Căn Cứ Phát Sinh Quyền Và Nghĩa Vụ Đối Với Con:

Theo quy định của luật Hôn nhân gia đình, những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau: Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con; Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con; Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung. Khái niệm con được xác định trong một số trường hợp đặc biệt: “Con trong giá thú” và “Con ngoài giá thú”. Theo đó, con trong giá thú là con có cha mẹ đã đăng ký kết hôn hợp pháp. Có những trường hợp hai người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, không phải là vợ chồng hợp pháp, như vậy con sinh ra sẽ được coi là con ngoài giá thú.

Khái niệm con đẻ, con nuôi: Con đẻ trong mối quan hệ với cha mẹ là người được cha mẹ sinh ra có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Con đẻ được xác định dựa trên yếu tố thời kỳ hôn nhân, sự kiện sinh đẻ, sự thừa nhận của cha mẹ và con. Khái niệm con nuôi được xuất phát từ sự kiện nhận nuôi con nuôi. Đó là quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi theo trình tự pháp luật.

Ngoài ra, Luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 còn quy định về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một quy định mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mong muốn của nhiều người. Trong trường hợp này, khi người vợ không thể mang thai thì có thể nhờ đến người mang thai hộ, đứa trẻ sẽ được hình thành từ trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng. Đứa trẻ này sẽ được coi là con đẻ của hai vợ chồng khi sự thụ tinh là kết quả của cả hai vợ chồng và người mang thai hộ chỉ đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ cho sự ra đời của đứa trẻ.

1.6.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con:

Để có thể tạo ra một môi trường tốt nhất giúp con cái phát triển, cha mẹ cần phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con. Theo luật Hôn nhân gia đình năm 2014, chúng ta có thể chia nghĩa vụ và quyền của cha mẹ thành 2 nhóm:

Nghĩa vụ và quyền về nhân thân: Cha mẹ có nghĩa vụ phải thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên những mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ có nghĩa vụ phải trở thành người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự. Cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Tuy vậy, không phải tất cả cha mẹ đều có đầy đủ quyền với con của mình; trong một số trường hợp, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Ví dụ như khi: cha mẹ bị kết án về một trong các hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; khi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con…

Nghĩa vụ và quyền về tài sản: Quan hệ tài sản của cha mẹ đối với con có thể chia thành 2 nhóm: quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ tài sản khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật quy định gắn liền với nhân thân của cha mẹ và không thể thay thế hay chuyển giao cho người khác. Các quan hệ tài sản khác bao gồm: nghĩa vụ và quyền quản lý, định đoạt tài sản của con chưa thành niên, bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra…

1.6.3. Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con:

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con phát sinh dựa trên 2 sự kiện: sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nhận con nuôi.

a. Phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ:

Sinh đẻ tự nhiên: Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là con chung của hai vợ chồng. Con được mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Như vậy, nếu người vợ sinh con sau khi ly hôn mà chưa kết hôn với người khác thì con đó cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì cần phải có chứng cứ, yêu cầu và được Tòa án chấp nhận.

Sinh đẻ nhờ sự can thiệp của y học: việc sinh con nhờ vào sự can thiệp của y học có thể được chia làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là khi cha mẹ thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này thường áp dụng cho những cặp vợ chồng vô sinh hoặc mẹ đơn thân. Những người này sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với đứa trẻ đó theo quy định của pháp luật. Trường hợp thứ hai là khi con được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ. “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.” Luật hôn nhân gia đình chỉ thừa nhận vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ sẽ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cũng sẽ phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.

b. Phát sinh dựa trên sự kiện nhận con nuôi:

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi (cha mẹ nuôi) với người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Đó là quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Để được nhận con nuôi, người nuôi phải là cá nhân (không thể là một pháp nhân, một hộ gia đình …). Đó có thể là vợ và chồng hoặc một cá nhân độc thân. Về mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ (chồng) có thể nhận con nuôi mà không cần có sự tham gia hoặc sự đồng ý của vợ (chồng). Người nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; có tư cách đạo đức tốt; Không đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Không đang chấp hành hình phạt tù… Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi hoặc là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Để việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận, để quan hệ giữa người được nhận nuôi và người nhận nuôi phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ, việc nhận nuôi phải tuân thù theo các quy định của pháp luật về điều kiện nhận con nuôi, thủ tục nhận con nuôi… Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với con nuôi sẽ phát sinh kể từ khi đăng ký nhận con nuôi và quan hệ pháp luật giữa hai bên được xác lập.

1.6.4. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực

hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc được trực tiếp nuôi con. Vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì sẽ nhờ đến tòa án giải quyết. Hai bên đều có quyền ngang nhau trong vấn đề thăm nom sau khi ly hôn hoặc yêu cầu đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là người trực tiếp nuôi con không có quyền cản trở người còn lại thăm nom con sau ly hôn.

Quyền thăm nom là một trong những điều kiện cơ bản bảo đảm cho việc thực hiện quyền cha mẹ trong trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Gắn chặt với quyền cha mẹ, quyền thăm nom bao hàm cả quyền giám sát việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con. Quyền thăm nom được thực hiện theo ý chí của người có quyền chứ không bị ràng buộc vào các thoả thuận với người nuôi con. Tuy nhiên, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm con của người đó.

Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án xem xét và thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo quyền lợi của con. Thay đổi người trực tiếp nuôi con có thể hiểu là việc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một bên (vợ hoặc chồng) có quyền nuôi bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia. Người có quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị thay đổi khi có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người đang trực

tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong một số trường hợp, khi cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì có thể giao con cho một người khác nuôi dưỡng. Việc quyết định ai là người nuôi dưỡng đứa trẻ đều phải xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lời về mọi mặt cho đứa trẻ đó.

Ngoài những quyền đã nêu trên, người không trực tiếp nuôi con còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn. “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu”. Cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt rabởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản. Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án, có thể bao gồm: cấp dưỡng theo định kỳ hoặc cấp dưỡng một lần. Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng tiền hoặc hiện vật. Cấp dưỡng bằng tiền là hình thức cấp dưỡng thông dụng nhất. Trong trường hợp có thỏa thuận khác thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng hiện vật.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

2.1. Thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam:

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012, Việt Nam có hơn 2,8 triệu trẻ em tham gia hoặt động kinh tế, trong đó số lao động trẻ em lên đến 1,75 triệu trẻ, chiếm 9,6 phần trăm dân số trẻ em và khoảng 62% tổng số trẻ em hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Tỷ lệ động trẻ em có thời giam làm việc dưới 42 giờ/tuần là 87,6 phần tram và tỷ lệ lao động trẻ em có thời giam làm việc trên 42 giờ/tuần là 32,4 phần trăm. Trong số đó:

14,9 phần trăm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tham gia các hoạt động kinh tế ít nhất 01 giờ

10,2 phần trăm trẻ em từ 12-14 tuổi tham gia các hoạt động kinh tế từ 14 giờ trở lên

6,8 phần trăm trẻ em từ 15-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế từ 43 giờ trở lên.

Có 16,4 phần trăm trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế hoặc làm các công việc nhà vượt ngưỡng thời gian và được cho là lao động trẻ em. Đặc biệt trong đó có 7,8 phần trăm trẻ em trong độ tuổi này đang phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại. Lao động trẻ em có nguy cơ phải làm những công việc thuộc danh mục những công việc cấm lao động chưa thành niên và điều kiện lao động có hại là khoảng hơn 1.300 ngàn em, chiếm 75% tổng số lao động trẻ em trên cả nước. Thống kê MICS năm 2014 và Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em năm 2012 chỉ ra xu hướng tỷ lệ lao động trẻ em tăng từ 10% lên tới 12,1%. Trẻ em ở độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ các em làm việc trong môi trường nguy hiểm càng cao, cụ thể từ độ tuổi 5-11, 12-14 và 15-17 lần lượt là 9,7% - 29,3% - 61% (Điều tra Quốc

gia về Lao động trẻ em năm 2012) và 3,7% - 10,6% - 15,7% (MICS 2014) [4].

Bảng 2.1: Lao động trẻ em

(Phần trăm trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế hoặc làm việc nhà, phần trăm làm việc trong môi trường nguy hiểm và phần trăm tham gia vào lao động trẻ em trong tuần trước điều tra, Việt Nam, 2014)


Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế trong tuần trước điều tra với tổng số

giờ lao động

Trẻ em làm việc nhà trong tuần trước điều tra với tổng số giờ

Trẻ em làm việc trong môi trường

nguy hiểm

Tỷ lệ

chung lao động trẻ

em


Dưới ngưỡng thời gian

tương ứng

với tuổi

Bằng hoặc cao hơn ngưỡng thời gian tương

ứng với tuổi

Dưới ngưỡng thời gian

tương ứng

với tuổi

Bằng hoặc cao hơn ngưỡng thời gian tương

ứng với tuổi



Giới tính

Nam

18,6

11,9

76,0

0,4

8,6

16,6

Nữ

18,2

12,3

82,1

0,9

7,0

16,2

Đi học

16,9

10,4

79,4

0,4

5,7

13,6

Không

35,9

32,0

74,0

3,3

32,7

50,1

Khu vực

Thành thị

10,6

7,5

72,5

0,3

3,3

9,6

Nông thôn

21,7

14,0

81,7

0,8

9,7

19,3

Dân tộc của chủ hộ

Kinh/Hoa

17,3

9,2

78,4

0,3

4,5

11,7

Dân tộc

thiểu số

23,6

26,1

82,0

2,6

23,8

39,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình - 4

(Nguồn: Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ, Việt Nam, 2014)

Theo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) ở Việt Nam 2014, lao động trẻ em là thực tế đang tồn tại ở nhiều ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, diễn ra chủ yếu ở các vùng nông thôn và trẻ em hầu hết phải làm

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí