Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 13

Kết luận chương 3


Những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật về bảo hiểm thai sản đã nêu ở chương 1 và những tồn tại trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm thai sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã nêu ở chương 2, đòi hỏi cấp thiết đặt ra chính là việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật và đề ra các giải pháp thực tiễn áp dụng tại địa bàn. Có như vậy, các quy định pháp luật bảo hiểm thai sản mới phát huy vai trò là một công cụ quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện giúp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện một cách có hiệu quả công tác chế độ an sinh xã hội.

Đối với việc hoàn thiện pháp luật, luận văn đã đưa ra kiến nghị sửa đổi một số quy định của pháp luật, điển hình như: mở rộng đối tượng áp dụng bảo hiểm thai sản; linh hoạt điều kiện hưởng chế độ; tham gia công ước ILO, v..

Đối với việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm thai sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức của người lao động, người sử dụng lao động; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm thai sản, v.v…

KẾT LUẬN


Chế độ thai sản thuộc hệ thống các chế độ BHXH và là một trong những chế độ được hình thành và phát triển sớm nhất ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ thai sản khá đầy đủ với những quy định cơ bản về đối tượng được hưởng chế độ, điều kiện hưởng, thời gian nghỉ hưởng và mức hưởng chế độ thai sản. Những quy định này có ý nghĩa không chỉ đảm bảo thu nhập cho người lao động khi trải qua quá trình thai sản, thực hiện chức năng xã hội mà nó còn có ý nghĩa nhân văn rất lớn lao, góp phần để tái sản xuất sức lao động cho thế hệ tương lai. Ngoài việc tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành về chế độ thai sản, khoá luận còn đi sâu phân tích những đổi mới của Luật BHXH năm 2014 liên quan đến chế độ này. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng áp dụng chế độ thai sản tại Tỉnh Hà Giang qua việc tổng quan về tình hình sử dụng lao động nữ qua các phân tích về cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi, tình hình lao động nữ được hưởng BHXH về thai sản, …

Trong quá trình thực hiện BHXH thai sản tại Tỉnh Hà Giang đã đạt được một số kết quả quan trọng góp phần hỗ trợ cho rất nhiều người lao động được đảm bảo quyền lợi của mình. BHXH thai sản đã thực sự trở thành công cụ để thực hiện các hoạt động xã hội qua việc giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động. Điều đó chứng tỏ chế độ thai sản ngày càng đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn của Nhà nước trong việc điều chỉnh chính sách pháp luật phù hợp hơn với xu thế phát triển của đất nước. Đối tượng tham gia BHXH nói chung, bảo hiểm thai sản nói riêng ngày càng tăng; công tác chi trả các chế độ thai sản tại Tỉnh Hà Giang được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đã đảm bảo ổn định đời sống cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản; đồng thời, công tác giải quyết BHXH thai sản cho người lao động từng bước được

đổi mới trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách hành chính nhằm thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm thai sản cho NLĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chế độ bảo hiểm thai sản ở Tỉnh Hà Giang, có thể tập trung một số giải pháp sau, đó là: hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thai sản về điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng BHXH thai sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm, tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thai sản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 13


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Hà Nội.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 về việc ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

4. BHXH tỉnh Hà Giang (2015-2017), Báo cảo tổng kết hoạt động ngành BHXH tỉnh Hà Giang.

5. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/05/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế, Hà Nội.

7. Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội.

8. Chính phủ (2016), Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

9. Đỗ Thị Dung (2006), “Chế độ Bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ”, Tạp chí luật học, (03), tr. 80 - 87.

10. Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội- kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Lương Thanh Huyền (2016), Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

12. Khuyến nghị 191 - Khuyến nghị về Sửa đổi Khuyến nghị Bảo vệ thai sản năm 1952

13. Nguyễn Thúy Lâm (2004), “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí luật học, (03).

14. Tán Ngọc Lan (2018), Chế độ bảo hiểm thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

15. Nguyễn Xuân Nga (2005), “Những ý kiến của Công đoàn về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Lao động xã hội.

16. Phạm Trọng Nghĩa (2006),“Một số vấn đề cơ bản về an sinh xã hội” Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, (8).

17. Nguyễn Hiền Phương (2015), “Những điểm mới về chế độ bảo hiểm theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 56 - 64.

18. Nguyễn Hiền Phương (2015), Bình luận khoa học một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.

19. Nguyễn Hiền Phương (2010), Pháp luật an sinh xã hội – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

20. Quốc hội (2006), Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.

21. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.

22. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

23. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

24. Xìn Thanh Quyết (2018), Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động người dân tộc thiểu số tại huyện Xín Mần, tỉnh hà Giang , Luận văn Thạc sỹ phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

25. Sở LĐTBXH tỉnh Hà Giang (2015-2017), Báo cáo nghiên cứu đánh giá lực lượng lao động tỉnh Hà Giang.

26. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 phê duyệt chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Hoài Thu (2004), "Khắc phục những bất cập, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, sớm ban hành Luật bảo hiểm xã hội", Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

28. Nguyễn Thị Thúy (2014), Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

29. Tổ chức lao động quốc tế - ILO (1919), Công ước số 3 - Công ước về sử dụng lao động nữ trước và sau khi đẻ.

30. Tổ chức lao động quốc tế - ILO (1951), Công ước số 100 – Công ước về trả công bình đẳng giới giữa lao động cho một công việc có giá trị ngang nhau.

31. Tổ chức lao động quốc tế - ILO (1952), Công ước số 102 – Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội.

32. Tổ chức lao động quốc tế - ILO (1952), Công ước số 103 – Công ước về bảo vệ thai sản, xét lại năm 1952.

33. Tổ chức lao động quốc tế - ILO (1952), Công ước số 183 – Công ước về sửa đổi công ước thai sản, (đã sửa đổi) năm 2000.

34. Trung tâm nghiên cứu lao động nữ giới, Viện khoa học xã hội - Bộ lao động và bà FIONAHAWELL tổ chức ILO, văn phòng Bangkock và Hà Nội (2003), Bình đẳng trong lao động và Bảo trợ xã hội cho phụ nữ và nữ giới khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, Nxb lao động và xã hội.

35. Trường Đại học Lao động-Xã hội (2011), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.

36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Quyền của phụ nữ theo pháp luật các nước ASEAN, Hội thảo khoa học.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

38. Phạm Thanh Vân (2002), “Thực thi chính sách pháp luật đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4).

39. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

40. Lê Thanh Việt (2008), “Chi Bảo hiểm xã hội đúng- đủ- kịp thời”, Bảo hiểm xã hội mười năm ngày thành lập.

41. Hoàng Thị Hải Yến (2010), “Chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và vấn đề bình đẳng giới”, Tạp chí Luật học, (5), tr.58-64.

II. Tài liệu Website

42. http://baobaohiemxahoi.vn/vi/tin-chi-tiet-nhung-nguyen-tac-cua-bhxh- d6f83ea4.aspx.

43. https://luatduonggia.vn/nguyen-tac-co-ban-cua-bao-hiem-xa-hoi-viet-nam/.

44. .http://www.vccinews.vn/news/24203/bao-hiem-xa-hoi-tinh-ha-giang- doi-moi-de-phuc-vu-tot-hon.html.

45. http://hagiangtv.vn/video-v17529/bao-hiem-ha-giang--ngay- 2132018.html.

46. http://hagiang.bhxh.gov.vn/dang-bo-bhxh-tinh-ha-giang-tong-ket-cong- tac-xay-dung-dang-nam-2017/.

47. http://www.dankinhte.vn/vai-tro-cua-bao-hiem-xa-hoi/.

48. http://hagiang.bhxh.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-thi-dua-khen- thuong-nam-2017-trien-khai-nhiem-vu-nam-2018-cua-cum-thi-dua-so-ii- bhxh-9-tinh-mien-nui-phia-bac/.

49. http://hagiang.bhxh.gov.vn/.

50. .http://hagiang.bhxh.gov.vn/tinh-hinh-thuc-hien-chinh-sach-bhxh-nhieu- ket-qua-tich-cuc/.

51. http://www.baohagiang.vn/xa-hoi/201612/bao-hiem-xa-hoi-tinh-kho-xu- ly-nhung-mon-no-keo-dai-691460/.

52. .http://congdoan.vn/tin-tuc/cong-tac-nu-cong-gioi-510/co-hoi-va-thach- thuc-voi-lao-dong-nu-trong-thoi-ky-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu- 333053.tld.

53. http://www.baohagiang.vn/.

54. http://laodongxahoi.net/xin-man-ha-giang-khuyen-khich-lao-dong-di- lam-viec-ngoai-tinh-1313128.html.

55. https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Press releases/WCMS_243008/lang--vi/index.htm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024