về các kết quả nghiên cứu như sau:
Những kết quả trong nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển:
Mặc dù các công trình nghiên cứu mà tác giả thu thập còn khiêm tốn về mặt số lượng nhưng tổng quan tình hình nghiên cứu về DNXH và các vấn đề pháp lý liên quan đến DNXH cho phép đi đến những kết luận mang tính khái quát trạng thái nghiên cứu về DNXH và pháp luật về DNXH và xu hướng nghiên cứu về pháp luật về DNXH hiện nay. Cụ thể:
- Các công trình nghiên cứu mà tác giả được tiếp cận mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều đề cập, nhận diện và phân tích những vấn đề lý luận về DNXH như khái niệm, đặc điểm, bản chất, vai trò, nhận diện DNXH, lịch sử hình thành và phát triển của DNXH … Những vấn đề lý luận chung về DNXH đã được đặt ra và nghiên cứu ở một phạm vi nhất định. Cụ thể:
- Các bài viết, công trình nghiên cứu đã có những quan niệm riêng về khái niệm Tinh thần doanh nhân xã hội và DNXH. DNXH ra đời xuất phát chính từ tinh thần doanh nhân xã hội; phân biệt được sự khác nhau giữa tinh thần doanh nhân xã hội và doanh nhân thông thường; Từ đó nêu bật được những lợi ích, ưu điểm của các doanh nhân xã hội; và khẳng định các doanh nhân xã hội chính là những người đóng góp vai trò to lớn trong đổi mới xã hội, cải tiến xã hội trước thế kỷ mới, bằng cách: thông qua một sứ mệnh để tạo ra và duy trì giá trị xã hội; nhận thức và không ngừng theo đuổi các cơ hội mới để phục vụ cho sứ mệnh đó; tham gia vào các quá trình đổi mới liên tục, thích nghi và rút ra bài học; hoạt động mạnh mẽ và không bị giới hạn vào nguồn lực sẵn có; và thể hiện trách nhiệm giải trình cao hơn đối với thành viên và đối với kết quả đầu ra.
- Các nghiên cứu cũng đưa ra được một số quan điểm khác nhau về việc quan niệm thế nào là DNXH, trong đó các nhà nghiên cứu cũng rất cẩn trọng khi đưa ra khái niệm về DNXH. Đặc biệt đều nguồn tư liệu thực sự quý giá cho tác giả luận án khi nghiên cứu tìm hiểu khái niệm DNXH. Các nghiên cứu đã đưa ra được cách định nghĩa rất cẩn trọng và khoa học cho khái niệm DNXH, bằng việc chọn khái niệm xuất phát là doanh nghiệp thương mại, từ đó định nghĩa tổ chức lai và cuối cùng chạm đến khái niệm DNXH. Dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng tất cả các quan điểm đều cho thấy họ nhấn mạnh mối quan hệ phương tiện cứu cánh giữa chiến lược/giải pháp kinh doanh và mục tiêu/giải pháp xã hội trong mô hình DNXH.