2.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Tiêu chí đánh giá sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.
Theo tiến sĩ Vũ Đình Ánh, an toàn trong HĐNH là một nội dung (hay bộ phận cấu thành) của an ninh tài chính nói chung của các TCTD. Ông khẳng định: “An toàn cho vay thể hiện ở việc các khoản vay đã, đang và sẽ thường xuyên được hoàn trả đúng hạn với lãi suất theo đúng hợp đồng tín dụng mà công cụ then chốt là quản lý rủi ro, đa dạng hoá và bảo đảm tiền vay”.74 Nói về tiêu chí an toàn trong cho vay, tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng: “Để đo lường mức độ an toàn cho vay người ta áp dụng các
biện pháp quản lý tài sản có trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản vay, từ đó tổng hợp thành chỉ số rủi ro cho vay chung của ngân hàng hay cả hệ thống...chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng cho vay hay nợ quá hạn trên vốn ngân hàng phản ánh rõ nhất tình trạng an toàn cho vay của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng”.75
Theo tiến sĩ Lê Thị Thuỳ Vân, tiêu chí của bảo đảm an toàn trong HĐCTD là việc duy trì được sự ổn định (stability) và lành mạnh (soundness) trên cơ sở đó sẽ giảm thiểu và hạn chế được rủi ro76. Như vậy hai tiêu chí quan trọng cho sự an toàn trong HĐCTD là sự ổn định và lành mạnh. Tác giả Nguyễn Văn Hưng cho rằng, tiêu chí an toàn trong hoạt động cho vay là việc NH thu hồi được đầy đủ và đúng hạn số tiền đã cho vay (cả gốc và lãi), đồng thời bao hàm cả việc bảo đảm cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.77
Theo tác giả luận án, muốn đánh giá sự an toàn trong HĐCTD thì cần phải đi từ chính khái niệm của hoạt động này. Như đã đề cập ở phần trước, HĐCTD của NHTM là hoạt động cơ bản của NHTM được pháp luật quy định, theo đó, NHTM chuyển giao hoặc cam kết chuyển giao cho khách hàng nguồn vốn tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả, bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh NH, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ khác.
Vì vậy, một số nội dung liên quan đến tiêu chí đánh giá sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM như sau:
Thứ nhất, sự hoàn trả đúng, đầy đủ gốc và lãi của khoản tín dụng được coi là yếu tố tiên quyết của sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Các NHTM dùng vốn tự có và vốn huy động để cấp tín dụng cho khách hàng. Khách hàng dùng nguồn vốn tín dụng này để đầu tư, sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng trong một khoảng thời gian theo thỏa thuận. Kết thúc thời gian này, khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Lý Luận Của Pháp Luật Về Bảo Đảm An Toàn Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Các
- Tác Động Của Hoạt Động Cấp Tín Dụng Đến Nền Kinh Tế Xã Hội
- Nguyên Nhân Của Rủi Ro Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Nhtm
- Vai Trò Của Pháp Luật Về Bảo Đảm An Toàn Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Pháp Luật Về Xử Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Phải Góp Phần Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh, Đảm Bảo Hoạt Động Ngân Hàng Phát Triển Hiệu Quả, Bền Vững
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
74 Vũ Đình Ánh (2001), An ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, NXB Tài chính, tr 24.
75 Vũ Đình Ánh (2001), Tlđd (số 74), tr 24, 25.
76 Lê Thị Thuỳ Vân, Tlđd (số 2).
77 Nguyễn Văn Hưng (2003), Tlđd (số 3), tr 30.
NHTM. Trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả thì NHTM sẽ gặp rủi ro tín dụng mà hệ quả tất yếu của nó là nợ quá hạn hoặc nợ xấu sẽ xuất hiện. Để đo lường mức độ an toàn trong HĐCTD, chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ thường được áp dụng. Đây cũng là chỉ tiêu mà Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã xây dựng trong Bộ Chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs – Financial Soundness Indicators)78. Tuy Bộ chỉ số không đề cập tỷ lệ trên là bao nhiêu để bảo đảm an toàn, song có quan điểm cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tối đa là 3%-5% tổng dư nợ79, hoặc tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức không quá 3% được xem là giới hạn có thể chấp nhận được nhằm kiểm soát nợ xấu80. Theo tác giả luận án, duy trì một tỷ lệ (mức độ) rủi ro có thể chấp nhận được là cần thiết khi nghiên cứu các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của HĐCTD, song tỷ lệ cụ thể nên để cho NHNN xem xét quy định trong từng thời kỳ, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đây cũng là lý do mà Ủy ban Basel, Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế không quy định cụ thể tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Sự hoàn trả đúng, đầy đủ gốc và lãi của khoản tín dụng được xem là sự lành mạnh của khoản tín dụng. Sự lành mạnh trong quan hệ cấp tín dụng còn được hiểu là sự vững mạnh, có “sức đề kháng” trước những rủi ro, biến cố mà NH có thể phải đối mặt trong HĐCTD.
Thứ hai, sự ổn định của HĐCTD là một yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của hoạt động này. Sự ổn định trong HĐCTD thể hiện thông qua việc duy trì HĐCTD trong tình trạng bình thường, không có những tăng hay giảm đột biến về tín dụng. Trên thực tế, các NH có xu hướng tăng tín dụng nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình, song nếu tăng trưởng tín dụng quá nóng dẫn đến mất cân đối giữa cung cầu về vốn; mất cân đối giữa vốn huy động và vốn cấp tín dụng; cạnh tranh không lành mạnh, các NH đua nhau giảm lãi suất... đều gây ra những rủi ro, mất an toàn, thiếu bền vững cho sự phát triển của NH và nền kinh tế. Nghiên cứu của Deniz Igan và Marcelo
Pinheiro cho rằng, gia tăng tín dụng đột biến liên quan trực tiếp đến khủng hoảng tài chính81. Điều này có thể được minh chứng thông qua nhiều ví dụ trên thực tiễn: cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của Thái Lan năm 1997: xuất phát từ các chính sách kinh tế vĩ mô thiếu ổn định và không phù hợp, luồng vốn cho vay ngắn hạn quá lớn, các thể chế tài chính của Thái Lan yếu kém trong việc giám sát và đánh giá rủi ro với
78 Chỉ số lành mạnh tài chính do WB và IMF xây dựng thông qua chương trình đánh giá khu vực tài chính nhằm hỗ trợ các quốc gia trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính. Đối với khu vực ngân hàng, Bộ chỉ số của IMF gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó có 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực nhận tiền gửi (Trong đó có 12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích).
79 Vũ Đình Ánh (2001), Tlđd (số 74), tr 38.
80 Lê Thị Thuỳ Vân, Tlđd (số 2), tr 86.
81 Deniz Igan, Marcelo Pinheiro (2011), Credit growth and Bank soundness: Fast and Furiuos?, IMF working paper, WP/11/278.
biểu hiện cụ thể là sự bùng nổ cho vay trong thời kỳ 1990-199682. Hoặc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007, 2008 có nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau, song cội nguồn của nó là nợ dưới chuẩn được biểu hiện thông qua sự bùng nổ tín dụng bất động sản. Khi thị trường bất động sản bị “nổ bong bóng” thì kéo theo hàng loạt ngân hàng phá sản83. Ngược lại với xu hướng đó là hiện tượng suy giảm tín dụng quá
mức, thậm chí là sự “đóng băng” tín dụng. Khi hiện tượng này xảy ra thì không những ảnh hưởng xấu đến HĐCTD của các NH, mà còn tác động xấu đến nền kinh tế nói chung. Như vậy ổn định HĐCTD là tiền đề cho sự an toàn của hoạt động này.
Thứ ba, an toàn trong HĐCTD luôn gắn liền với hiệu quả của HĐCTD, bởi lẽ một ngân hàng nói riêng và cả hệ thống NHTM nói chung sẽ không thể bảo đảm được sự an toàn nếu chúng hoạt động yếu kém và thường xuyên rơi vào tình trạng thua lỗ. Trong ngắn hạn, mục tiêu bảo đảm an toàn và hiệu quả hoạt động dường như là đối lập nhau, tuy nhiên trong dài hạn, hai mục tiêu này lại không quá khác biệt khi TCTD muốn hoạt động hiệu quả và lâu dài84. Muốn đánh giá sự hiệu quả trong HĐNH, các
chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường được áp dụng.
Tóm lại, tiêu chí đánh giá sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM bao gồm sự lành mạnh, ổn định, hiệu quả của HĐCTD thông qua việc khống chế tỷ lệ tối đa nợ xấu trên tổng dư nợ của NHTM.
2.1.2.3. Nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
a) Một số cách tiếp cận về nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
Như phần 2.1.2.1. đã phân tích, bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM là việc sử dụng hệ thống các biện pháp, cách thức trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro nhằm duy trì sự ổn định, lành mạnh, hiệu quả HĐCTD của NHTM, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Có một số cách tiếp cận về nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM như sau:
Cách tiếp cận thứ nhất: nếu dựa vào những nghiệp vụ cấp tín dụng, bảo đảm an toàn trong HĐCTD gồm bảo đảm an toàn trong nghiệp vụ cho vay; bảo đảm an toàn trong nghiệp vụ chiết khấu, bảo đảm an toàn trong nghiệp vụ bảo lãnh, bảo đảm an toàn trong nghiệp vụ bao thanh toán, bảo đảm an toàn trong nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
82 Đỗ Quang Hưng, “Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 349, tháng 6/2007, tr 30, 36.
83 Nguyễn Bá Minh, Tlđd (số 68), tr 5,6.
84 Trần Vũ Hải (Chủ biên, 2010), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Giáo dục, tr 226.
Cách tiếp cận này có ưu điểm là có thể nghiên cứu sâu vào bảo đảm an toàn đối với từng nghiệp vụ trong HĐCTD của NHTM, nhưng nhược điểm của nó là có thể tách biệt các nghiệp vụ cấp tín dụng; bị trùng lặp về nội dung, bởi lẽ các nghiệp vụ cấp tín dụng tuy có những điểm khác nhau, nhưng xét cho cùng, chúng có cùng một bản chất đã được quy định tại Khoản 10, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Cách tiếp cận thứ hai: nếu dựa vào trình tự thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng thì nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM bao gồm bảo đảm an toàn trước khi giải ngân, bảo đảm an toàn trong quá trình giải ngân và bảo đảm an toàn sau khi giải ngân. Cách tiếp cận này có ưu điểm là đi sâu vào nghiên cứu bảo đảm an toàn theo trình tự nghiệp vụ của NHTM, nhưng nhược điểm của nó là có sự bất cân đối về nội dung, vì rủi ro trong HĐCTD của NHTM chủ yếu nằm ở giai đoạn sau khi giải ngân.
Cách tiếp cận thứ ba: dựa vào cơ cấu (hệ thống) và trình tự của nội dung bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM, nội dung của nó bao gồm: phòng ngừa rủi ro để bảo đảm an toàn; xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Cách tiếp cận này có điểm hạn chế là tính phức tạp, đa chiều của nó, nhưng ưu điểm dễ nhận thấy là bao quát, toàn diện và tránh trùng lắp. Với phạm vi của luận án, tác giả nghiên cứu theo cách tiếp cận này.
b) Nội dung cụ thể của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM b1) Phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM
Theo Từ điển tiếng Việt, phòng ngừa rủi ro là việc phòng không cho điều bất lợi, tai hại xảy ra85. Hay nói cách khác, phòng ngừa rủi ro là đề phòng, ngăn ngừa các sự không may86. Tác giả Hà Đức Hùng cho rằng, phòng ngừa rủi ro là quá trình phân tích, kiểm tra, giám sát và tiến hành các biện pháp quản lý nhằm đề phòng, ngăn ngừa không để cho xảy ra rủi ro87. Tác giả Huỳnh Ngọc Anh Thư nhấn mạnh, phòng ngừa rủi ro là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu mức độ rủi ro và tổn thất88.
Để đưa ra một định nghĩa phù hợp nhất về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM, cần phải xem xét các yếu tố sau đây:
- Về nội dung, phòng ngừa rủi ro được thực hiện thông qua hệ thống các biện pháp, cách thức và giải pháp nhằm ngăn ngừa, đề phòng, hạn chế những rủi ro và hậu
85 Nguyễn Như ý (chủ biên, 2007), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, tr 1263.
86 Ban biên soạn chuyên từ điển New Era (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, tr 1291.
87 Hà Đức Hùng (2008), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Lăng, TP Đà Nẵng, tóm tắt luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, tr 10.
88 Huỳnh Ngọc Anh Thư (2013), Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, tóm tắt luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, tr 7.
quả của nó trong HĐCTD. Đây là những quy định mà NHTM phải tuân thủ để đảm bảo an toàn trong HĐCTD.
- Về thời gian, việc phòng ngừa rủi ro được thực hiện một cách liên tục, điều này xuất phát bởi tính khó dự đoán chính xác về thời điểm xuất hiện của rủi ro.
- Về tính chất, phòng ngừa rủi ro mang tính chủ động, đề cao sự cảnh giác, đối phó trước những rủi ro và hậu quả của rủi ro có thể xảy ra. Vì tính chất này mà có tác giả cho rằng, phòng ngừa (hay ngăn ngừa) là một biện pháp kiểm soát rủi ro, bên cạnh biện pháp tài trợ cho rủi ro89.
- Về chủ thể, phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM được thực hiện bởi các NHTM và NHNN.
Từ sự phân tích đó tác giả cho rằng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM là việc sử dụng hệ thống các cách thức, biện pháp mang tính chủ động, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhằm ngăn ngừa, đề phòng, hạn chế những rủi ro và hậu quả của rủi ro, bảo đảm an toàn trong trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
Để phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM, cần thực hiện các nội dung như: nhận biết rủi ro (risk identification), đo lường rủi ro (risk measurement), quản lý rủi ro (risk management), kiểm soát, giám sát rủi ro (risk monitoring).
b2) Xử lý rủi ro trong HĐCTD của NHTM
Khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhưng rủi ro và hậu quả của rủi ro vẫn xảy ra, thì cần phải có các biện pháp xử lý những rủi ro và hậu quả của nó. Việc xử lý rủi ro góp phần quan trọng vào bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.
Khi nghiên cứu bản chất của xử lý rủi ro trong HĐCTD của NHTM, cần lưu ý những vấn đề như sau: Thứ nhất, khi nào thì một khoản cấp tín dụng được coi là rủi ro để xử lý? Thứ hai, mối quan hệ giữa xử lý rủi ro và phòng ngừa rủi ro; Thứ ba, mục đích của xử lý rủi ro; Thứ tư, cách thức và biện pháp xử lý rủi ro như thế nào?
Vấn đề thứ nhất, như tác giả đã phân tích trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu phân tích xử lý rủi ro trong HĐCTD thông qua nội dung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn hoặc nợ tồn đọng. Pháp luật thực định Việt Nam hiện nay cũng điều chỉnh theo hướng này.
Tác giả cho rằng cách tiếp cận về xử lý rủi ro trong khoa học và thực tế hiện nay là chưa toàn diện. Bởi lẽ nếu chỉ tiếp cận xử lý rủi ro thông qua xử lý nợ xấu, nợ quá hạn và nợ tồn đọng thì mới chỉ nhìn nhận ở góc độ hẹp, mặc dù đó là nội dung quan trọng nhất của xử lý rủi ro. Đồng thời, cách nhìn nhận về xử lý rủi ro hiện nay có
89 Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê và Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tr 8,9.
nhược điểm là mang tính bị động, “đợi nợ xấu xuất hiện” rồi mới có các biện pháp xử lý, gây khó khăn, thiếu hiệu quả cho công tác xử lý nợ xấu.
Chính vì vậy theo quan điểm của tác giả, rủi ro được xử lý phải mang tính chủ động, phải xử lý rủi ro từ thời điểm sau khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhưng rủi ro và hậu quả của nó vẫn xuất hiện, gây ảnh hưởng đến an toàn trong HĐCTD của NHTM. Với cách đặt vấn đề như vậy, tuỳ từng loại rủi ro khác nhau và hậu quả khác nhau thì có những cách thức, biện pháp và mức độ xử lý rủi ro khác nhau.
Vấn đề thứ hai, mối quan hệ giữa xử lý rủi ro và phòng ngừa rủi ro được nghiên cứu dưới các góc độ sau: (i) Về thời điểm: phòng ngừa rủi ro được thực hiện trước; xử lý rủi ro được thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhưng rủi ro và hậu quả của nó vẫn hiện hữu. (ii) Về nghiệp vụ, phòng ngừa rủi ro tạo điều kiện cho quá trình xử lý rủi ro được hiệu quả hơn, bởi lẽ nếu phòng ngừa rủi ro tốt thì xử lý rủi ro sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời, xử lý rủi ro sẽ tác động trở lại đối với phòng ngừa rủi ro, bởi vì thực tiễn và kinh nghiệm trong quá trình xử lý rủi ro sẽ có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa rủi ro.
Vấn đề thứ ba, mục đích chung nhất của xử lý rủi ro là nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, bởi lẽ xử lý rủi ro chính là một giai đoạn của HĐCTD cũng như là một nội dung của bảo đảm an toàn HĐCTD. Đồng thời, xử lý rủi ro hướng tới mục tiêu vào từng chủ thể:
Đối với các NHTM, xử lý rủi ro nhằm mục đích quan trọng nhất là bảo toàn cho nguồn vốn của NHTM, giúp NHTM tăng cường hiệu quả hoạt động của mình. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay không phải là mục tiêu mà các bên trong quan hệ tín dụng mong muốn hướng tới, song trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thì có lẽ đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo toàn vốn vay của các TCTD90. Không những vậy, xử lý tốt rủi ro sẽ khuyến khích các NH gia tăng nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Đối với nhà nước, xử lý rủi ro nhằm lành mạnh hoá hệ thống NH, giúp tăng cường vai trò của hệ thống NH trong việc phát triển kinh tế, bên cạnh vai trò của hệ thống các định chế tài chính khác như các quỹ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm. Không những vậy, xử lý rủi ro còn giúp cho nhà nước tăng cường hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Xử lý rủi ro có hiệu quả sẽ làm giảm những chi phí của nhà nước trong việc can thiệp vào nền kinh tế như chi phí tái cơ cấu hệ thống NH, giải quyết phá sản, mua bán nợ...
90 Trần Thị Thụy Anh (2006), Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng, thực trạng và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sỹ Luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr 9.
Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội, xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - dân sự, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển.
Vấn đề thứ tư, xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM thông qua nhiều cách thức và biện pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ, phạm vi của rủi ro và hậu quả của nó. Theo tác giả Lê Thị Huyền Diệu, xử lý rủi ro có hai cách thức xử lý rủi ro: xử lý khai thác bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xoá nợ, chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp. Hai là, xử lý thanh lí gồm xử lý nợ tồn đọng, thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của Chính phủ91.
Theo tiến sĩ Vũ Đình Ánh, muốn xử lý rủi ro xuống mức tiêu chuẩn, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của NH người ta giảm nợ quá hạn thông qua cơ cấu lại nợ, giải quyết tài sản bảo đảm đối với những khoản nợ có tài sản bảo đảm, dùng quỹ dự phòng đề bù đắp,... hoặc tăng cường cho vay. Tuy nhiên, nếu nới lỏng tín dụng trong khi chưa cải thiện các điều kiện bảo đảm an toàn cho vay thì NH sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn và tỷ lệ nợ quá hạn lại tiếp tục gia tăng”92.
Hai tác giả John P. Bonin và Yiping Huang chỉ ra biện pháp quan trọng để xử lý rủi ro là chuyển giao khoản nợ xấu cho các công ty xử lý tài sản. Trong khi đó, tác giả Huỳnh Thế Du nghiên cứu về chính sách giải quyết nợ xấu và khẳng định yếu tố quan trọng không phải là lựa chọn mô hình xử lý rủi ro nào, mà cần phải tập trung vào việc hạn chế dẫn đến chấm dứt các hành vi tạo ra nợ xấu.
Theo tác giả Luận án, một số vấn đề quan trọng khi nghiên cứu về các biện pháp xử lý nợ xấu bao gồm: (i) cần tạo điều kiện cho các NH chủ động xử lý rủi ro thông qua việc chấm dứt cấp tín dụng, xử lý rủi ro đối với khoản nợ; (ii) xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại hợp đồng bảo đảm tín dụng; (iii) cơ cấu khoản cấp tín dụng; (iv) bán khoản nợ cho chủ thể khác; (v) các vấn đề khác có liên quan nhằm xử lý rủi ro có hiệu quả và an toàn.
Như vậy, tác giả tạm thời phân chia thành hai nhóm biện pháp xử lý rủi ro: (i) Biện pháp xử lý khai thác bao gồm: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; khoanh nợ, miễn giảm lãi suất, xoá nợ. (ii) Biện pháp xử lý thanh lý bao gồm: chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ; mua bán nợ; sử dụng dự phòng rủi ro và các biện pháp khác.
Từ những vấn đề phân tích ở trên, tác giả luận án cho rằng xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM là việc thực hiện tổng hợp các cách thức, biện pháp mang tính chủ động nhằm giải quyết khoản nợ cấp tín dụng của khách hàng khi có rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
91 Lê Thị Huyền Diệu (2010), tlđd (số 18), tr 24.
92 Vũ Đình Ánh (2001), Tlđd (số 74), tr 30.
Như vậy, nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM bao gồm phòng ngừa và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.
Tóm lại, trong phần này, tác giả đã làm sáng tỏ khái niệm và các tiêu chí bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Thông qua đó, tác giả cũng làm rõ nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM bằng cách tiếp cận về cơ cấu và trình tự của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Kết quả nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.
2.2. Khái niệm và vai trò của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của các quan hệ xã hội. Khoản 1, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...”. Trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý HĐNH nói riêng và đặc biệt là bảo đảm an toàn trong HĐNH, điều chỉnh bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. Giáo sư Lê Minh Tâm khẳng định, “Thực tế đã cho thấy rằng, trong bất cứ chế độ kinh tế nào cũng cần
có sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không thể giải quyết được”93. Thật vậy, trong HĐNH, các NHTM không thể tự mình giải quyết hàng loạt vấn đề như: phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm an toàn hệ thống NH .v.v. Thông qua pháp luật, nhà nước sẽ thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế, duy trì trật tự kinh doanh và đảm bảo an toàn
về pháp lý cho các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng.
Bên cạnh đó, HĐNH được coi là hoạt động rất đặc thù của nền kinh tế, chứa đựng rủi ro mang tính dây chuyền. Chính vì vậy, điều chỉnh bằng pháp luật đối với HĐNH nhằm bảo đảm an toàn là yêu cầu mang tính chất khách quan. Tác giả Ngô Quốc Kỳ đã cho rằng, “Khi hoạt động cho vay tiền đã trở thành một nghề nghiệp riêng thì bản thân nền sản xuất xã hội đòi hỏi NH ra đời, hoạt động với một hình thức tổ chức bộ máy thích hợp. Đây là điều kiện khách quan để các nhà nước xây dựng nên các quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt động của NHTM”94. Không chỉ vậy, việc đảm bảo an toàn trong kinh
doanh của NHTM được đặt ra như một yêu cầu nghiêm ngặt và khắt khe hơn bất cứ lĩnh
93 Lê Minh Tâm, “Pháp luật – yếu tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững”, Tạp chí Luật học, số, tr 39.
94 Ngô Quốc Kỳ (2003), Tlđd (số 15), tr 40.