25
Phi vật thể của UNESCO, con số cao nhất trên thế giới, với 31 di sản trong Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại, 07 tài sản trong Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần về Biện pháp Bảo vệ Khẩn cấp và 01 trong Danh sách các Thực hành Bảo vệ Tốt nhất, theo Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể đã được UNESCO thông qua. Mặc dù năm 2011, Trung Quốc ban hành Luật Di sản văn hóa phi vật thể nhưng những quy định đã không thực sự có hiệu quả đối với bảo vệ dân sự di sản văn hóa phi vật thể, mà thực thể di sản văn hóa phi vật thể chỉ được bảo vệ từ góc độ hành chính. Nguyên nhân chính mà nhóm tác giả đưa ra là do tính chất phức tạp và đa dạng của các sản phẩm và sự tụt hậu về pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua hai trường hợp nghiên cứu điển hình, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị về cải thiện bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Trung Quốc gồm: thứ nhất là cải thiện bảo vệ về quyền sở hữu cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ hai là cải thiện về nhãn hiệu và bảo vệ địa lý cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ ba là cải thiện về bảo vệ bằng sáng chế cho di sản văn hóa phi vật thể hay quyền sở hữu trí tuệ. Từ thực tế của Trung Quốc cho thấy chỉ riêng Luật di sản văn hóa phi vật thể không đủ để bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể mà cần có sự hoàn thiện của Luật về Sở hữu trí tuệ, Luật Sáng chế, Luật Bản quyền để lấp những khoảng trống trong Luật Di sản văn hóa phi vật thể đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Nghiên cứu một số tài liệu về chính sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của các tác giả Thu Thu Aung (2018)38 về Đạo luật bảo vệ và phát huy tài sản văn hóa phi vật thể năm 2015 của Hàn Quốc. Liên quan đến các vấn đề pháp lý về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, Hàn Quốc có các đạo Luật về bảo vệ di sản văn hóa sớm hơn so với Việt Nam nửa thế kỷ. Từ năm 1962, Hàn Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ di sản văn hóa trong đó chú trọng cả di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Song song với việc ban hành pháp luật, chính phủ Hàn Quốc cũng có các chương trình, và hoạt động hỗ trợ tài chính để bảo vệ các di sản văn hóa. Tác giả qua nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy quốc gia này cũng rất chú trọng đến bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể. Nhật Bản cũng tổ chức nhiều chương trình, dự án có quy mô từ cấp địa phương, trung ương và toàn cầu để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Từ năm 1993, Nhật Bản đã hỗ trợ hơn 100 dự án để tăng cường bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới thông qua Quỹ tín thác của UNESCO/Nhật Bản để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Các bên liên quan tham gia: cơ quan văn hóa Ủy ban quốc gia UNESCO; viện nghiên cứu quốc gia về tài sản văn hóa Tokyo, cục Di sản văn hóa phi vật thể; trung tâm nghiên cứu quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á - Thái Bình
38 Thu Thu Aung (2018), “Comparative study on safeguarding systems of the ICH specifically the weaving tradition of Republic of Union of Myanmar (Acheik weaving) and the Republic of Korea (Hasan Mosi weaving)”, Department of Archaeology and National Museum, Ministry of Religious ffairs and Culture of Myanmar,https://www.ichcap.org/eng/ek/sub9/pdf_file/2018/thuthuAung.pdf.
26
Dương (IRCI) năm 2009. IRCI có tư cách là Trung tâm loại 2 dưới sự bảo trợ củaUNESCO. Trung tâm loại 2 này tạo ra một cơ sở nghiên cứu quốc tế về ICH cho mục đích này bảo vệ tốt hơn di sản văn hóa phi vật thể.
Li Jing và Peng Duan (2019)39 có cách tiếp cận sáng tạo, đổi mới gắn với cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới hiện đại, là đặt vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với thời đại của kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, thông qua hệ thống này mà sáng tạo các phương án bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Nhóm tác giả đề cập đến khái niệm “Internet Plus” hay “Internet +” các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngày nay, "Internet Plus" tiếp tục phát huy lợi thế của nó và được tích hợp sâu với các lĩnh vực, nâng cao sự đổi mới và sức sống của nền kinh tế Trung Quốc một cách toàn diện và hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, chính là con đường đổi mới cho "Internet + Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể" thể hiện xu hướng không thể cưỡng lại ngày nay đã và đang mang lại tương lai đầy hứa hẹn cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp văn hóa truyền thống. Dĩ nhiên, bước đầu tiên phải xuất phát từ quan điểm của chính phủ là tích cực tạo điều kiện để hỗ trợ đầy đủ cho việc “Internet + bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”. Chính phủ nên cải thiện các hệ thống pháp luật liên quan, một mặt, nó có thể làm cho mô hình “Internet + bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” phát triển lành mạnh, mặt khác, nó sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức pháp luật về “Internet + bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, đẩy mạnh bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ cấp độ doanh nghiệp internet- lực lượng chính trong kỷ nguyên "Internet Plus", các công ty Internet cũng nên có tư duy và đổi mới về Internet. Bên cạnh đó cần tiến hành đồng bộ các biện pháp: kiểm tra lại thị trường bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; kiểm tra lại những đổi mới trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; từ cấp độ người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể; khéo léo sử dụng các phương tiện mới để làm rạng danh "internet + di sản văn hóa phi vật thể" và như vậy bảo vệ và kế thừa di sản văn hóa phi vật thể sẽ đứng trên vai những người khổng lồ.
Phan Hồng Giang (2007)40, đề cập đến sự đa dạng của văn hóa phi vật thể vì dân tộc nào cũng có, là sự kết tinh cao độ những giá trị mang bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Vì nói đến quan họ là ta nghĩ ngay đến văn hóa người Việt ở vùng đất Kinh Bắc, nói đến hát ví dặm ta biết đó là giá trị văn hóa mang bản sắc vùng xứ Nghệ, nói đến múa xòe là giá trị văn hóa của vùng đồng bào dân tộc Thái… Chính vì vậy, để tránh hiện tượng nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, đặc trưng của dân tộc đang có chiều hướng mai một, trong Chương trình quốc gia về
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 2
- Những Điểm Mới Và Ý Nghĩa Khoa Học Của Luận Án
- Các Nghiên Cứu Pháp Luật Về Di Sản Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Bảo Vệ, Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
- Vai Trò Của Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đối Với Phát Triển Xã Hội
- Hình Thức Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
39 Li Ying, Peng Duan (2019), “Research on the innovation of protecting intangible cultural heritage in the internet plus era”, Procedia Computer Science, vol. 145, pp.20-25.
40 Phan Hồng Giang (2007), “Về chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2007.
27
văn hóa bên cạnh ba mục tiêu là: chống xuống cấp và tôn tạo các di tích kiến trúc; củng cố và phát triển điện ảnh Việt Nam; xây dựng và phát triển các hoạt động văn hóa, thông tin ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Chính phủ cho phép tiến hành thực hiện mục tiêu “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể” và được cấp kinh phí để thực hiện từ năm 1997 với số tiền ban đầu là 1 tỷ đồng, năm 1998 số tiền này tăng lên 4,5 tỷ và kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu này sẽ được chuyển vào ngân sách cho thường xuyên của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) từ năm 199941.
Phạm Mai Diệp và Phạm Thị Hải Yến (2013)42 có cách nhìn tổng quát về khái niệm, đặc điểm và giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cũng như tổng quan các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể mà các tổ chức quốc tế đã đưa ra như của UNESCO và một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Croatia. Nhóm tác giả khái quát lại các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia đã viện dẫn, theo đó: cần đưa ra những hình thức biểu hiện cơ bản của di sản văn hóa phi vật thể theo đặc trưng riêng của từng quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể gắn với sức sống, vận động, giá trị lịch sử-văn hóa của di sản; di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng cho dân tộc. Nhóm tác giả đưa ra 4 đặc điểm của di sản văn hoá phi vật thể gồm: tính chuyển giao giữa nhiều thế hệ, được tái tạo để thích nghi với môi trường sống; đã hoặc đang được lưu truyền, sử dụng rộng rãi trong cộng đồng; đại diện cho bản sắc dân tộc; cần được công nhận bởi cộng đồng sáng tạo. Theo nhóm tác giả, di sản văn hóa phi vật thể ngoài 4 giá trị trên còn có giá trị kinh tế. Giá trị này được đánh giá thông qua hai khía cạnh là tri thức, kỹ năng được truyền tải qua cộng đồng. Nhóm tác giả xây dựng một số tiêu chí để nhận biết di sản văn hóa phi vật thể gồm: i) hình thức biểu hiện của di sản; ii) tính chất, đặc điểm của di sản gồm: chuyển giao qua nhiều thế hệ, được tái tạo thích nghi với môi trường sống; đã từng hoặc đang được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng; đại diện cho bản sắc cộng đồng; được cộng đồng công nhận; iii) giá trị của di sản trên các khía cạnh: lịch sử, nghệ thuật, khoa học, gắn kết cộng đồng; iv) đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể. Đánh giá về Luật Di sản văn hóa, nhóm tác giả cho rằng, Luật Di sản văn hóa phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, tuy nhiên có một số hạn chế sau: khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể chưa hợp lý; quan điểm về phát triển di sản văn hóa phi vật thể chưa được nhận thức thống nhất và ghi nhận trong pháp luật; một số quy định chưa cụ thể về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và cơ quan; hành vi “tùy tiện đưa những yếu tố không phù hợp làm giảm giá trị văn hóa”, không quy định rò ai là người đánh giá hành vi. Việc tôn vinh các nghệ nhân qua chính sách đãi ngộ vật chất còn bất cập; thiếu quy định bảo
41 Phan Hồng Giang (2007), “Về chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
42 Phạm Mai Diệp và Phạm Thị Hải Yến (2013), “Di sản văn hóa phi vật thể và thực trạng pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 01 - tr.16-26.
28
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thiếu cơ sở xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với di sản văn hóa phi vật thể; thiếu một số văn bản dưới luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Theo nhóm tác giả, cần có sự thay đổi trong quy định pháp luật về nhận diện di sản văn hóa phi vật thể, quy định về biện pháp bảo vệ và đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tính tương thích với luật pháp quốc tế.
Trương Hồng Quang (2014)43 đề cập sơ lược sự hình thành và phát triển chính sách bảo tồn hệ thống di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới, quan niệm về di sản văn hóa phi vật thể và chính sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại một số quốc gia. Có thể nhận thấy di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được bảo vệ ở tầm quốc tế mà mỗi quốc gia đều có chính sách bảo vệ cụ thể. Một số nước châu Âu và châu Mỹ có những cách nhìn khác nhau về việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Như tại Hà Lan, quốc gia này cho rằng việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là điều cần quan tâm, vì nó gây cản trở cho sự biến đổi vốn là bản chất của di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng châu Phi, mặc dù là khu vực duy trì chế độ thuộc địa lâu nhất trên thế giới, nhưng có đến 13/30 quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước năm 2003 là tại châu lục da màu này. Bên cạnh đó, tác giả đề cập và phân tích chính sách và pháp luật của một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, từ đó nhận xét rằng: i) các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể ở các quốc gia đều cố gắng liệt kê các dạng của di sản văn hóa phi vật thể để trả lời cho câu hỏi: loại hình mà chúng ta đang bảo vệ cụ thể là hiện nay là loại hình nào. Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất của phương pháp này là có thể không liệt kê hết, bỏ sót hoặc loại trừ một vài nét văn hóa mà trong tương lai mới biết đến và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể; ii) giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể là: lịch sử, nghệ thuật và học thuật; iii) di sản văn hóa phi vật thể không hiện hữu mà cần có con người sử dụng, truyền tải thì người khác mới biết đến sự tồn tại của nó, do vậy con người là nơi chứa đựng những di sản văn hóa phi vật thể, là trung tâm của di sản văn hóa phi vật thể.
Trương Quốc Bình (2014)44, khẳng định kho tàng di sản văn hoá phi vật thể là vô giá, do vậy cần thừa nhận rằng nhờ những quan điểm và nhận thức mới của UNESCO trong việc ban hành Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 mà sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đã và đang có những điểm đổi mới căn bản về cả nhận thức lẫn hành động, việc vận dụng những quan điểm của UNESCO trong Công ước năm 2003 trong lĩnh vực hoạch định chính sách và hệ thống pháp lý về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đã đem lại những hiệu quả cao, tích cực, nếu không với những đặc điểm riêng,
43 Trương Hồng Quang (2014), “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: quan niệm quốc tế và chính sách pháp luật của một số quốc gia”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 01, tr.73-84.
44 Trương Quốc Bình (2014), “Vận dụng những quan điểm của UNESCO vào việc hoạch định chính sách và hệ thống pháp lý về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
29
mang tính đặc thù mà di sản văn hoá phi vật thể dễ bị lãng quên, dễ bị làm sai lệch và dễ bị tác động của các điều kiện kinh tế- xã hội.
Nằm trong Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.09, chủ nhiệm Vò Quang Trọng thực hiện đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long – Hà Nội”. Nội dung nghiên cứu đã đi nhiều vấn đề cơ bản của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và thực trạng việc thông hiện các công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Nội. Trên cơ sở của thành tựu và hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long- Hà Nội trong thời gian qua, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp: thực hiện tổng kiêm kê toàn bộ các loại hình di sản văn hóa phi vật thể; tiếp tục sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể; nâng cao vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phổ biến các giá trị văn hóa phi vật thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; và đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở. Tuy nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ văn hóa nên mặc dù không sát với những giải pháp từ góc độ luật học nhưng cũng tạo cơ sở để đưa ra giải pháp hữu ích làm căn cứ tham khảo khi nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể một cách thiết thực nhất qua những “giá trị sống” di sản văn hóa phi vật thể.
Năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có “Hội nghị về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững”45. Kỷ yếu Hội nghị bao gồm 26 bài viết bàn về các vấn đề: những vấn đề chung trong bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam, tình hình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở 15 tỉnh, thành, cũng như các nội dung khác liên quan đến bảo tàng và di sản tư liệu. Gần đây nhất, đầu năm 2020, tại Hội thảo ngày 03/01/2020 tại Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, tác giả Frank Proschan46 đã có bài viết bàn về “Cách hiểu các khái niệm và cách tiếp cận chính đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”. Bài viết cho thấy bức tranh về việc sử dụng thuật ngữ diễn đạt sai, khác so với những nội dung đã được quy định theo Công ước năm 2003. Cụ thể như việc sử dụng một số cụm từ “vinh danh”, công nhận”, “ghi danh” và các cụm như “di sản văn hóa phi vật thể thế giới”, “di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia”. Tác giả nhấn mạnh việc sử dụng khái niệm trên tinh thần của Công ước 2003 là rất quan trọng trong việc thực hiện mục đích của Công ước, ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào Danh sách của Công ước là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di
45 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), “Hội nghị về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững”, Hà Nội.
46 Frank Proschan (2020), “Cách hiểu các khái niệm và cách tiếp cận chính đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, Tham luận Hội thảo ngày 03/1/2020, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
30
sản văn hóa phi vật thể đối với công chúng, qua đó hành động tương thích bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Phạm Cao Quý (2019)47, dựa trên hệ thống chính sách hiện có đối với nghệ nhân và thực tiễn thực hành di sản văn hóa phi vật thể, tác giả tập trung vào nghiên cứu về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể, hệ thống chính sách hiện có đối với nghệ nhân và thực tiễn thi hành chính sách để từ đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị xây dựng hệ thống chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể một cách toàn diện, tổng thể, tiệm cận tới “đúng và đủ” trong việc ban hành và thực hiện các chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể nhằm góp phần vào thực tiễn quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Tác giả áp dụng quan điểm, lý luận về di sản văn hóa phi vật thể, về quản lý di sản văn hóa phi vật thể nhằm nhận diện rò hơn về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể; về khái niệm, đặc điểm, vai trò của nghệ nhân trong việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể; về vai trò của nghệ nhân trong mối quan hệ giữa nghệ nhân, nhà nước và cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó, góp phần vào việc bổ khuyết các lý luận về di sản văn hóa phi vật thể như là một môn khoa học đang hình thành, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò, kỹ năng, kỹ thuật, am hiểu, sự đóng góp cho cộng đồng và khả năng sáng tạo của nghệ nhân trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách đối với nghệ nhân nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể nói chung ở Việt Nam. Cụ thể là, đóng góp các nội dung tổng quát và cụ thể vào việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Di sản văn hóa, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản liên quan.
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu
Bản sắc dân tộc là vấn đề quan trọng được mỗi quốc gia quan tâm bảo vệ như một niềm tự tôn, sự sống còn của quốc gia. Bản sắc ấy được hình thành từ hệ thống di sản văn hóa, trong đó có bộ phận cấu thành không thể tách rời là di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và di sản văn hóa nói chung có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó hữu cơ với đời sống văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nhận thấy nhiều di sản - bằng chứng của nền văn hóa trong quá khứ bị phá hủy và nguy cơ bị biến mất hoàn toàn, thế giới mới chú ý đến bảo vệ di sản văn hóa, nhưng rất tiếc là phải qua một thời gian khá dài sau đó di sản văn hóa phi vật thể mới được quan tâm toàn diện trong chính sách và pháp luật bảo vệ của thế giới và của các quốc gia. Chính sự ra đời khá muộn của chính sách và pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể đồng nghĩa với việc phải có những hành động khẩn trương và mạnh mẽ, đúng đắn để bảo
47 Phạm Cao Quý (2019), Chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
31
vệ di sản văn hóa phi vật thể vì đây đang là vấn đề nóng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Pháp luật quốc tế và luật quốc gia hiện nay mặc dù cách tiếp cận khác nhau, biện pháp khác nhau, công cụ bảo vệ khác nhau nhưng đều có chính sách, pháp luật và biện pháp triển khai thực tiễn để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Việc thông qua Công ước năm 2003 về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO với sự tham gia của các quốc gia thành viên với cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên lãnh thổ mình thông qua các biện pháp pháp lý. Vì lẽ đó, các bài viết của tác giả hoặc nhóm tác giả diễn ra trong phạm vi quốc gia và tầm quốc tế đều tiếp cận việc phân tích các văn bản pháp luật được ban hành, điều chỉnh trực tiếp, duy nhất về di sản văn hóa phi vật thể như Luật Di sản văn hóa phi vật thể Trung Hoa, hoặc gộp di sản văn hóa phi vật thể vào di sản văn nói chung như trong Luật bảo vệ Di sản văn hóa Nhật Bản, Luật Di sản văn hóa Việt Nam… Các bài viết đều phân tích hiệu quả đạt được của việc ban hành pháp luật điều chỉnh di sản văn hóa phi vật thể, nhận diện những tồn tại, hạn chế, trong quá trình ứng dụng quy định luật vào điều chỉnh thực tiễn. Hơn thế nữa, vẫn luôn cần có dẫn chiếu với luật khác có liên quan như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bản quyền… để bảo vệ hữu hiệu di sản văn hóa phi vật thể.
Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu cộng đồng, nghiên cứu văn học nghệ thuật, quản lý văn hóa, pháp luật… Trong đó, chủ yếu là các công trình nghiên cứu và bài viết tiếp cận từ góc độ văn hóa, quản lý văn hóa, văn học nghệ thuật cần duy trì và bảo vệ các giá trị này. Các nghiên cứu dù tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng quan điểm của các tác giả đồng thuận theo quan điểm của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể. Theo đó, di sản văn hóa phi vật thể là giá trị tinh thần được cộng đồng sáng tạo được tồn tại trong cộng đồng và cần được bảo vệ và phát huy bởi cộng đồng.
Liên quan đến góc độ thực trạng của công tác bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể hiện nay trên thực tế, di sản văn hóa phi vật thể đang đứng trước nhiều thách thức do vấn đề bất cập trong: phối hợp giữa các bên trong bảo vệ, phát huy và khai thác di sản văn hóa phi vật thể; quản lý di sản văn hóa phi vật thể còn khó khăn; còn “khoảng trống” trong các quy phạm pháp luật của Luật Di sản văn hóa. Một số nghiên cứu tiếp cận từ góc độ pháp luật đánh giá việc thực thi Luật Di sản văn hóa cho thấy một số bất cập trong công tác thực hiện dẫn đến hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nội hàm di sản văn hóa phi vật thể chưa được “tường minh” trong Luật Di sản văn hóa, quan điểm về phát triển chưa được nhận thức thống nhất, các quy định của pháp luật mới chỉ giới hạn ở việc không được làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể mà chưa đưa ra được định hướng chung về nguyên
32
tắc, cách thức phát triển để đảm bảo di sản văn hóa phi vật thể có thể “sống khỏe mạnh” trong xã hội hiện đại. Ngoài ra, còn thiếu các quy định pháp luật trong Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo hộ bản quyền cho các tác phẩm trình diễn nghệ thuật dân gian, bí quyết nghề thủ công, y dược học cổ truyền.
Từ nghiên cứu tổng quan cho thấy, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế chưa có nghiên cứu có quy mô, bài bản, mang tính chuyên môn sâu tiếp cận dưới góc độ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã hoặc không tiếp cận từ góc độ luật học nên các khuyến nghị, đề xuất về mặt pháp luật chưa cụ thể, sắc nét. Các nghiên cứu về góc độ luật pháp đã được tiếp cận và bàn đến nhưng hoặc là gộp di sản văn hóa phi vật thể vào di sản văn hóa nói chung qua các loại hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hóa, hoặc có đề cập riêng về di sản văn hóa phi vật thể nhưng chưa tiếp cận dưới góc độ bao quát, toàn diện về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, do đó các nghiên cứu này chưa đạt độ bao phủ tổng quát và chưa tiếp cận toàn diện, chuyên sâu các vấn đề về lý luận pháp lý, thực tiễn pháp lý và các giải pháp pháp lý về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Luận án “Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam” đề cập một cách toàn diện, hệ thống về lý luận pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể; về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó Luận án làm rò những mặt tích cực, đạt được của quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; nhận diện những hạn chế, bất cập, giải thích nguyên nhân khiến cho khiến cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể chưa điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể. Trên cơ sở rà soát, nghiên cứu văn bản pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể và các văn bản pháp luật liên quan, quá trình áp dụng trong thực tiễn của việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đảm bảo tính khả thi, khả dụng các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể phù hợp thực tiễn ở Việt Nam hiện nay và sau này.