Các Vi Phạm Và Xử Lý Vi Phạm Liên Quan Đến Hoạt Động Chào Bán Cổ Phiếura Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

thực trạng ngân hàng, tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý về phát hành cổ phiếu, tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng...

- Giai đoạn chào bán cổ phiếu ra công chúng: tổ chức bán đấu giá, thực hiện phân phối cổ phiếu một cách hợp lý, đảm bảo cổ phiếu phát hành được bán hết.

- Giai đoạn sau khi phát hành: công ty chứng khoán sử dụng các kĩ năng nghiệp vụ để bình ổn giá cổ phiếu khi các cổ phiếu này đã được đưa vào giao dịch trên thị trường.

Một số phương thức bảo lãnh phát hành

- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, công ty chứng khoán bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ cổ phiếu phát hành, cho dù có phân phối hết hay không.

- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, công ty chứng khoán bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho ngân hàng phát hành. Công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số cổ phiếu, mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán cổ phiếu ra thị trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho ngân hàng phát hành.

- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, ngân hàng phát hành chỉ thị cho công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành.

- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không bán gì. Theo phương thức này, ngân hàng phát hành chỉ thị cho công ty chứng khoán phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định cổ phiếu phát hành. Nếu lượng cổ phiếu bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

Theo quy định chung, bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Hàn Quốc gồm 3 hình thức:

1. Mua tất cả hoặc một phần chứng khoán định phát hành từ nhà phát hành để phân phối;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

2. Ký hợp đồng với nhà phát hành để mua một tỷ lệ chứng khoán chưa bán đang dự định phát hành khi không có người mua nào khác;

3. Ký thoả thuận thay mặt cho nhà phát hành để chào bán ra công chúng các chứng khoán phát hành mới hoặc chứng khoán còn tồn đọng hoặc tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc phát hành ra công chúng các chứng khoán mới hoặc chứng khoán còn tồn đọng, nhằm hưởng hoa hồng hoặc tiền thưởng.

Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 11

Với Việt Nam,theo Luật Chứng khoán 2006 và quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán thì bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

- Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu được phép phát hành để bán lại.

- Mua số cổ phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng công ty chứng khoán cam kết mua phần cổ phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.

Điều kiện để được bảo lãnh phát hành

CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng.

- Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh.

- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.

Hạn chế bảo lãnh phát hành

- Công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây:

+ Công ty chứng khoán độc lập hoặc cùng các công ty con của công ty chứng khoán có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của ngân hàng phát hành;

+ Tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán và của ngân hàng phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ.

- Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ.

- Khi một CTCK bảo lãnh phát hành cổ phiếu, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua cổ phiếu của khách hàng.

Quyền của công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán nhận thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu có quyền nhận tiền thù lao theo hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng phát hành và công ty chứng khoán. Trong phạm vi đã cam kết tổ chức bảo lãnh có quyền sử dụng nghiệp vụ của mình để đảm bảo thực hiện hoạt động bảo lãnh.

Công ty chứng khoán có thể một mình đảm nhiệm vai trò bảo lãnh cho toàn bộ đợt chào bán ra công chúng của ngân hàng phát hành nhưng cũng có thể ký hợp đồng với những công ty chứng khoán khác cùng bảo lãnh.

Nghĩa vụ của công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán có trách nhiệm thực hiện hoạt động bảo lãnh theo cam kết với ngân hàng phát hành. Cam kết phát hành đề cập đến giá chào bán, thời gian, địa điểm phát hành và một số yếu tố khác giúp làm tăng khả năng thành công của đợt chào bán.

Công ty chứng khoán liên đới chịu trách nhiệm với ngân hàng phát hành về nội dung hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng trái pháp luật.

Với chức năng bảo lãnh phát hành, công ty chứng khoán sẽ sở hữu số lượng cổ phiếu thực hiện bảo lãnh và do đó sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, đổi lại, công ty chứng khoán sẽ được hưởng những lợi ích từ hoạt động này như phí bảo lãnh, phần chênh lệnh giá bảo lãnh, tuỳ thuộc vào phương thức bảo

lãnh và những điều khoản của hợp đồng bảo lãnh. Để giảm thiểu rủi ro của đợt phát hành, ngân hàng phát hành cổ phiếu và công ty chứng khoán bảo lãnh sẽ phải thống nhất trên các phương diện về giá, thời gian phát hành và các yếu tố khác có liên quan giúp làm tăng khả năng thành công của đợt phát hành.

Tuy nhiên, Luật Chứng khoán hiện nay chỉ quy định, các NHTMCP khi tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) phải có một tổ chức tài chính tư vấn, chứ không bắt buộc phải có một đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành đó.

Nên chăng cần có bảo lãnh phát hành thì NĐT sẽ an tâm hơn, bởi giá cổ phiếu đó đã được bảo chứng và ở một chừng mực nào đó sẽ trở nên chuẩn hơn; tình trạng IPO không thành công và phát hành cổ phiếu phải chào bán lại, chào bán lần hai sẽ không xảy ra.

2.5 Các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếura công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần

2.5.1 Các hành vi vi phạm

Chào bán cổ phiếu ra công chúng là một khâu rất quan trọng hàm chứa nhiều rủi ro, vì lẽ đó được pháp luật của tất cả các nước tập trung điều chỉnh hết sức chặt chẽ. Bất kì chủ thể nào có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về lĩnh vực này đều phải chịu những hình thức chế tài xử lý rất nghiêm khắc và tùy theo mức độ vi phạm mà có thể áp dụng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hiện nay trên thế giới, các vi phạm diễn ra trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng rất đa dạng như:

Hồ sơ xin cấp giấy phép chào bán có những thông tin không chính xác, sai lệch, không đầy đủ trong bản cáo bạch hoặc có những sự kiện mới phát sinh ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp mà tổ chức phát hành không báo cáo xin sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp giấy phép chào bán cổ phiếu.

Sử dụng các thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được phép chào bán cổ phiếu ra công chúng. Phân phối cổ phiếu trước khi thực hiện công bố chào bán, cung cấp bản cáo bạch.

Tổ chức phát hành vi phạm các quy định về phân phối cổ phiếu.

Chào bán cổ phiếu không theo đúng nội dung đăng kí chào bán về số lượng, chủng loại, thời hạn chào bán.

Thông báo chào bán cổ phiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung, thời hạn và thời gian quy định.

Đăng kí chào bán nhưng không công bố rõ ràng các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đăng kí mua cổ phiếu,quyền chuyển đổi cổ phiếu, các quyền khác cho cổ đông và các nhà đầu tư.

Không có tổ chức trung gian tài chính tham gia bảo lãnh phát hành đối với trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt quá 10 tỉ đồng.

Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn, trả cổ tức, cổ phiếu thưởng khi chưa làm thủ tục đăng kí chào bán thêm cổ phiếu.

Tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán độc lập, người kí báo cáo kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính của tổ chức phát hành không đúng sự thật.

Thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu khi chưa có giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành.

Tổ chức phát hành không thực hiện chế độ báo cáo định kì hàng quý, năm về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trong các dạng vi phạm kể trên, tùy vào quy định pháp luật của từng nước mà mức độ nghiêm trọng của chúng được nhìn nhận khác nhau. Nhưng thông thường theo pháp luật của các nước thì vi phạm các quy định trong hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng được đánh giá là vi phạm nghiêm trọng nhất và do đó người thực hiện vi phạm này sẽ phải chịu một chế tài hết sức nghiêm khắc.

Ở Việt Nam, pháp luật không quy định cụ thể về các hành vi vi phạm chào bán cổ phiếu ra công chúng mà chỉ quy định các hành vi vi phạm chào bán chứng khoán ra công chúng như Điều 121 Luật Chứng khoán và Mục 1 Nghị định 85/2010/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán:

- Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và các tổ chức, cá nhân xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

- Tổ chức phát hành, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người khác có liên quan của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật, sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường, phân phối chứng khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định, thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian theo quy định

- Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh có tổng giá trị chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật

- Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng

Trong thời gian qua có một số NHTMCP đã vi phạm các quy định pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng như: Ngày 24/6/2008, Chánh Thanh tra UBCKNN đã ký Quyết định số 57/QĐ-TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu, cụ thể như sau:

- Căn cứ kết quả theo dõi, giám sát hoạt động của các công ty đại chúng và hồ sơ phát hành chứng khoán của Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu cho thấy: trong tháng 12/2007, Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1000 tỷ đồng và phân phối chứng khoán không đúng quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tại công văn số 278/2008/GP.BANK ngày 14/4/2008 giải trình về đợt phát hành cổ phiếu tăng

vốn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu đã thừa nhận về hành vi vi phạm.

Quyết định xử phạt số 159/QĐ-UBCK đối vớiNgân hàng TMCP Bảo Việt vì chậm thực hiện báo cáo UBCKNN về Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 theo quy định tại Điểm 2.3.1 Khoản 2 Mục I và Điểm 1.1 Khoản 1 Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC.

Ngày 27/9/2011, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 689/QĐ-UBCK về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), cụ thể như sau:

- Theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu số 661/UBCK-GCN ngày 06/9/2010 và Quyết định số 1074/QĐ-UBCK ngày 17/12/2010 doUBCKNN cấp, Navibank được phép hoàn thành việc phân phối 150 triệu cổ phiếu giai đoạn 2 đến hết ngày 30/1/2011. Tuy nhiên, Navibank đã tiếp tục phân phối 44.973.200 cổ phiếu trong số 75.975.133 cổ phiếu chưa chào bán hết khi đã hết thời gian gia hạn (đến ngày 19/2/2011 mới kết thúc đợt chào bán) theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Luật Chứng khoán.

- Theo Bản cáo bạch cập nhật giai đoạn 2 gửi UBCKNN và Thông báo chào bán ra công chúng giai đoạn 2, Navibank đã đăng ký và thông báo 1 tài khoản phong tỏa nhận mua cổ phiếu mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên thực tế, Navibank đã mở 2 tài khoản nộp tiền là tài khoản mở tại Vietcombank và tài khoản mở tại chính Navibank; toàn bộ số tiền mua cổ phiếu (740.195.240.000 đồng) của các cổ đông chưa lưu ký và cán bộ công nhân viên đều nộp vào tài khoản mở tại Navibank, đến ngày 21/2/2011, Navibank mới chuyển toàn bộ số tiền trên và số tiền các nhà đầu tư mua theo phương án xử lý cổ phiếu dư (449.732.000.000 đồng) từ tài khoản mở tại Navibank sang tài khoản phong tỏa mở tại Vietcombank, vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán và Khoản 3 Điều 3a Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Việc đưa ra các quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP như trên là hết sức cần thiết, vừa mang tính chất giáo dục và răn đe cho những đối tượng đã, đang và sẽ tham gia vào hoạt động trên TTCK.

2.5.2 Hình thức xử lý vi phạm:

Hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chào bán cổ phiếu ra công chúng được Luật Chứng khoán các nước quy định cả xử phạt hành chính và hình sự. Hình thức xử lý bằng biện pháp hành chính đối với các lỗi vi phạm chưa nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hình thức xử lý bằng biện pháp hình sự đối với các lỗi vi phạm nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Luật Chứng khoán của Mỹ quy định khung hình phạt tù cao nhất là 10 năm tù (trừ vụ Enron) và phạt tiên gấp 3 lần số tiền bất hợp pháp thu được (hoặc số thiệt hại tránh được), cao nhất tối đa là 2,5 triệu đôla. Luật Chứng khoán Nhật Bản Điều 197 quy định khung hình phạt chung đối với hành vi vi phạm pháp luật nhằm tác động tới giá chứng khoán và tạo ra một thị trường bất hợp pháp với hình phạt cao nhất là 3 năm tù và phạt tiền cao nhất là 3 triệu yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt, Điều 198 quy định hình phạt đối với tội phát hành chứng khoán không đăng kí thì bị phạt không quá một năm hoặc bị phạt tiền không quá 1.000.000 yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt.

Cũng như một số nước trên thế giới Việt Nam đã đưa ra cả hình thức xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, tuy nhiên,các chế tài về hình sự còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe.

Như trong phần trên, xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCK đã phạt tiền

50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng chẵn) đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu do vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2007 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Còn đối với Navibank, như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023