Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình - 8

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, lao động nhằm tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Đây là một công việc rất quan trọng. Cần phổ biến rõ ràng cho người dân về quyền lợi của trẻ em và nghĩa vụ của bản thân họ thì cả xã hội mới có thể cùng chung tay tiến đến xóa bỏ lao động trẻ em. Phải phân tích cho họ thấy, lợi ích của việc sử dụng lao động trẻ em, làm kinh tế cùng với người lớn không thể so sánh với lợi ích các em được học nghề, học hành để sau này có công việc bền vững. Trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE là rất lớn. Các doanh nghiệp cần có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động.

Tuyên truyền thôi chưa đủ, các cơ quan ban ngành, tổ chức, cá nhân cần có biện pháp hỗ trợ để các em được đi học nghề, chuyển đổi công việc. Đó là cách tiếp cận ở một quốc gia còn nhiều hộ nghèo, đang ở mức phát triển trung bình. Việc được đi học nghề sẽ giúp cho các em có cơ hội tiếp cận giáo dục, có thể kiếm được một công việc tốt hơn sau này.

3.2. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:

3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý nhằm bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình:

Khung pháp lý chưa được thực thi đầy đủ hoặc không phát huy tác dụng đối với một số hình thức kết hôn trẻ em nhất định. Chính phủ không thể kiểm soát tập tục chung sống như vợ chồng khi chưa đến tuổi và việc kết hôn vẫn diễn ra dù không có đăng ký kết hôn hoặc kể cả khi đương sự phải nộp phạt. Mặc dù đã có các quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu nhưng các quy định này lại không phát huy tác dụng trong một số trường hợp kết hôn trẻ em hoặc chung sống sớm như vợ chồng. Bên cạnh đó, ở nhiều dân tộc thiểu số vẫn còn tình trạng bất bình đẳng nam-nữ nên việc nhiều trẻ em gái bị gả đi khi còn nhỏ vẫn còn rất phổ biến.

Nhiều khái niệm trong luật hôn nhân gia đình còn chưa được làm rõ, ví dụ, thế nào là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, thế nào là “Phá tán tài sản của con” và thế nào là “Có lối sống đồi trụy” nhằm tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là không đúng quy định pháp luật. Hay khái niệm hành vi “cản trở”, “gây ảnh hưởng xấu” trong Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chưa được giải thích một cách rõ ràng.

Chưa quy định rõ ràng về mức cấp dưỡng mà bên không trực tiếp nuôi con phải thực hiện. Hiện tại, mức cấp dưỡng nuôi con được xác định trên cơ sở tự nguyện, tức là sự thỏa thuận của người cấp dưỡng, người được cấp dưỡng và người giám hộ của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp, các bên không đạt tự nguyện thỏa thuận về mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết về mức cấp dưỡng sao cho hợp lý và hợp tình. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mức cấp dưỡng thấp hơn nhiều so với nhu cầu cuộc sống. Thêm nữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng không có quy định nào về vấn đề thời hạn ngừng cấp dưỡng. Việc không quy định thời hạn ngừng cấp dưỡng và mức cấp dưỡng sẽ khiến cho bên trực tiếp nuôi con có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống của con.

Quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được những hiệu quả nhất định. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp bạo lực gia đình là do cha hoặc mẹ không thể làm ra tiền hoặc nghiện rượu, cờ bạc … những người như vậy sẽ không có khả năng nộp phạt vi phạm hành chính. Thay vào đó người còn lại sẽ phải đứng ra nộp phạt. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi về tài sản của vợ chồng và cơ quan thi hành án cũng gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính này sẽ không còn có tác dụng

răn đe, giáo dục người vi phạm mà chỉ khiến cho nạn nhân không muốn tố cáo hành vi này.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Thứ nhất, cần hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, quy định rõ ràng hơn những hành vi bị coi là “bạo lực gia đình” và có sự tổng hợp các quy định tại những văn bản pháp luật khác nhau về các hành vi để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả của các quy phạm pháp luật. Bên cạnh việc chỉ ra các hành vi thì việc xác định rõ các đối tượng của bạo lực gia đình cũng rất quan trọng, từ đó có thể xây dựng các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình thích hợp. Có thể bỏ chế tài phạt tiền đối với các hành vi bạo lực gia đình và thay bằng chế tài lao động công ích trong xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình. Biện pháp này có thể mang tính khả thi cao hơn vì nó có ý nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân.

Thứ hai, nên có văn bản hướng dẫn kịp thời các quy định còn chung chung trong luật Hôn nhân và gia đình nhằm tránh gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Một số các quy định cần có hướng dẫn cụ thể như: mức cấp dưỡng, thời hạn tạm ngừng cấp dưỡng…

Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình - 8

Ngoài ra cần thực hiện các nghiên cứu nhằm hiểu rõ thực trạng trẻ em trong gia đình hiện nay, từ đó xây dựng những giải pháp, chương trình giúp bảo vệ trẻ em.

3.2.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ trẻ em

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Nhà nước cần tăng cường đổi mới truyền thông, giáo dục, tư vấn cho các bậc cha mẹ, các thành viên trong gia đình và trẻ em kỹ năng sống hòa hợp, kỹ năng bảo vệ trẻ em, không sao nhãng, không bạo lực, xâm hại trẻ em dưới bất cứ hình thức nào.

Thứ hai, cần có những biện pháp, hành động cụ thể để ngăn chặn nạn tảo hôn hơn là chỉ tập trung vào phổ biến các biện pháp cấm theo pháp luật và công tác nâng cao nhận thức, ví dụ như cải thiện khả năng tiếp cận của trẻ em và người chưa thành niên tới các dịch vụ có chất lượng như giáo dục, thông tin và dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản (chăm sóc điều trị và các dịch vụ phòng ngừa như cung cấp thông tin, tư vấn, dịch vụ và giới thiệu), các dịch vụ bảo vệ trẻ em và chăm sóc xã hội (công tác xã hội, tư vấn và các dịch vụ tâm lý). Trên thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ phải kết hôn sớm là do có thai, vì vậy, để giảm thiểu nạn tảo hôn ở Việt Nam cần phải có sự hợp tác của nhiều bên. Trẻ phải được giáo dục giới tính ở cả gia đình và nhà trường. Song song với đó cần đẩy mạnh truyển thông đến người dân về những hậu quả có thể xảy ra khi kết hôn sớm.

Cuối cùng, bảo vệ trẻ em cần đi đôi với phát triển kinh tế. Nhà nước cần ban hành những chính sách để hỗ trợ và phát triển kinh tế, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho cha mẹ chăm sóc và bảo vệ con cái. Trong nhiều gia đình, kinh tế khó khăn là lí do chính dẫn đến hành vi bạo lực gia đình hoặc sự bỏ mặc, thiếu chăm sóc con cái. Kinh tế khó khăn khiến cha mẹ phải cố gắng đi làm kiếm thêm thu nhập mà không có thời gian chăm sóc con cái dẫn đến tình trạng nhiều trẻ bị bỏ rơi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ. Chính vì vậy, nếu Nhà nước có những chính sách hỗ trợ kịp thời để giúp đỡ những gia đình thuộc diễn khó khăn đó, thì cha mẹ mới có thể thực hiện tốt nhất nghĩa vụ của mình đối với con.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, vấn đề bảo vệ trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và các ban ngành tập trung quan tâm. Nhiều Bộ luật, Luật, Thông tư, Nghị định đã được sửa đổi và ban hành với mục đích bảo vệ trẻ em trên tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Hiện nay, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Trong lĩnh vực lao động trẻ em, cùng với việc gia nhập các công ước Quốc tế, Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung hệ thông pháp luật và ban hành thêm những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa những vấn đề cần thiết để bảo vệ trẻ em. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất đầy đủ về độ tuổi tối thiểu, các hình thức trẻ em tồi tệ nhất, những công việc trẻ không được làm, các chế tài xử phạt vi phạm hành chính hay hình sự hóa các hành vi đối với lao động trẻ em phù hợp với các Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều trẻ có nguy cơ là nạn nhân của lao động trẻ em, đặc biệt có những trẻ còn phải lao động thực hiện các công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại. Các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành chưa thực sự bao quát hết được những vi phạm có thể xảy đến với trẻ em trong lĩnh vực lao động, ví dụ như những ngành nghề thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, kinh tế hộ gia đình. Những bất cập và hạn chế này đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp cụ thể, mạnh tay, tăng tính răn đe; ban hành và triển khai hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, ổn định thu nhập cho các hộ nghèo, đảm bảo cho trẻ có thể được đi học, tiếp cận giáo dục một cách đầy đủ.

Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, pháp luật có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, tạo nền tằng pháp lý để cha mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Ngoài ra pháp luật cũng quy định về việc bảo vệ trẻ em khi giới hạn độ tuổi kết hôn hay ban hành riêng một luật để bảo đảm quyền lời của trẻ được nhận làm con nuôi. Bên cạnh những điểm tích cực, hệ thống pháp luật hôn

nhân và gia đình còn có những hạn chế nhất định. Nhiều điều luật vẫn còn chung chung, chưa cụ thể dễ gây nhầm lẫn trong quá trình thực hiện pháp luật. Một số vấn đề tuy đã được nêu lên trong hệ thống quy phạm pháp luật nhưng việc thực thi còn chưa được nghiêm túc. Những quy phạm pháp luật hiện tại cũng chưa bao quát được hết các vấn đề đang xảy ra trên thực tế.

Bên cạnh hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng ban hành, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, tổ chức các chương trình hành động nhằm bảo vệ trẻ em. Những chương trình này cũng đã và đang góp phần tuyên truyền, phổ biến quyền trẻ đến với người dân. Để góp phần thực hiện đảm bảo quyền trẻ em trong xã hội hiện nay cần có sự chung tay của nhiều chủ thể trong đó bao gồm các cơ quan tư pháp, hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng như những người làm việc trong đó và các yếu tố từ gia đình, nhà trường, cộng đồng là những yếu tố then chốt cùng tạo nên một môi trường thực sự an toàn đối với trẻ em. Trẻ em luôn luôn là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong xã hội. Đem đến một môi trường an toàn một cách toàn diện là cách tốt nhất để bảo vệ các em.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2013), Thông tư 10/2013/TT- BLĐTBXH ngày 10/06/2013 ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên, Hà Nội.

2. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2013), Thông tư 11/2013/TT- BLĐTBXH ngày 11/06/2013 ban hành danh mục các công việc nhẹ được sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc, Hà Nội.

3. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, ILO (2019), Tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, Hà Nội

4. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, UNICEF (2017), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2016, Hà Nội

5. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo rà soát các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi

6. Bùi Minh Giang (2013), Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội

7. Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

8. Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Lao động, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

9. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện Quốc tế về Quyền con người, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội

10.Liên Hợp Quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em, Newyork

11. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội

12.Nguyễn Văn Quyền (2014), Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội

13.Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, ILO (2019), Hướng dẫn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em dành cho doanh nghiệp, Hà Nội

14.Quách Thị Quế (2017), Phòng chống lao động trẻ em trong chiến lược bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Phòng Nghiên cứu Chính sách An sinh xã hội, Hà Nội

15.Viện Khoa học lao động và Xã hội 16.Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội 17.Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội 18.Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội 19.Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội

20.Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội 21.Quốc hội (2010), Luật nuôi con nuôi, Hà Nội

22.Quốc hội (2007), Luật phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội 23.Quốc hội (2016), Luật trẻ em, Hà Nội

24.Tổ chức Lao động quốc tế (1973), Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu, Geneva

25.Tổ chức Lao động quốc tế (1999), Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Geneva

26.Tổ chức Lao động quốc tế (2015), Nghiên cứu mới của ILO chỉ ra hiểm họa lâu dài của lao động trẻ em, Hà Nội

27.Tổng cụ thống kê (2014), Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 – Các kết quả chính, Hà Nội

28.Tổng cục thống kê (2014), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2013-2014, Hà Nội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2023