Bàn Luận Kết Quả Nghiên Cứu Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp, Khuyến Nghị


Kí hiệu

Giả thuyết

Kiểm định

H1d

VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích VH - XH của cộng đồng

Ủng hộ

H1d1

Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng

đồng

KUHGT

H1d2

Sự trao đổi, chia sẻcó ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH

cho cộng đồng

KUHGT

H1d3

Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH

cho cộng đồng

KUHGT

H1d4

Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH

cho cộng đồng

KUHGT

H1d5

Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích lợi ích VH - XH

cho cộng đồng

Ủng hộ

H1d6

Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho

cộng đồng

Ủng hộ

H1d7

Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG có

ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích VH - XH cho cộng đồng

Ủng hộ

H1e

VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích môi trường

Ủng hộ

H1e1

Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường

Ủng hộ

H1e2

Sự trao đổi, chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường

KUHGT

H1e3

Chuẩn mực quy tắc có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường

Ủng hộ

H1e4

Chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường

Ủng hộ

H1e5

Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường

KUHGT

H1e6

Mạng lưới xã hộicó ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường

KUHGT

H1e7

Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG có

ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích môi trường

Ủng hộ

Nhóm giả thuyết H2: Đặc điểm NKH của NDĐP có ảnh hưởng kiểm soát

đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST

Ủng hộ

H2a

Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích chính trị trong phát

triển DLST

Ủng hộ một

phần

H2b

Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích kinh tế trong phát triển

DLST

Ủng hộ một

phần

H2c

Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích VH-XH cho cá nhân/hộ

gia đình trong phát triển DLST

KUHGT

H2d

Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích VH-XH cho cộng đồng

trong phát triển DLST

Ủng hộ một

phần

H2e

Đặc điểm NKH ảnh hưởng kiểm soát lợi ích môi trường trong phát

triển DLST

Ủng hộ một

phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 16

Nguồn: tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả


TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát tại 03 VQG Cát Bà, Cúc Phương và Ba Vì với những đặc trưng khác nhau về điều kiện phát triển DLST, quy mô số lượng NDĐP tham gia làm DLST, đặc điểm NKH, VXH và các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Số phiếu thu về là 318/tổng số 323 phiếu sau khi loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu. Các thang đo VXH (lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ, chuẩn mực, hợp tác, mạng lưới xã hội, việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG); lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (lợi ích chính trị, kinh tế, VH-XH cho cá nhân/hộ gia đình; VH-XH cho cộng đồng và lợi ích môi trường) đã được kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính với kết quả có bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (chiếm 25,9%) với mức dao động của các biến từ 2,0% đến 15,2%. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST lần lượt từ cao xuống thấp là: (1) Mạng lưới xã hội, (2) Hợp tác, (3) Lòng tin, (4) Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG, (5) Chuẩn mực xã hội,

(6) Chuẩn mực quy tắc. Điểm đáng lưu ý là kết quả nghiên cứu không ghi nhận yếu tố sự trao đổi và chia sẻ (thuộc VXH) có ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã kiểm định được sự ảnh hưởng của biến kiểm soát NKH đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Có 04 yếu tố thuộc nhóm NKH có ảnh hưởng kiểm soát là dân tộc, trình độ, thu nhập và công việc chính. Yếu tố về độ tuổi và giới tính không ảnh hưởng. Các yếu tố NKH có ảnh hưởng kiểm soát đến 04 nhóm lợi ích bao gồm chính trị, kinh tế, VH - XH của cộng đồng và môi trường, không ảnh hưởng đến lợi ích VH- XH của cá nhân/hộ gia đình.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã phân tích sự khác nhau về VXH và lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì. Trong đó, VQG có mức độ ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST cao nhất là VQG Ba Vì, sau đó đến VQG Cát Bà và cuối cùng là VQG Cúc Phương.

Đây là những căn cứ để nghiên cứu đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường VXH cho NDĐP thúc đẩy phát triển DLST, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân địa phương ở vùng ĐBSH& DHĐB nói chung cũng như các VQG Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì nói riêng.


CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ


5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Trong phần này nghiên cứu sẽ thảo luận các kết quả nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra ở chương 1 của luận án. Phần thảo luận cũng giải thích các kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu định tính sau khi có kết quả nghiên cứu thu được từ việc phỏng vấn các chuyên gia và NDĐP trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. Ngoài ra, một số kết quả nghiên từ phỏng vấn sơ bộ, quan sát và phỏng vấn qua điện thoại sau khi có kết quả nghiên cứu cũng được huy động để bổ trợ thêm thông tin giải thích cho kết quả nghiên cứu.

5.1.1. Các yếu tố của vốn xã hội ảnh hưởng đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

Về các yếu tố/thành phần của VXH, theo kết quả đo lường các thành phần của VXH (dựa trên việc tổng quan và kế thừa các nghiên cứu trước) bao gồm lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ, chuẩn mực, sự hợp tác và mạng lưới xã hội đều có ý nghĩa để kiểm định MQH ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Một điểm khác biệt trong nghiên cứu này với các nghiên cứu trước là yếu tố chuẩn mực được chia thành hai nhóm: chuẩn mực quy tắc (CMQT) và chuẩn mực xã hội (CMXH). Trong đó CMQT bao gồm sự tôn trọng các quy định trong cộng đồng, pháp luật và nguyên tắc bảo tồn. CMXH là chuẩn mực về các MQH xã hội trong NDĐP biểu hiện MQH hài hòa hay xung đột/mâu thuẫn. Việc đặt tên mới cho yếu tố chuẩn mực được chuẩn hóa bằng kết quả phỏng vấn chuyên gia và soi chiếu lại bản chất của các biến quan sát, nghiên cứu kế thừa những công trình liên quan có đề cập đến yếu tố này.

- Yếu tố lòng tin có các biến quan sát về lòng tin của NDĐP đối với người dân trong cộng đồng, lòng tin vào chính quyền các cấp và lòng tin về sự phát triển của cộng đồng dựa trên cơ sở đạo đức xã hội đều có giá trị chấp nhận về độ tin cậy của thang đo (CA = 0.722, tương quan biến tổng từ 0.444 đến 0.582, EFA từ 0.667 đến 0.798). Trong đó, yếu tố lòng tin đối với CQĐP được cộng đồng đánh giá cao nhất, các yếu tố còn lại sự dao động không nhiều. Điều đó cho thấy, trong bối cảnh mới khi nghiên cứu về lòng tin trong NDĐP ở các VQG các yếu tố này vẫn có giá trị và cơ sở về độ tin cậy đã được sàng lọc qua nghiên cứu sơ bộ là đúng đắn.

- Yếu tố sự trao đổi và chia chia sẻ có các biến quan sát về sự giúp đỡ, hỗ trợ có đi có lại lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng về thời gian, tài chính, lợi ích chung và việc muốn sở hữu kinh doanh chung. Trong các biến quan sát này, có 02


biến quan sát TT4 “Tôi sẽ đóng góp tiền bạc cho những dự án vì cộng đồng” và TT6 “nếu đột xuất tôi cần mượn một số tiền nhỏ tôi sẽ có những người thân trong cộng đồng giúp cung cấp số tiền này cho tôi” có CA đạt tiêu chuẩn (tương quan biến tổng lần lượt là 0.536 và 0.483) nhưng không đạt kết quả yêu cầu của EFA (biến quan sát tải lên ở cả 2 nhân tố với chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.3). Qua kết quả phỏng vấn sâu, có thể nhận thấy nguyên nhân cơ bản là do thu nhập trung bình của đa số người dân tham gia làm DLST còn thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn nên họ sẵn sàng chia sẻ công việc chung nhưng nếu liên quan đến hỗ trợ tài chính một cách đột xuất hoặc ủng hộ cho các dự án vì cộng đồng (nếu có) thì không phải ai cũng có điều kiện để chia sẻ. Các yếu tố còn lại có mức CA = 0.763, tương quan biến tổng từ 0.432 đến 0.609, EFA từ 0.626 đến 0.769 đều đạt yêu cầu về giá trị hội tụ trong cùng thang đo cũng như phân biệt với các thang đo khác. Như vậy, trong bối cảnh NDĐP ở các VQG, MQH giữa NDĐP vẫn có sự trao đổi và chia sẻ lẫn nhau nhưng chưa thực sự rõ nét và trong tập dữ liệu nghiên cứu này không đủ căn cứ thống kê để đảm bảo kết luận.

Yếu tố chuẩn mực, có các biến quan sát đều đạt yêu cầu kiểm định (CA = 0.635, tương quan biến tổng từ 0.363 đến 0.456). Dù đạt yêu cầu để kiểm định nhưng có thể nhìn thấy rõ đây là yếu tố có CA và tương quan biến tổng của các biến quan sát thấp nhất so với các yếu tố còn lại, nguyên nhân là do bối cảnh nghiên cứu ở các VQG

- những nơi được nhà nước và chính quyền, các bộ ban ngành liên quan quản lý theo những quy định nghiêm ngặt về các vấn đề bảo tồn thì các vấn đề về chuẩn mực tôn trọng các nguyên tắc, quy định không phải là một vấn đề nổi bật; đa số người dân trong cộng đồng đều tuân thủ khá tốt các nguyên tắc này, đặc biệt là nguyên tắc bảo tồn. Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát của yếu tố chuẩn mực có hệ số tải từ 0.646 đến 0.778 đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, các biến quan sát lại tải lên ở hai nhóm hội tụ khác nhau. Trong đó, nhóm 01 gồm các biến quan sát: CM1 “người dân trong cộng đồng chúng tôi tôn trọng các quy tắc và các quy định trong cộng đồng”, CM2 “người dân trong cộng đồng chúng tôi tôn trọng các nguyên tắc bồi thường và bảo tồn”, CM3 “người dân trong cộng đồng chúng tôi tôn trọng và tuân theo pháp luật” nhóm này EFA có hệ số tải 0.646 đến 0.742; nhóm 02 gồm các biến quan sát CM4 “ít có những xung đột trong cộng đồng của chúng tôi” và CM5 “chúng tôi có MQH hài hòa giữa những người dân” có hệ số tải EFA lần lượt là 0.708 và 0.778. Như đã phân tích ở phần đầu, việc chia thành hai nhóm trong yếu tố chuẩn mực và được đặt tên mới là “chuẩn mực quy tắc” đối với biến quan sát CM1, CM2, CM3 và “chuẩn mực quan hệ xã hội” với biến quan sát là CM4, CM5 trong bối cảnh nghiên cứu là hợp lý bởi việc tuân thủ các chuẩn mực về quy tắc trong cộng đồng có ảnh hưởng từ việc tuân thủ các quy định trong quản lý ở các VQG (được hình thành trong cả ý thức và hành vi thái độ của người dân khi sinh sống và làm việc trong khu


vực này), còn MQH hài hòa, ít xung đột giữa NDĐP trong cộng đồng cũng như giữa cộng đồng này với cộng đồng khác trong cùng một VQG còn bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm NKH của người dân tại các khu vực này. Qua kết quả nghiên cứu, được trình bày trong phần mô tả thống kê, phần lớn người dân tham gia làm DLST ở các VQG là dân tộc Mường, Dao và Kinh. Đặc điểm của người Mường (VQG Cúc Phương); người Dao, người Mường và người Kinh (VQG Ba Vì) đều sinh sống ở những khu vực nông thôn, đa số thật thà và có MQH hài hòa với nhau, ít giao du với môi trường bên ngoài. Người Kinh ở VQG Cát Bà là dân tộc duy nhất sinh sống ở VQG này, trong điều kiện sinh sống ở một nơi đảo xa tách rời khỏi đất liền, đa phần người dân cũng hiền lành, tu chí làm ăn, đời sống khá khép kín và hầu như không có xung đột. Như vậy, việc chia thành 02 nhóm nhân tố trong yếu tố chuẩn mực bao gồm “chuẩn mực quy tắc” và “chuẩn mực quan hệ xã hội” trong nghiên cứu là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Yếu tố sự hợp tác, có biến quan sát HT5 “trong cộng đồng chúng tôi đã xảy ra những tình huống mà mọi người hợp tác với nhau để khiếu nại, yêu cầu bồi thường, hoặc làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng về một vấn đề gì đó mang lại lợi ích cho cộng đồng” không đạt yêu cầu vì tương quan biến tổng <3.0. Nguyên nhân khi phỏng vấn NDĐP để lý giải kết quả thì nhận được thông tin là do trong các cộng đồng hầu như chưa xảy ra các vấn đề đáng kể về xung đột lợi ích giữa người dân và các cơ quan quản lý nhà nước nên không có tình huống NDĐP hợp tác với nhau để khiếu nại hay đòi bồi thường về vấn đề gì đó liên quan đến lợi ích của họ. Thông tin này cũng nhất quán với những thông tin đã được ghi nhận về các biến quan sát liên quan đến MQH hài hòa trong cộng đồng của thang đo “chuẩn mực xã hội”. Các biến còn lại đều có tương quan biến tổng đạt yêu cầu từ mức 0.320 đến 0.482 và CA = 6.88. Khi phân tích EFA, có 01 biến quan sát không đạt yêu cầu là HT6 “Tôi có thể ủy quyền căn nhà nếu không sử dụng của tôi cho một người hàng xóm trong một vài ngày/ủy quyền cho khách du lịch thuê”. Biến quan sát HT6 được kế thừa từ các nghiên cứu trước nhưng trong bối cảnh việc phát triển DLST ở các VQG còn chưa thu hút được nhiều khách du lịch, kể cả vào mùa cao điểm thì cũng vẫn đảm bảo sức chứa nên việc ủy quyền căn nhà cho hàng xóm để cho khách du lịch thuê dường như ít khi xảy ra. Như vậy, còn lại các biến quan sát có giá trị để kiểm định ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST là HT1, HT2, HT3, HT4. Các biến quan sát này thể hiện sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau và của NDĐP với chính quyền, BQL VQG trong việc phát triển DLST, giúp họ thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận nguồn tài nguyên để làm du lịch và nâng cao tiếng nói của họ trong cộng đồng.

Yếu tố mạng lưới xã hội có các biến quan sát về việc liên kết của người dân trong cộng đồng với các cá nhân/tổ chức/nhóm hoạt động bên ngoài để hợp tác trong công việc và phát triển DLST. Các biến quan sát đều đạt chuẩn yêu cầu với CA =


0.759, tương quan biến tổng từ 0.550 đến 0.610, EFA các biến quan sát có hệ số tải từ 0.716 đến 0.818. Sự dao động các thông số giữa các biến quan sát về CA và hệ số tải EFA là không nhiều do nội hàm của các biến quan sát đều tập trung vào các MQH liên kết bên ngoài cộng đồng. Như vậy, trong bối cảnh nghiên cứu, mạng lưới xã hội trong liên kết phát triển DLST ở các VQG cũng là một nhân tố đảm bảo để kiểm định MQH với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST.

Về các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST, theo kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo, yếu tố lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST có các lợi ích chính trị, kinh tế, VH-XH và môi trường. Trong số này có 03 biến quan sát (thuộc nhóm lợi ích kinh tế và VH - XH) không đạt yêu cầu, cụ thể:

Đối với lợi ích kinh tế, các biến quan sát không đạt yêu cầu kiểm định là KT1 và KT4. Biến quan sát KT1 “du lịch đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản trong cộng đồng của tôi” và KT4 “các dự án du lịch giúp người dân hỗ trợ vay vốn để kinh doanh du lịch”, qua tìm hiểu thực tế, lợi ích kinh tế cho cộng đồng từ khi phát triển DLST có gia tăng nhưng chủ yếu là tăng thu nhập và thúc đẩy sản xuất ở địa phương chứ chưa thực sự cải thiện cơ sở hạ tầng cho cộng đồng; việc thu hút các dự án đầu tư và cho NDĐP vay vốn để làm du lịch gần như còn bỏ ngõ và chưa được quan tâm ở các VQG. Các biến quan sát còn lại của mỗi thang đo đều đạt chuẩn với CA = 0.800 và tương quan biến tổng từ 0.472 đến 0.714; EFA có hệ số tải của các biến quan sát từ 0.735 đến 0.843.

Đối với lợi ích VH - XH, biến quan sát XH5 “du lịch làm tăng cơ hội học tập, đào tạo cho tôi nâng cao học vấn và kiến thức” không đạt yêu cầu cho thấy phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính và củng cố căn cứ của việc đồng thời loại cả biến quan sát QC3 “VQG có các kế hoạch, hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch” vì trên thực tế công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực tại các VQG còn chưa được chú trọng. Người dân tham gia làm du lịch hầu như chỉ có cơ hội mở rộng hiểu biết trong quá trình tương tác với khách và tự tìm hiểu thông tin qua các kênh truyền thông, chia sẻ trao đổi lẫn nhau để làm du lịch. Các biến quan sát còn lại của mỗi thang đo đều đạt chuẩn với CA = 0.778 và tương quan biến tổng từ 0.358 đến 0.617; EFA có hệ số tải của các biến quan sát từ 0.679 đến 0.808.

Điểm đáng lưu ý là kết quả phân tích EFA của thang đo/yếu tố lợi ích VH-XH có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước khi yếu tố này có các biến quan sát lại tải lên ở hai nhóm hội tụ khác nhau. Trong đó, nhóm 01 gồm các biến quan sát: XH1 “du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân”; XH2 "hoạt động du lịch trong cộng đồng đã giúp nâng cao mức sống cho gia đình tôi”, XH3 "du lịch giúp cải thiện đời sống hạnh phúc của gia đình tôi”, XH4 "du lịch tạo ra các quỹ phúc lợi xã hội cho người dân”; nhóm 2 gồm các biến quan sát: XH6 "du lịch giúp khôi phục và bảo tồn các giá


trị, phong tục tập quán truyền thống”, XH7 "du lịch giúp khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, làng nghề, lễ hội ở địa phương", XH8 "nhờ có du lịch, xã hội trong cộng đồng gắn kết thành một mạng lưới”. Qua tổng quan tài lại tài liệu nghiên cứu, phỏng vấn thêm ý kiến chuyên gia; tác giả nhận thấy cả hai nhóm về bản chất vẫn thể hiện các lợi ích VH - XH nhưng hội tụ ở hai nhóm đối tượng được hưởng lợi ích khác nhau bao gồm nhóm 01 là lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình liên quan đến chất lượng đời sống, thu nhập và nhóm 02 lợi ích cho sự phát triển chung của cộng đồng liên quan đến việc khuyến khích bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và tạo sự gắn kết thành mạng lưới xã hội trong cộng đồng.

Như vậy, các thành phần của VXH ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST theo kế thừa từ các nghiên cứu trước và phát triển thêm trong bối cảnh nghiên cứu gồm 06 yếu tố: (1) Lòng tin, (2) Sự trao đổi và chia sẻ, (3) Chuẩn mực quy tắc, (4) Chuẩn mực xã hội, (5) Sự hợp tác và (6) Mạng lưới xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu phát triển thêm một yếu tố mới, có giá trị đã được kiểm định trong bối cảnh nghiên cứu là (7) Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG (được trình bày cụ thể ở mục 5.1.2). Các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST trong bối cảnh các VQG vùng ĐBSH&DHĐB có 05 yếu tố đạt tiêu chuẩn để đo lường bao gồm: (1) Lợi ích chính trị, (2) Lợi ích kinh tế, (3), Lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình, (4) Lợi ích VH - XH cho cộng đồng và (5) Lợi ích môi trường.

5.1.2. Yếu tố mới được phát hiện trong bối cảnh nghiên cứu ở các vườn quốc gia vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Một điểm mới rõ rệt của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước là kết quả nghiên cứu đã khám phá, phát hiện thêm một yếu tố mới là “Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG". Yếu tố này được phát hiện qua nghiên cứu phỏng vấn sơ bộ NDĐP ở các VQG Ba Vì, Cát Bà và Cúc Phương về sự khác biệt đáng kể trong hiệu quả và lợi ích mang lại cho NDĐP khi tham gia phát triển DLST. Khi tìm hiểu, kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các VQG này, VQG Ba Vì có mức độ khai thác phát triển DLST mạnh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất; tiếp theo là đến VQG Cát Bà và hiệu quả thấp nhất là VQG Cúc Phương (được mô tả ở mục 4.1). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này. Trong đó, có một yếu tố nổi bật được NDĐP cũng như BQL các VQG và CQĐP tại các các địa bàn nghiên cứu đề cập đến đó là “Việc thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG" căn cứ vào “Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007, ban hành QCQL các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN” do Bộ NN&PTNT ban hành. Khi áp dụng quy chế này trong thực tiễn, VQG Ba Vì và VQG Cát Bà đã cho phép các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng/liên kết, liên doanh để làm du lịch nên mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể cho VQG và trực tiếp mang lại lợi ích cho NDĐP khi họ được trực tiếp tham gia thuê môi trường


rừng/liên kết làm du lịch hoặc vào làm thuê tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong VQG. Đối với VQG Cúc Phương, do không áp dụng quy chế cho thuê môi trường rừng làm du lịch nên NDĐP không được tiếp cận nguồn tài nguyên để kinh doanh phát triển du lịch, các hoạt động du lịch đều do VQG tổ chức, quản lý và điều phối; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả KT - XH cũng như lợi ích mang lại cho NDĐP ở VQG Cúc Phương so với các VQG khác thấp hơn rõ rệt.

Qua thực tế khảo sát, “Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG" có thể sẽ là một yếu tố mới thuộc VXH xuất hiện có ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST trong các VQG. Trước khi kiểm định độ tin cậy thang đo của yếu tố này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia và tiếp tục tổng quan các tài liệu tham khảo có liên quan để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo mới phát hiện. Sau đó thực hiện quy trình phát triển thang đo mới (được trình bày và giải thích ở mục quy trình nghiên cứu luận án 3.1.4 làm căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu). Theo đó, yếu tố mới “Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG" có 03 biến quan sát là QC1 "Tôi được ưu tiên tham gia vào hoạt động du lịch”, QC2 “Tôi thấy VQG khuyến khích cho các cá nhân và tổ chức thuê thuê môi trường rừng để phát triển du lịch”, QC3 “Tôi được tham gia vào các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch”. Khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo này, CA = 0.682 chứng tỏ thang đo đủ độ tin cậy để tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, chỉ có biến quan sát QC1 và QC2 đạt yêu cầu về tương quan so với biến tổng, lần lượt là 0.492 và 0.481; còn lại biến quan sát QC3 không đạt yêu cầu do chỉ số này <0.3. Qua tìm hiểu ở các cuộc phỏng vấn đối với BQL các VQG, CQĐP và NDĐP, trong thực tế tại các VQG này đều có sự ưu tiên, khuyến khích NDĐP tham gia làm du lịch. Về cơ chế thuê cho môi trường rừng làm du lịch VQG Ba Vì đã áp dụng và mang lại hiệu quả doanh thu khá cao. VQG Cát Bà cơ chế thuê môi trường rừng làm du lịch còn chưa thống nhất nhưng đã có các hoạt động liên kết, liên doanh với NDĐP tổ chức các hoạt động du lịch. Riêng VQG Cúc Phương dù không có chủ trương tư nhân hóa các hoạt động du lịch nhưng đã áp dụng chính sách ưu tiên NDĐP tham gia làm du lịch. Như vậy, thực tế thực hiện QCQL hoạt động DLST trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB cho thấy nhìn chung các VQG đều có cơ chế tạo điều kiện cho NDĐP tham gia hoạt động DLST, một số VQG đã có cơ chế cho thuê môi trường rừng và liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, điểm hạn chế là các VQG hầu như không có các hoạt động, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

Qua việc phân tích tình hình tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG của NDĐP nói trên cho thấy việc loại bỏ biến quan sát QC3 là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và điều đó thể hiện các VQG chưa triển khai tốt các kế hoạch, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023