thức nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo khác với thủ tục thông thường, việc chuyển từ thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường, chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân khi có đủ điều kiện mà không áp dụng thủ tục rút gọn ….) cần có văn bản hướng dẫn thêm của Tòa án nhân dân tối cao để bảo đảm tính thực thi và hiệu quả áp dụng thủ tục rút gọn trên thực tế.
Về thời gian, tòa án thường vi phạm thủ tục tố tụng quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng còn kéo dài trong trường hợp phải hoãn phiên tòa do những người tham gia tố tụng vắng mặt. Pháp luật nhiều nước trên thế giới đã có quy định giải quyết các vụ án theo thủ tục rút gọn. Theo pháp luật Nhật Bản, sau khi thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án xem xét hồ sơ và ra quyết định kê biên tài sản, tổ chức bán đấu giá tài sản, thanh toán tiền cho chủ nợ và chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua. Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định về việc quyết định theo đơn yêu cầu của đương sự mà không cần có mặt của cả hai bên trong trường hợp có căn cứ để không gọi hai bên ra tòa, thủ tục giải quyết vụ án cho phép thẩm phán được quyết định mà không cần tiến hành tranh luận tại phiên tòa.
Để bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng tín dụng, nhất là bên bị vi phạm, theo chúng tôi, Tòa án Nhân dân Tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn các quy định nêu trên của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và tổ chức tập huấn cho các tòa án địa phương về việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng rút gọn, trong đó có việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng và hợp đồng bảo đảm.
- Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ tư pháp. Một trong những nội dung quan trọng của đề án cải cách tư pháp hiện nay là nâng cao năng lực, trình độ của các thẩm phán tại tòa án nhân dân các cấp (đào tạo, đào tạo lại). Do đó, Ban cải cách tư pháp Trung ương cần có biện pháp, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nội dung cải cách tư pháp có hiệu quả trên thực tế, qua đó nâng cao chất lượng các bản án, quyết định của tòa án (cụ thể, rõ ràng) để bảo đảm được thi hành nhanh chóng ngay sau khi có hiệu lực, hạn chế đến mức thấp nhất số lượng án tồn đọng do
cơ quan thi hành án dân sự phải chờ văn bản giải thích của tòa án về những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định của tòa án (ví dụ như diện tích đất thực tế và được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chênh lệch so với diện tích đất ghi trong bản án, quyết định của tòa án).
- Thứ ba, xử lý, thu hồi nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của các NHTM (trong đó có NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam) và cần có sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan. Trong những năm gần đây, tình trạng nợ xấu của một số ngân hàng ở mức báo động, vượt quá ngưỡng an toàn cho phép. Năm 2013, NHNN công bố nợ xấu của các NHTM là 4,7% (tương ứng với số tuyệt đối là 131.788 tỷ đồng) nhưng Moody’s - một tổ chức tài chính độc lập quốc tế đưa ra Báo cáo triển vọng hệ thống ngân hàng 2014 đánh giá tỷ lệ những tài sản “có vấn đề” (nợ xấu) ít nhất phải chiếm 15% tổng dư nợ của các NHTM [31]. Sở dĩ các cơ quan, tổ chức khác nhau đưa ra số liệu nợ xấu không giống nhau về cùng một đối tượng là do chưa có chuẩn mực thống nhất về phân loại nợ. Số liệu nợ xấu do NHNN công bố được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành (do chính NHNN ban hành) và các thông tin chính thức, trong khi Moody’s đánh giá nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam dựa trên các phương pháp, tiêu chí, thông tin của Moody’s. Các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành của NHNN có bao gồm tiêu chí định lượng (như thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ …) và tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng). Việc phân loại nợ theo tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng là phù hợp với thông lệ quốc tế. Song do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các NHTM là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong việc xác định và ghi nhận nợ xấu của các NHTM.
Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay, giảm nợ xấu của các NHTM là vấn đề cấp bách, đòi hỏi Nhà nước có cơ chế, chính sách kịp thời, phù hợp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM xử lý, thu hồi nợ xấu hiệu quả. Đề án cơ cấu lại ngân hàng đang được tiếp tục thực hiện với nội dung cơ bản là xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, sáp nhập hoặc hợp nhất các ngân hàng kinh
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Pháp Luật Về Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Ở Việt Nam Nhằm Đảm Bảo Thực Hiện Cam Kết Của Việt Nam Trong
- Sửa Đổi Quy Định Về Cho Vay Không Có Tài Sản Bảo Đảm
- Sửa Đổi Quy Định Về Phương Thức Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm
- Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - 21
- Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - 22
- Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
doanh yếu kém, kiện toàn các NHTM nhà nước thành ngân hàng có quy mô lớn trong khu vực và Châu Á, đủ sức các cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và trên thị trường tiền tệ quốc tế, xoá bỏ sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào hoạt động cho vay của các NHTM. Để đạt được mục tiêu trên, hệ thống pháp luật về cho vay cần có sự đổi mới căn bản về cơ chế điều chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam mở rộng hoạt động cho vay theo nguyên tắc thị trường, đồng thời xử lý nhanh được tài sản bảo đảm để thu hồi vốn trong trường hợp khách hàng vay vi phạm hợp đồng tín dụng (không trả hoặc trả không đủ nợ đến hạn).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở định hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nêu trên, có thể kết luận như sau:
1. Về định hướng hoàn thiện pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam xuất phát từ lý luận và thực tiễn sau:
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế và phát triển hệ thống ngân hàng, tài chính.
- Thực hiện cam kết của Việt Nam về lĩnh vực tài chính, ngân hàng khi gia nhập WTO và tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương khác.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế trong pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
2. Về giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam:
- Sửa đổi, bổ sung một số khái niệm mà pháp luật hiện hành chưa quy định như: “ngân hàng con 100% vốn nước ngoài”, sửa đổi tên “Hợp đồng tín dụng” thành “Hợp đồng cho vay” và bổ sung khái niệm “người” trong BLDS.
- Sửa đổi điều kiện về chủ thể vay vốn cho phù hợp với thực tiễn.
- Sửa đổi các nguyên tắc và điều kiện vay vốn cho phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan được ban hành gần đây.
- Sửa đổi quy định về lãi suất cho vay theo hướng cho áp dụng cơ chế tự do lãi suất để các bên tự thỏa thuận trên cơ sở cung - cầu ….
- Sửa đổi quy định về bảo đảm tiền vay để bảo đảm thực thi trên thực tế v.v..
- Ban hành văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ ngân hàng xử lý, thu hồi nợ xấu .v.v..
- Một số kiến nghị khác về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, tiếp tục cải cách tư pháp và đổi mới hệ thống pháp luật về cho vay theo nguyên tắc thị trường.
KẾT LUẬN
Qua công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các kết quả của công trình nghiên cứu là cơ sở cho phép tác giả đưa ra một số kết luận chủ yếu dưới đây:
- Xét trên phương diện quy mô tài sản cũng như tính chất phong phú của các nghiệp vụ thì NHTM với tư cách là một định chế tài chính trung gian về tín dụng có vị trí quan trọng nhất so với các định chế tài chính trung gian khác trong nền kinh tế Việt Nam và giữ vai trò to lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Hoạt động cho vay là nghiệp vụ quan trọng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM và là hoạt động đặc trưng thể hiện bản chất của NHTM.
- Quá trình hoàn thiện pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cần được thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống.
- Pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không chỉ là ý chí chủ quan của Nhà nước được đề lên thành luật mà nội dung điều chỉnh của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản: môi trường kinh tế, yêu cầu và khả năng quản lý của Nhà nước, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn một số bất cập, hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện để không ngừng hoàn thiện.
- Việc nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam phải gắn lý luận với thực tiễn để nâng cao hiệu quả áp dụng.
- Trên cơ sở thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, luận án đã trình bày một số giải pháp hoàn thiện như nêu tại Chương 4.
Nội dung luận án đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu đặt ra, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, đóng góp cho hoạt động nghiên cứu và lập pháp đối với lĩnh vực pháp luật về cho vay của NHTM đối với khách hàng nói riêng và pháp luật về ngân hàng nói chung.
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Văn Phương và Mai Thị Thu (2014), “Vướng mắc về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua nhà ở”, Tạp chí Ngân hàng, (8), tr.23-28.
2. Nguyễn Văn Phương (2013), “Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, (13), tr.17-23.
3. Nguyễn Văn Phương (2007), “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (11), tr.7-14.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. C.Mác (1987), “Tư bản”, phần 1, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Chính phủ nước CHXH CN Việt Nam (2006), Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.104.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (tr.242).
5. Đồng Thị Nhân (2013), “Pháp luật về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ do TS. Võ Đình Toàn hướng dẫn, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.15 – tr.17.
6. E.Corrigan - L.G.Ephimova - Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, Luật Ngân hàng – NXB.BEK, 1994.
7. Hồng Phúc (2009), “Chiêu kiếm lợi của ngân hàng nước ngoài”, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 14/2009, Sài Gòn, tr.23.
8. Hải Lý (2014), “Giải thể ngân hàng yếu kém, còn lâu!”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 37/2014, Sài Gòn, tr.17.
9. Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1990), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, Hà Nội.
10. Hoa Hạ “Ngân hàng ngoại và cuộc chiếm lĩnh thị trường nội”, Thời báo Ngân hàng số 131 ra ngày 16/08/2010, tr.8.
11. M. Chung (2012), “20% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng”, Thời báo kinh tế Việt Nam Online (http://vneconmy.vn/tai-chinh), (ngày 20/03/2012).
12. Nguyễn Ninh Kiều (1998), “Tiền tệ - Ngân hàng”, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.76.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Quyết định 217/QĐ-NH1 về Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2008), “Pháp luật về ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại một số nước”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội 2008.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), “Pháp luật về ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại một số nước”, Nxb Thế giới, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
18. Ngân hàng TNHH Standard Chartered Việt Nam (2013), Sơ đồ quy trình tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 734/QĐ-SCB của Tổng Giám đốc Ngân hàng TNHH Standard Chartered Việt Nam, Hà Nội.
19. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Sơ đồ quy trình tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hà Nội.
20. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (2010), Sơ đồ quy trình tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 945/QĐ-EIB của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Hà Nội.
21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Công văn số 950/NHNN-CSTT ngày 03 tháng 09 năm 2002 về việc chuyển nợ quá hạn đối với trường hợp chậm trả nợ gốc, lãi vốn vay.