Một Số Kinh Nghiệm Của Hàn Quốc Và Philippin Trong Xây Dựng Hệ Thống Đấu Thầu Điện Tử

Trong quá trình triển khai phân tích và thiết kế hệ thống EPPS, vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là một trở ngại khá lớn. Mặc dù Việt Nam đã có hành lang pháp lý về giao dịch điện tử là Luật Giao dịch Điện tử ban hành năm 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành, song đến nay vẫn chưa có tổ chức chứng thực số công cộng (CA) phục vụ giao dịch điện tử. Hiện tại, mới có một số tổ chức, doanh nghiệp triển khai hệ thống CA nội bộ dùng riêng, như Ngân hàng Nhà nước, Ban Cơ yếu Chính phủ, Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng ACB, Công ty VASC và mới đây nhất là Bộ Tài chính. Do vậy, trong giai đoạn thử nghiệm EPPS, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đảm nhận cả chức năng cấp chứng thực số cho chủ đầu tư và nhà thầu (ở Hàn Quốc là các công ty độc lập chuyên cung cấp CA riêng). Khó khăn nữa là cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành chưa liên kết được với nhau. Việc liên kết được cơ sở dữ liệu là vô cùng cần thiết vì như vậy, bên mời thầu sau khi tham gia vào EPPS có thể tìm hiểu ngay được thực trạng của nhà thầu từ tình hình tài chính, nghĩa vụ nộp thuế, tồn tại hay đã giải thể…

Theo kế hoạch, EPPS được triển khai giai đoạn 1 trong 3 năm (2009 - 2011) tại 3 đơn vị thử nghiệm là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam. Đây là các đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, đối tượng mua sắm ở các đơn vị này cũng phong phú và đa dạng. Hiện tại, Cục Quản lý đầu tư đang đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo về đấu thầu qua mạng cho 3 đơn vị nói trên. Ngoài ra, các đơn vị khác quan tâm cũng có thể tham gia vào hệ thống thử nghiệm này thông qua địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn hoặc http://publicprocurement.mpi.gov.vn.

Sau khi triển khai thử nghiệm thành công, EPPS sẽ được triển khai trên toàn quốc và tiếp tục phát triển giai đoạn 2 (2011 - 2015) mở rộng hệ thống với các chức năng e-shopping (mua sắm điện tử), e-contracting (quản lý hợp đồng điện tử), e-payment (thanh toán điện tử) và áp dụng từng bước với các đơn vị có chức năng mua sắm (chủ đầu tư, bên mời thầu) trong cả nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Để xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống đấu thầu điện tử, điều quan trọng là phải thiết lập được khung pháp lý phù hợp cho hoạt động của hệ thống này. Chính phủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rất rõ vai trò và tính cấp thiết của vấn đề này.

Các quốc gia đã thành công trong việc cải cách mua sắm chính phủ thông qua hệ thống đấu thầu điện tử như Anh, Hàn Quốc hay Philippin đều đã xây dựng được các quy định pháp luật tương đối đầy đủ và rõ ràng liên quan đến thương mại điện tử nói chung và đấu thầu điện tử nói riêng. Mặc dù hệ thống pháp luật của mỗi nước đều có những đặc điểm riêng phù hợp với tình hình, điều kiện, kế hoạch và thực tế triển khai hệ thống đấu thầu điện tử nhưng tựu chung lại đều thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, của chữ ký điện tử…trong hoạt động mua sắm chính phủ điện tử.

Nghiên cứu quy định pháp luật của các quốc gia đã thành công trong đấu thầu điện tử, phân tích thực trạng đấu thầu điện tử ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động đấu thầu điện tử là điều hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử hiện nay.

Chương 3

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN Ở VIỆT NAM


Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam - 11

3.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ PHILIPPIN TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

3.1.1. Hàn Quốc

Nhiều quốc gia trên thế giới coi đổi mới trong lĩnh vực mua sắm công là một trong những khâu quan trọng của đổi mới Chính phủ. Lý do là bởi trong việc thực thi chính sách của Chính phủ, mua sắm công luôn đòi hỏi sự minh bạch và hiệu quả cao.

Trong thực tế, hoạt động mua sắm công được triển khai ở mọi lĩnh vực từ mua sắm hàng hóa đến xây lắp với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp. Để tham gia vào hoạt động mua sắm công (đấu thầu), các bên liên quan tốn kém khá nhiều chi phí và thời gian cho việc đi lại và in ấn tài liệu, đó là chưa kể đến yếu tố cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu không được đảm bảo triệt để.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia nhanh chóng có sự thay đổi mang tính đột phá trong cải cách phương thức mua sắm công, điển hình là sự ra đời và hoạt động hiệu quả của hệ thống đấu thầu điện tử (KONEPS).

Năm 1997, Cục Mua sắm công Hàn Quốc (PPS) bắt đầu triển khai nghiên cứu đấu thầu điện tử song song với một loạt các hệ thống khác như hệ thống trao đổi tài liệu điện tử, cửa hàng trực tuyến (shopping mall), thanh toán điện tử và bảo lãnh điện tử nhằm phục vụ cho hệ thống đấu thầu điện tử. Năm 2002, hệ thống đấu thầu điện tử của Hàn Quốc - KONEPS (Korea

Online E-Procurement System) chính thức ra mắt và mọi tổ chức công từ Trung ương tới địa phương đều có thể tiếp cận. Thông qua KONEPS, tất cả quy trình đấu thầu từ đăng tải thông báo mời thầu, ký kết hợp đồng đến thanh toán đều được tự động hóa hoàn toàn. Không những thế, KONEPS còn được xem là dịch vụ một cửa (one-stop service) nhờ có sự liên kết với hơn 80 hệ thống bên ngoài của các cơ quan nhà nước và tư nhân như thuế, ngân hàng, công ty chứng thực số (CA), công ty bảo lãnh, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc [43]… Khi đã đăng ký vào KONEPS, nhà thầu có thể tham gia vào tất cả các gói thầu sau này và kiểm tra các thông tin liên quan đến gói thầu đó.

Năm 2004, PPS mở rộng dịch vụ thông tin khách hàng dựa vào phương pháp CRM, đặt nền tảng cho môi trường mạng phổ biến trong mua sắm chính phủ. Không lâu sau đó, năm 2005, là sự khởi đầu của một dịch vụ điện thoại di động, trong đó cho phép các nhà cung cấp có thể lấy thông tin và tham gia đấu thầu thông qua các thiết bị di động như PDA. Trong năm 2006, KONEPS được kết nối với hệ thống kế toán ngân sách kỹ thuật số (dBrain) để cung cấp một dịch vụ tích hợp đối với mua sắm liên quan đến việc dùng ngân sách để thanh toán. Trong năm 2008, hệ thống e-bidding, thành phần lõi của KONEPS được tách từ hệ thống phối hợp trung ương với mục đích bảo đảm an ninh và tính ổn định của hệ thống. Ngoài ra, PPS còn tái cấu trúc các menu người dùng trong KONEPS để làm cho nó thân thiện hơn và mở rộng các dịch vụ thông báo tin nhắn SMS để cung cấp cho khách hàng các thông tin theo thời gian thực tế.

Theo thống kê, tính đến hết năm 2008, số lượng tổ chức công và doanh nghiệp đăng ký vào KONEPS lần lượt là 39.000 và 152.000 đơn vị với giá trị giao dịch lên tới 63 tỷ USD [43], đưa KONEPS trở thành một trong những "chợ ảo" lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, để xây dựng được KONEPS, PPS gặp phải không ít khó khăn. Trước hết ngay trong nội bộ PPS nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về tính

khả thi của dự án: Liệu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Hàn Quốc có đáp ứng được yêu cầu? Đấu thầu điện tử có hạn chế chức năng và giảm vai trò của PPS. Chưa kể đến là phải có sự ủng hộ và thống nhất cao của các cơ quan ban, ngành thuộc Chính phủ nhằm tạo ra một hệ thống tích hợp. Khung pháp lý cũng cần phù hợp với hệ thống đấu thầu điện tử. Thêm vào đó là sự do dự của các tổ chức công và nhà thầu vì hệ thống này hoàn toàn mới trong khi họ đã quen với phương thức đấu thầu truyền thống dựa trên giấy tờ.

Để giải quyết những khó khăn trên, PPS đã thành lập Ủy ban hỗ trợ KONEPS bao gồm 10 cơ quan chính phủ như Bộ Kinh tế và Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Ngân sách.... Thông qua đó, một loạt thay đổi đã được thực hiện. Trước tiên phải kể đến là việc sửa đổi quy định về đấu thầu mua sắm công và các quy định liên quan phù hợp với hệ thống đấu thầu điện tử. Bên cạnh đó, KONEPS được liên kết với 54 đơn vị ngoài hệ thống như các công ty bảo lãnh, chứng thực số, hiệp hội công nghiệp [43] …

Để giải quyết trong nội bộ, PPS nhấn mạnh vào vai trò và chức năng mới khi KONEPS được triển khai, với nhận thức: "không đổi mới và minh bạch, PPS sẽ không tồn tại"; đồng thời đề ra mục tiêu rõ ràng: xây dựng KONEPS thành hệ thống đấu thầu điện tử hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, PPS tổ chức các chiến dịch truyền thông và các khóa đào tạo trên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với hệ thống đấu thầu mới. PPS nhấn mạnh vào lợi ích mà hệ thống mới mang lại: minh bạch và hiệu quả cao hơn, an ninh mạng được đảm bảo do hệ thống sử dụng chữ ký số và mã hóa thông tin.

Và từ khi đi vào hoạt động đến nay, kết quả mà KONEPS mang lại thực sự rõ rệt. Hàng năm PPS tiết kiệm được gần 4,5 tỷ USD, trong đó tiết kiệm của doanh nghiệp tư nhân chiếm 90%. Cụ thể, tiết kiệm 4,1 tỷ USD cho thời gian và chi phí đi lại; 0,4 tỷ USD từ việc loại bỏ giấy tờ theo quy trình

đấu thầu truyền thống. KONEPS còn giúp PPS ngăn chặn các vụ việc tham nhũng phát sinh trong quá trình tổ chức đấu thầu [43].

Kể từ khi triển khai hệ thống đấu thầu điện tử, KONEPS được chọn là mô hình mẫu mực cho đấu thầu tại diễn đàn chống tham nhũng của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2004. Năm 2006, KONEPS còn giành giải thưởng công nghệ thông tin xuất sắc toàn cầu do Liên minh Dịch vụ và công nghệ thông tin thế giới trao tặng. Điều này đồng nghĩa với việc KONEPS trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về đấu thầu điện tử.

Thành công của KONEPS còn góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Việc ứng dụng chữ ký số và công nghệ mã hóa của KONEPS đã thúc đẩy phát triển hạ tầng giao dịch điện tử. Công nghệ và kinh nghiệm triển khai thương mại điện giúp thu hẹp khoảng cách số giữa các tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.1.2. Philippin

Đấu thầu điện tử là cơ hội để nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhờ nguồn thông tin minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng. Điều này đã được minh chứng ở nhiều nước triển khai e-GP thành công, trong đó có Philippin.

Được xem là sáng kiến chống tham nhũng và là một phần quan trọng của chương trình nghị sự Chính phủ, năm 2000, Cục Mua sắm công thuộc Bộ Ngân sách và Quản lý Philippin (PS-DBM) bắt đầu triển khai thí điểm hệ thống đấu thầu điện tử (EPS). Dự án được Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ. Mục tiêu của EPS là tạo ra cửa sổ duy nhất cho các cơ quan, tổ chức chính phủ đăng thông báo mời thầu và các nhà thầu đăng ký vào hệ thống tìm kiếm cơ hội.

Ngay khi triển khai EPS đã nhận được sự ủng hộ tích cực của Chính phủ thông qua việc ban hành một số sắc lệnh và Luật Cải cách mua sắm chính phủ, thông qua vào năm 2003. Năm 2006, PS-DBM giới thiệu hệ thống đấu thầu điện tử Chính phủ (PhilGEPS) giai giai đoạn 1, thay thế cho hệ thống EPS thử nghiệm. Hệ thống mới này là sự kết hợp các tính năng của EPS và các tính năng tăng cường được rút ra từ việc triển khai hệ thống thử nghiệm.

Trước đây, Philippin có hơn 100 luật, điều lệ và quy định về mua sắm chính phủ [46]. Năm 2003, hệ thống luật lệ cồng kềnh và vụn vặn này được thay thế bằng Luật Cải cách mua sắm chính phủ với các quy định được đổi mới và chuẩn hóa giúp hệ thống mua sắm của Philippin hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ hối lộ, tham nhũng, hài hòa hệ thống với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, thúc đẩy sự minh bạch, cạnh tranh và nâng cao sự giám sát của công chúng.

Theo Luật Cải cách mua sắm chính phủ, tất cả các cơ quan chính phủ, công ty do Chính phủ sở hữu và kiểm soát, các tổ chức tài chính thuộc Chính phủ, các trường đại học và cao đẳng công lập, các đơn vị hành chính địa phương được yêu cầu phải sử dụng hệ thống PhilGEPS (hệ thống đấu thầu điện tử của Chính phủ Philippin - cổng điện tử tập trung và duy nhất). Người bán, người sản xuất, tư vấn được hiểu chung là nhà thầu muốn giao dịch thì phải đăng ký vào hệ thống. Nhờ đó, PhilGEPS đảm bảo được sự minh bạch cho hoạt động mua sắm chính phủ. Nhà thầu tiếp cận được mọi thông tin từ thông báo mời thầu, nhà thầu trúng thầu, lý do trúng thầu, giá trị hợp đồng. Không còn cảnh nhà thầu "lẽo đẽo" đi gặp bên mời thầu hay cơ quan chính phủ để theo dõi giao dịch của mình. Đặc biệt, PhilGEPS còn là hệ thống tìm gói thầu hợp với ngành nghề kinh doanh của nhà thầu và tự động gửi email thông báo đến họ. Hiện tại có khoảng 8.000 cơ quan chính phủ và 37.000 nhà thầu đăng ký vào hệ thống PhilGEPS với số lượng gói thầu đăng ký mới trên

7.000 gói [46].

Dù được triển khai từ năm 2006, nhưng tới nay không phải tất cả cơ quan chính phủ Philipin đều sử dụng PhilGEPS. Khảo sát gần đây của dự án hỗ trợ kỹ thuật chính thức về mức độ sử dụng thí điểm PhilGEPS cho thấy thực tế là các cơ quan đăng ký và đăng tải thông báo mời thầu tuân thủ các điều lệ và quy định thực thi (IRR) của Luật Cải cách mua sắm công hơn là việc sử dụng PhilGEPS để đăng tải. Thông báo mời thầu được đăng tải đôi khi không đủ thông tin và chỉ dẫn cho nhà thầu. Thậm chí nhà thầu còn bị hạn chế truy cập hồ sơ mời thầu. Một trở ngại khác là hệ thống đấu thầu giai đoạn 1 được thiết kế để cung cấp thông tin thông báo mời thầu và nhà thầu trúng thầu, trong khi lại không có tính năng đấu thầu và thanh toán trực tuyến. Cả hai chức năng này chỉ được phát triển ở giai đoạn 2-5. Do vậy, PhilGEPS đã không đáp ứng được đầy đủ mục tiêu kinh tế và hiệu quả của công tác mua sắm công.

Năm 2007, với cam kết tiến xa hơn giai đoạn 1, Chính phủ Philippin đề nghị Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ kỹ thuật để triển khai các giai đoạn tiếp theo (từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 5) của PhilGEPS. Dự án hỗ trợ kỹ thuật này sẽ giúp chính phủ Philippin tăng cường PhilGEPS và triển khai trên quy mô rộng hơn. Năm 2008, Philippin trở thành 1 trong 10 nước được WB đề xuất triển khai thí điểm hệ thống đấu thầu quốc gia và được ADB cam kết hỗ trợ tích cực cho dự án.

Theo thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật, WB sẽ đảm nhận công việc chính là tư vấn kỹ thuật và thiết kế hệ thống, phát triển, triển khai và xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức các khóa học nghiên cứu cho đối tượng là người ra quyết định chủ chốt. ADB tham gia với tư cách tư vấn chính sách trong việc thiết kế hệ thống, cung cấp giáo trình đào tạo trực tuyến và thử nghiệm chấp nhận của người dùng đối với phần mềm phát triển trong giai đoạn 2-5. Tổng chi phí phát triển giai đoạn 2-5 là 800.000 USD, trong đó ADB viện trợ

600.000 USD và khoản còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Philippin.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2023