Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 2


1. Tính cấp thiết của luận án

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Là một quốc gia thống nhất của các tộc người cùng sinh sống, Việt Nam có một kho tàng phong phú di sản văn hóa gồm hai thành tố hữu cơ là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Với sự quý báu cần phải gìn giữ, bảo tồn và tái sinh kho tàng di sản văn hóa quý giá đó để vừa là chất keo gắn kết cộng đồng 54 dân tộc1, vừa là cơ sở sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập thế giới. Trong nhiều thập niên qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết bàn riêng về văn hoá, với chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc2; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước3; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế, thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ mới, hiện đại và biến đổi kinh tế - xã hội, con người do tác động của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng. Việt Nam là một trong số quốc gia sớm phê chuẩn Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 (gọi tắt là Công ước năm 2003) của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), phê chuẩn vào năm 20054, Việt Nam cũng là thành viên của Ủy ban Liên chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Cùng với việc tham gia Công ước, Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của Công ước phải được luật hóa vào pháp luật của các quốc gia thành viên.

Quốc hội Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 6 năm 2001 thông qua Luật Di sản văn hóa năm 2001 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009. Sự ra đời của Luật cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng và trực tiếp nhất để tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Hàng vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, nhận diện, lập hồ sơ khoa học và nhiều di sản được vinh danh ở trong nước và quốc tế. Theo ý kiến đánh giá của nhiều chuyên gia pháp lý, nhà nghiên cứu văn hóa: nếu không có hệ thống văn bản pháp lý quy định vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản

1 Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2019. “Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số (chiếm 85,3% dân số cả nước), 53 dân tộc còn lại có 14.123 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước)”.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Nghị quyết Hội nghị TW Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 5 khóa VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Văn kiện, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Nghị quyết số 33/NQ-TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

4 Irina Bokova (2014), Nhìn lại 10 năm thực hiện Công ước 2003, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế 10 năm thực hiện Công ước UNESCO- Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2014, tr.9. “Hiện có 150 quốc gia phê chuẩn Công ước”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

2

văn hóa thì không thể có nhiều di sản của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa5. Tính đến nay, Việt Nam có 05 di sản văn hóa, 02 di sản tự nhiên và 01 di sản hỗn hợp (duy nhất tại Đông Nam Á trong số 38 di sản hỗn hợp thế giới), 14 di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại; 06 di sản ký ức thế giới được UNESCO công nhận6.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 2

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đặt mục tiêu phấn đấu khoảng 70% số di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị. Có ít nhất 05 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh theo các Công ước của UNESCO. Nâng cao chất lượng công tác sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu; phục hồi và bảo tồn một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một, ưu tiên di sản văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị7.

Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể nói riêng hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn8. Trong nội dung của Luật Di sản văn hóa cho thấy các quy định về di sản văn hóa vật thể rò ràng và bao quát hơn so với nội dung liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể, quá trình rà soát các văn bản pháp quy cũng dễ dàng nhận thấy quy chuẩn ứng xử trong thực tiễn liên quan đến di sản văn hóa vật thể cụ thể, chi tiết hơn so với di sản văn hóa phi vật thể. Thực tiễn triển khai, áp dụng quy định pháp luật trong Luật Di sản văn hóa về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn nhiều bất cập, vướng mắc do các quy định trong luật chưa được làm rò, và/hoặc còn chưa được quy định, chồng chéo trong các văn bản.

Thứ nhất, quy định pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể sự chưa hoàn chỉnh gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng, người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, có thể kể đến như: chưa chuẩn hóa thuật ngữ trong các văn bản luật quy định về di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước năm 2003 mà Việt Nam là thành viên, thiếu nhất quán


5 Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (2015), Hội nghị tham vấn về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực Di sản văn hóa, tháng 8 năm 2015.

6 Cục Di sản văn hóa (2021), “Thông tin Di sản văn hóa”, http://dsvh.gov.vn/thong-tin-di-san-van-hoa-121, truy cập ngày 19/12/2021.

7 Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 1909/QĐ-Ttg ngày 12 tháng 11 năm 2021 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Nghị quyết số 33/NQ-TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tháng 9 năm 2014.

3

trong sử dụng cụm từ ghi danh, danh sách quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể, danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại,…để thể hiện cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước quốc tế là thông qua các biện pháp pháp lý của quá trình xây dựng văn bản luật và áp dụng pháp luật bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể có hiệu quả trong thực tiễn. Quan điểm về phát triển chưa được nhận thức thống nhất, các quy định của pháp luật mới chỉ giới hạn ở việc không được làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể mà chưa đưa ra được định hướng chung về nguyên tắc, cách thức phát triển để đảm bảo di sản văn hóa phi vật thể có thể “sống khỏe mạnh” trong xã hội hiện đại.

Thứ hai, từ nghiên cứu thực tiễn, nhận diện những “khoảng trống” trong hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như: sự chồng chéo, không thống nhất trong hoạt động cơ quan chức năng về di sản văn hóa phi vật thể; hoạt động kiểm kê, xếp hạng, lập hồ sơ khoa học, quy hoạch và khoanh vùng, công tác bảo vệ, tôn tạo và phục dựng di sản văn hóa phi vật thể còn tại nhiều bất cập; hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hóa phi vật thể còn một số vấn đề chưa được làm rò, do vậy khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm và mức xử lý tương ứng hành vi vi phạm. Tình trạng buông lỏng quản lý, hoạt động giám sát, thanh tra, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa không nghiêm minh đối với hành vi vi phạm gây tổn hại di sản văn hóa phi vật thể như “thương mại” hoá, “dị biệt” hóa hoạt động về tổ chức lễ hội, lợi dụng việc truyền bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể để tiến hành các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi … diễn ra ngày càng phổ biến.

Thứ ba, đội ngũ những người làm công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, tính chuyên nghiệp chưa cao, lúng túng trong việc xử lý những vấn đề phức tạp do thực tiễn đặt ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng bảo tồn, tái tạo, phục dựng di sản, thậm chí làm sai lệch, biến dạng tính nguyên gốc của di sản.

Thứ tư, thiếu các quy định pháp luật bảo hộ bản quyền tác giả cho các tác phẩm trình diễn nghệ thuật dân gian, bí quyết nghề thủ công, y dược học cổ truyền. Thiếu cơ sở xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với nghệ nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể. Quyền sở hữu trí tuệ các giá trị văn hóa phi vật thể đã được đề cập trong chính sách của UNESCO. Theo đó, bản quyền của các cộng đồng đã sản sinh và lưu truyền các di sản văn hóa phi vật thể phải được tôn trọng. Tuy nhiên, việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với di sản văn hóa phi vật thể là điều không dễ dàng bởi nó được thể hiện không phải chỉ là sản phẩm sáng tạo của cá nhân mà còn là của cả cộng đồng. Nhìn sâu rộng ra đối với di sản văn hóa phi vật thể, việc xác định quyền sở hữu tác giả thật sự là một thách thức đối với các nhà quản lý.

Những vướng mắc, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Về mặt khách quan, quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng của Việt Nam

4

trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đã đạt những thành tựu to lớn và sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp đó vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo, vừa là những vấn đề rất mới mẻ, luôn biến động và chịu sự tác động nhiều chiều, dẫn tới sự bỡ ngỡ, lúng túng trong hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề trọng đại, sống còn của mỗi quốc gia và trong bối cảnh toàn cầu hoá, văn hoá rất dễ bị tổn thương, trong đó lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể dễ bị tổn thương hơn cả. Về nguyên nhân chủ quan, có thể kể đến việc chậm ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp quy của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng, chưa làm rò nhiều vấn đề có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, bảo tồn và phát triển, văn hoá và kinh tế.

Nhằm lấp đầy “khoảng trống” cần phải giải quyết liên quan đến các quy định pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể, cần có những công trình nghiên cứu lý luận với khả năng dự báo và định hướng làm rò các vấn đề liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thích hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấn chỉnh công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách ý thức nhiệm của cộng đồng dân cư và mỗi người dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ngày một phát triển ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, cho tới nay hầu như chưa có một công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện vấn đề pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị đối với di sản văn hóa phi vật thể. Vì những lý do đã nêu, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu khái quát của Luận án nhằm làm rò pháp luật lý thuyết và pháp luật thực định điều chỉnh lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Phát hiện ra những bất cập của quy định pháp luật và áp dụng quy định pháp luật đảm bảo được việc bảo vệ và phát huy giá giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Tổng kết quan điểm, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành bảo vệ hiệu quả và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu khái quát này, Luận án đi vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

5

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, tham chiếu quy định pháp luật và ứng dụng pháp luật của một số quốc gia cùng châu lục, vận dụng quy định trong Công ước 2003 về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

Đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật Việt Nam trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, qua đó làm rò các vấn đề vướng mắc, bất cập, chồng chéo về mặt lý luận cũng như chưa phù hợp, không khả thi, khó áp dụng trong thực tiễn của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

Tổng kết quan điểm, bối cảnh Việt Nam và tình hình quốc tế, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam đảm bảo hiệu lực và hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đảm bảo kết quả khách quan, đạt yêu cầu mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ cụ thể nghiên cứu này là:

Về lý luận, Luận án làm rò cách hiểu nhất quán, phù hợp với tinh thần Công ước quốc tế năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO qua việc nhận diện chính xác khái niệm, tiêu chí đánh giá, kiểm kê, nhận diện và bảo tồn văn hóa phi vật thể. Làm rò những nội dung chưa tường minh trong các quy định của Luật Di sản văn hóa về di sản văn hóa phi vật thể;

Tổng hợp, rà soát, phân tích tình hình pháp luật hiện hành của Việt Nam và của một số quốc gia khác trong cùng châu lục về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, đối sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia quy định về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể;

Trên cơ sở quy định pháp luật, qua khảo sát thực tiễn áp dụng văn bản pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Xác định những khó khăn, bất cập, hạn chế đang tồn tại trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của pháp luật hiện hành;

Từ hiện trạng pháp luật và thực hiện pháp luật, Luận án đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật, tính ứng dụng phù hợp trong thực tiễn của pháp luật Việt Nam về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể sau ngày đất nước Việt Nam giành độc lập, thống nhất nước nhà cho đến nay. Về không gian, nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong phạm vi không gian lãnh thổ của Việt Nam.

6

Nội dung nghiên cứu tập trung vào phân tích, bình luận, giải nghĩa các quy định pháp luật trong hệ thống pháp luật hiện hành về di sản văn hóa phi vật thể. Nghiên cứu hướng ứng dụng pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ghi nhận trong Luật Di sản văn hóa; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa và các văn bản dưới luật gồm Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa. Bên cạnh đó, Luận án cũng nghiên cứu, xem xét thực trạng quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong thực tiễn.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quy định pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Nhận diện quá trình thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thực tiễn cuộc sống hiện nay. Qua đó đánh giá tính khả thi, khả dụng của pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo vệ hiệu quả và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

4. Cách tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

Luận án chủ yếu sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ luật học với kỹ thuật nghiên cứu lý thuyết pháp luật, đánh giá pháp luật, nghiên cứu so sánh pháp luật và nghiên cứu giải pháp pháp lý. Bên cạnh đó, cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành và đa ngành cũng được sử dụng, theo đó, vấn đề nghiên cứu không chỉ được cách tiếp cận từ góc độ luật học - xã hội học, mà còn từ góc độ tôn giáo, văn hóa học.

4.2. Lý thuyết nghiên cứu

Một số lý thuyết nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Về cơ bản các lý thuyết này nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng theo những chuẩn mực, khuôn khổ hình thành trật tự xã hội phù hợp với ý chí của Nhà nước và thực tiễn đời sống xã hội. Trong quá trình nghiên cứu để phù hợp với nội dung, tác giả lựa chọn một số các lý thuyết sau:

- Lý thuyết luật học: Là phương pháp tạo ra thông tin về pháp luật và hệ thống hóa các quy định của pháp luật9. Về mặt nội dung, lý thuyết luật học được hiểu là sự tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, hướng dẫn và các giá trị hệ thống hóa hay biện minh cho nội dung trong văn bản pháp luật với tư cách là bộ phận trong hệ thống pháp luật. Về mục đích, lý thuyết luật học là hoạt động hướng đến việc hệ thống hóa, phân tích và dự báo về pháp luật. Luận án áp dụng cả hai mặt nội dung và mục đích của lý thuyết luật học để trình bày, lập luận, đối sánh pháp luật về bảo


9 Aulis Aarnio (2011), An Esssays On the Doctricnal Study of Law, Springer, p.19

7

vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Lý thuyết kiểm soát xã hội: Lý thuyết này sử dụng các chế tài kiểm soát xã hội để cá nhân, nhóm người trong cộng đồng thực hiện hành vi theo các chuẩn mực, giá trị mà xã hội đã đề ra. Kiểm soát xã hội không chỉ được thực hiện qua các thiết chế pháp luật là chủ đạo mà còn dựa vào các thiết chế xã hội khác như gia đình, tôn giáo, kinh tế hay giáo dục. Thông qua các thiết chế này, cá nhân và nhóm người tự điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực và giá trị đã định. Lý thuyết kiểm soát được thực hiện thông qua cơ chế thưởng đối với hành vi tích cực và chế tài phạt đối với hành vi vi phạm chuẩn mực trong xã hội. Nhờ những chế tài kiểm soát này mà xã hội ổn định và bền vững hơn. Lý thuyết này áp dụng trong cơ chế điều chỉnh quá trình thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

4.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Luận án dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến bảo vệ và phát huy các giá trị về di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể các phương pháp: duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; phương pháp phân tích, so sánh, luật học so sánh, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, khảo sát, trắc nghiệm cụ thể nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của Luận án nghiên cứu.

- Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học: Đây là phương pháp nghiên cứu theo đối tượng nghiên cứu là lý thuyết pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể với kỹ thuật nghiên cứu chủ đạo là phân tích, bình luận, giải nghĩa các khái niệm, quy định pháp luật và khái quát, tổng hợp, lý thuyết pháp luật. Về phạm vi phương pháp này nghiên cứu cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật là các văn bản luật, chế định luật và các quy phạm pháp luật quy định về di sản văn hóa phi vật thể, về cách thức bảo vệ và phát huy giá trị bền vững của di sản. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận này cũng được áp dụng để nghiên cứu ứng dụng, giải quyết các vấn đề trong quá trình áp dụng quy phạm pháp luật di sản văn hóa phi vật thể vào cuộc sống mà phát sinh những hạn chế, bất cập, không mang lại hiệu quả đạt được như chủ trương, đường lối, mục đích đề ra. Không chỉ thế, phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học cũng được sử dụng để phân tích sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Quá trình viết Luận án không thể thiếu các tài liệu thứ cấp là các luận án, luận văn trong các thư viện sách và thư viện điện tử. Bên cạnh đó, tiếp cận các nguồn là các đề tài, báo cáo, bài báo khoa học, thông tin trên các cổng thông tin trực tuyến,

8

thư viện của thế giới và Việt Nam với các tài liệu liên quan gần, liên quan trực tiếp đến nội dung luận án. Trên cơ sở tài liệu đã thu thập, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học để đưa ra các nhận định, đánh giá về pháp luật bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong Luận án.

+ Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng khi nghiên cứu các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong quá trình đó tiến hành so sánh sự khác biệt, sự phát triển của các văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian. So sánh sự khác biệt giữa quy định pháp luật về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể để thấy được sự thiếu hụt văn bản pháp luật quy định về di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng trong đối chiếu, so sánh các quy phạm, chế định luật quốc gia và quốc tế. Việc này là hết sức cần thiết trong việc tìm ra những đặc điểm, sự phù hợp, thống nhất hay những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó phát hiện những điểm tiên tiến, phù hợp để có thể tiếp thu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Phương pháp nghiên cứu so sánh cũng được sử dụng để đối chiếu, so sánh Luật của một số quốc gia trên thế giới để tìm kiếm kinh nghiệm pháp luật nước ngoài có nền văn hóa tương đồng, không quá khác biệt với nền văn hóa Việt Nam, như nền văn hóa của các quốc gia Châu Á, phương Đông, phù hợp với thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

+ Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng trong quá trình ra soát văn bản pháp luật quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, rà roát và thống kê tập hợp di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh theo thời gian và theo không gian để phát hiện những sự hỗ trợ thiết thực khi Luật được thi hành.

Song song với đó, Luận án cũng sử dụng các phương pháp góp ý kiến các bên liên quan cũng như ý kiến chuyên gia về lĩnh vực pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, các cán bộ địa phương thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp trong kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, quản lý di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, cá nhân là Nghệ nhân dân gian, nhà nghiên cứu văn hóa, cán bộ thi hành pháp luật, các cấp quản lý đối với di sản văn hóa phi vật thể.

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các quy định pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa được xây dựng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có phù hợp với Công ước năm 2003 và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022