Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Giới Hạn Của Nghĩa Vụ Bảo Đảm Bí Mật


vì lợi ích của nhà nước, của xã hội, thiết nghĩ điều này cũng khá phù hợp trong xu thế hiện nay, có sự tương đồng với pháp luật của các nước được lựa chọn nghiên cứu.

Ba là, về giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH theo các quy định của pháp luật hiện hành. Thông qua việc hệ thống hóa, so sánh, phân tích về giới hạn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH, tác giả cho rằng, tương tự pháp luật của các nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam đã khẳng định bảo mật thông tin khách hàng là nghĩa vụ mà các TCTD phải triệt để tuân thủ; đồng thời cũng đã có những quy định về giới hạn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên các quy định này vẫn chưa hoàn thiện vì:

- Theo quy định của Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, TCTD sẽ được miễn trừ nghĩa vụ bảo mật thông tin nếu được sự chấp thuận của khách hàng. Câu hỏi đặt ra là nếu khách hàng chết hoặc rơi vào trường hợp cần được giám hộ thì người thừa kế hoặc người giám hộ của khách hàng có được quyền đương nhiên yêu cầu TCTD cung cấp thông tin khách hàng cho mình hoặc cho bên thứ ba khác không?

Về vấn đề này, theo quy định của BLDS năm 2015 thì kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.192 Như vậy, theo quy định này, người thừa kế của khách hàng sẽ có quyền yêu cầu TCTD cung cấp tất cả thông tin của khách hàng và TCTD không thể tuyên bố với người thừa kế rằng họ có nghĩa vụ bảo mật thông tin đối với người chết mà phải chuyển giao cho những người thừa kế tất cả các thông tin cần thiết để xác minh số lượng, giá trị tài sản là di sản của người đã chết và các thông tin về các giao dịch khác của người đã chết.

- Liên quan đến trường hợp giám hộ, BLDS năm 2015 có quy định “người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ”.193 Vậy với các thông tin liên quan đến các giao dịch khác của khách hàng của các TCTD mà đang được giám hộ thì người giám hộ có quyền được yêu cầu TCTD cung cấp thông tin của họ cho mình hoặc cho bên thứ ba khác hay không? Vấn đề này chưa được pháp luật ngân hàng quy định rõ ràng.


192 Điều 614 Bộ luật dân sự năm 2015.

193 Khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

- Liên quan đến trường hợp phá sản, theo quy Khoản 1 Điều 7 Luật Phá sản năm 2014 như đã đề cập trên thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cũng có quyền yều cầu TCTD cung cấp thông tin liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản. Tất nhiên, các chủ thể này khi thực hiện quyền này phải thông qua tòa án phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

Tuy vậy, liệu chủ nợ có quyền trực tiếp yêu cầu TCTD cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc phá sản không?

Pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam - 16

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản năm 2014: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản…. và theo Khoản 2 Điều 26, khi nộp đơn yêu cầu họ phải kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn (chẳng hạn qua hợp đồng vay hoặc hợp đồng bán chịu...). Còn việc xác nhận các thông tin này thuộc thẩm quyền của tòa án, của Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản chỉ định (Điều 16 và Điều 45 Luật Phá sản năm 2014). Do vậy, việc quy định chủ nợ có quyền yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản theo tác giả là chưa phù hợp.

- Ngoài ra, TCTD, CNNHNNg chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc trường hợp có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng. Tuy nhiên nội dung của thỏa thuận này ra sao, hình thức thể hiện ý chí của khách hàng trong việc thỏa thuận này như thế nào nên chăng cũng cần được hướng dẫn một cách cụ thể, tránh các tranh chấp có thể phát sinh sau này.

Bốn là, nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng hàng của các TCTD trong xu thế hội nhập thế giới.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực triển khai ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế. Tính đến năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai


lần với 76 nước,194 từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu tăng thu cho ngân sách nhà nước, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp ở Việt nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ thuế mà đối tượng cư trú Việt nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp ở Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước ký kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.

Như vậy, trong xu thế hội nhập thế giới, chắc chắn các TCTD sẽ phải thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập liên quan đến việc báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, trốn thuế hoặc cam kết về việc tuân thủ thuế đối với chủ tài khoản nước ngoài (FATCA). Đồng thời, liên quan đến tội phạm nghiêm trọng và tội phạm xuyên quốc gia, quá trình hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam thường xuyên được Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế (Financial Action Task Force - FATF) và Nhóm châu Á/Thái Bình Dương về chống rửa tiền (Asian - Pacific Group on Money Laundering - APG) rà soát, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Hàng loạt những điều chỉnh lớn trong hệ thống pháp luật của Việt Nam trong thời gian qua đã thể hiện thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong việc đáp ứng những yêu cầu của các khuyến nghị. Đơn cử như Bộ luật hình sự năm 2015 đã có hai thay đổi quan trọng: xây dựng chế định tội rửa tiền phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo) và quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

Trong lĩnh vực ngân hàng, yêu cầu đặt ra là pháp luật cần được áp dụng như một biện pháp phòng ngừa đối với hành vi rửa tiền. Do cơ quan quản lý trong lĩnh vực này là Ngân hàng Nhà nước - Cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ trung tâm trong việc


194 PwC, Sổ tay thuế Việt Nam 2018, <https://www.pwc.com/vn/vn/publications/2018/pwc-vietnam-pocket-tax-book-2018- vn.pdf>


triển khai các hoạt động phòng chống rửa tiền - nên các văn bản hướng dẫn được ban hành về cơ bản bám sát yêu cầu của các khuyến nghị từ phía FATF.

Việt Nam hiện đã tránh được nguy cơ bị FATF đưa vào Danh sách những quốc gia có rủi ro về rửa tiền và tài trợ cho khủng bố gây bất ổn cho hệ thống tài chính quốc tế. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của của cơ quan này, Việt Nam vẫn thuộc danh sách các quốc gia có thiếu hụt về cơ chế chống rửa tiền, chống khủng bố. Nếu không có những cải thiện kịp thời về chính sách trong quá trình rà soát của FATF, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ trở thành đối tượng bị áp dụng các biện pháp kiểm soát, hạn chế giao dịch từ các quốc gia thành viên của FATF. Do đó, trong thời gian tới, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Việt Nam cần nghiêm túc thực hiện những yêu cầu xác đáng của FATF để tránh nguy cơ có thể gây tổn hại đến uy tín và hoạt động ngoại thương.

3.3.3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật

thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng

Bảo mật thông tin khách hàng là nghĩa vụ luật định mà các TCTD cần tuân thủ. Bảo mật thông tin của khách hàng trong HĐNH sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo lòng tin nơi khách hàng, giúp bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Việc quy định rõ ràng các nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng sẽ khuyến khích huy động được nguồn tài chính trong nước và thu hút vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bảo vệ bí mật một cách tuyệt đối có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho nền kinh tế, nếu các chủ thể trốn thuế, rửa tiền tìm đến những nơi này để giấu tiền “bẩn” của họ.

Việc pháp luật Việt Nam duy trì một nghĩa vụ bảo mật như là một phần của quyền con người là cần thiết. Dù vậy, xác định giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH là vấn đề khó khăn của bất kỳ quốc gia nào. Nếu thông tin khách hàng được pháp luật quy định cho phép TCTD cung cấp cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động tư pháp và thực thi pháp luật; có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh ngân hàng; hỗ trợ được hoạt động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, điều này sẽ làm phương hại đến giá trị xã hội được mọi người tôn trọng đó là quyền riêng tư cá nhân.

Thông qua việc hệ thống hóa, phân tích về giới hạn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH cho thấy, quy định pháp luật về giới hạn nghĩa vụ bảo mật


thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam đã có nhiều điểm tương đồng so với các nước được lựa chọn nghiên cứu. Các quy định này đã góp phần bảo đảm được quyền được bảo mật thông tin của khách hàng, hỗ trợ tư pháp và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chung chung; đồng thời vẫn có một số trường hợp có thể cũng cần được yêu cầu TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng như trường hợp liên quan đến hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia hay hợp tác quốc tế về thuế, hoặc liên quan đến vấn đề giám hộ lại chưa được pháp luật ngân hàng ghi nhận. Do đó, cần phải tiếp tục rà soát, cân nhắc để quy định các trường hợp này và cả thủ tục để TCTD có thể cung cấp thông tin khách hàng nhằm bảo đảm sự cân bằng khéo léo giữa các nhóm lợi ích. Trên cơ sở phân tích ở trên, tác giả đề xuất các kiến nghị sau:

Một là, pháp luật ngân hàng cần bổ sung trường hợp TCTD có thể cung cấp thông tin khách hàng theo yêu cầu của người thừa kế và người đại diện hợp pháp của khách hàng trong trường hợp giám hộ. Đồng thời hướng dẫn cụ thể phạm vi thông tin khách hàng mà TCTD có thể cung cấp trong những trường hợp này. Do vậy, Khoản 3 Điều 14 Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có thể bổ sung như sau: “TCTD, CNNHNNg không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại TCTD, CNNHNNg cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng hoặc theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp của khách hàng”.

Hai là, Điều 7 Luật Phá sản năm 2014 chỉ nên quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” vì rằng chủ nợ không được trực tiếp yêu cầu TCTD cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc mắc nợ của khách hàng mà phải thông qua tòa án như phân tích trên.

Ba là, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 và Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có quy định việc các TCTD cung cấp thông tin cho NHNN.195


195 Điều 35 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.


TCTD, CNNHNNg có trách nhiệm cung cấp cho NHNN thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và được NHNN cung cấp thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD, CNNHNNg theo quy định của NHNN.196 Tuy nhiên, Nghị định số 117/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng cho các cơ quan có thẩm quyền chưa đề cập trường hợp này. Rõ ràng, việc TCTD cung cấp thông tin khách hàng cho những mục đích này cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng nên chăng cũng cần được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định.

Bốn là, pháp luật ngân hàng cần hướng dẫn rõ như thế nào, trong trường hợp nào, bằng hình thức nào được coi là có sự chấp thuận khác của khách hàng và TCTD, để các TCTD có thể cung cấp thông tin cho các chủ thể có liên quan mà không vi phạm quyền của khách hàng cũng như có thể bảo vệ nhân viên ngân hàng trong trường hợp cung cấp thông tin khách hàng khi được khách hàng yêu cầu thông qua các thông điệp dữ liệu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này.

Năm là, liên quan đến giới hạn của nghĩa vụ cung cấp thông tin khách hàng cho mục đích thuế, hướng dẫn tại Nghị định số 117/2018/NĐ-CP vẫn chưa rõ ràng và không có sự hài hòa giữa bảo mật thông tin khách hàng với yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng vì mục đích thuế. Do vậy, cần quy định rõ ràng hơn về vấn đề này và có tính đến việc TCTD phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo các hiệp định mà Việt Nam sẽ ký kết.


196 Điều 13 Luật các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, thông qua việc sử dụng những phương pháp chủ đạo như phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh, tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH. Các kết quả nghiên cứu cụ thể dưới đây:

Thứ nhất, tác giả đã luận giải được bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH là nghĩa vụ mà TCTD cần triệt để tuân thủ nhưng nghĩa vụ ấy cũng cần được giới hạn trong một số trường hợp nhất định.

Thứ hai, để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 2, tác giả đã vận dụng lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường để chứng minh rằng trong một số trường hợp, để bảo vệ an ninh công cộng, an toàn, phúc lợi chung, nhà nước cần phải cân nhắc, can thiệp thông qua việc quy định các giới hạn về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH nhằm bảo đảm sự công bằng giữa lợi ích công cộng và quyền tư nhân, quyền dân sự.

Thứ ba, thông qua việc phân tích, so sánh, đánh giá những quy định pháp luật liên quan đến giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam với một số nước trên thế giới được tác giả lựa chọn nghiên cứu, tác giả đã làm rõ được điểm tương đồng, khác biệt và nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về giới hạn bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH của TCTD ở Việt Nam. Tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. Cụ thể là trong các trường hợp liên quan đến quy định thừa kế, giám hộ, giải quyết phá sản, cho mục đích thuế, cung cấp thông tin theo sự đồng ý của khách hàng.

.


CHƯƠNG 4. BẢO ĐẢM THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM


Pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH thời gian qua đã có những sửa đổi, bổ sung giúp cải thiện sự cân bằng giữa các yêu cầu hoạt động của các TCTD và sự bảo mật thông tin của khách hàng. Tuy vậy, những lo ngại liên quan đến nghĩa vụ bảo mật và nghĩa vụ cung cấp thông tin khách hàng theo luật định của các TCTD và việc thiếu các biện pháp khắc phục những hạn chế trong việc bảo mật thông tin cho khách hàng vẫn còn tồn tại. Bởi, ngày càng nhiều khách hàng của các TCTD “bỗng dưng” mất tiền trong tài khoản, nhiều thông tin của khách hàng bị rò rỉ, bị mất cắp, bị công bố trên mạng Internet, làm cho khách hàng của các TCTD lo lắng và đặt ra các nghi ngờ về mức độ an ninh, sự bảo mật thông tin của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng của TCTD. Từ thực tiễn trên đòi hỏi cần phải có giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam.

Mục đích của chương này là i) Làm rõ nội hàm của khái niệm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH; ii) Xác định các biện pháp bảo đảm thực thi; iii) Nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng; vi) Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách trong HĐNH của TCTD liên quan đến hoạt động ban hành VBQPPL và văn bản quản lý, điều hành của NHNN Việt Nam, thực trạng tuân thủ, các hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, vai trò của kiểm soát nội bộ, của khách hàng; iv) Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng và giải pháp bảo đảm các chủ thể trong quan hệ pháp luật này thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam.

4.1. Khái luận thực thi pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng

4.1.1. Khái niệm thực thi pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng

Xây dựng và thực thi pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền quản trị quốc gia. Nếu như xây dựng pháp luật là một quá trình hoạt động vô cùng quan trọng, phức hợp, bao gồm rất nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2022