Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Về Xử Lý Rủi Ro Nhằm Bảo Đảm An Toàn Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương


NHNN cần ban hành văn bản hướng dẫn những quy định chưa cụ thể trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 như: “chức danh tương đương”, “cha, mẹ, vợ, chồng, con”. Cụ thể, đối với việc xác định các chức danh quản lý tương đương, cần xem xét trách nhiệm tương đương, khả năng gây ảnh hưởng đến TCTD...Đối với việc xác định “cha, mẹ, vợ, chồng, con”: gồm cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi và vợ chồng của họ.

Thứ hai, về thẩm định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn

- Bổ sung các quy định về thẩm định hồ sơ tín dụng vào Thông tư 21/2012/TT- NHNN và Thông tư 01/2013-TT-NHNN để bảo đảm an toàn và tạo sự thống nhất của pháp luật.

- Sửa đổi Nghị định 96/2014/NĐ-CP theo hướng quy định cụ thể, bao quát các hành vi vi phạm hành chính trong HĐCTD để đảm bảo tính bao quát, toàn diện của pháp luật.

- Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sử dụng vốn theo hướng quy định, dự liệu những tình huống có thể xảy ra trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn nhằm phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra, tạo điều kiện cho NHTM và khách hàng có thể bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời cần quy định nhất quán và đồng bộ các hành vi vi phạm và biện pháp xử lý nhằm tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM.

- Bổ sung trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 một điều về nghĩa vụ bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, để bảo đảm cho việc thực hiện phòng ngừa và xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM được tốt hơn.

Thứ ba, về các biện pháp bảo đảm tín dụng

- Rà soát lại và sửa đổi các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS, Luật Đất đai, Nghị định 11/2012/NĐ-CP, nhằm đảm bảo các quy định đó được thống nhất với nhau. Cụ thể là cần có hướng dẫn cụ thể về yếu tố “tranh chấp đất đai” trong Luật Đất đai năm 2013 theo hướng phải có đơn khởi kiện tại tòa án và tòa án đã thụ lý tranh chấp đó.

- Sửa đổi một số thủ tục liên quan đến bảo đảm tín dụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay, cụ thể là bãi bỏ việc thành lập cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo loại tài sản như hiện nay, mà cần đổi mới cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

- Cần có hướng dẫn của Toà án nhân dân Tối cao về biện pháp bảo lãnh và thế chấp để các toà án địa phương có cách hiểu và vận dụng thống nhất, tránh gây ra rủi ro đối với các NHTM.


Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 21

- Ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP về định giá tài sản bảo đảm tiền vay, đặc biệt là hướng dẫn cụ thể hơn về bảo đảm tín dụng trong HĐNH. Liên quan đến vấn đề này, quan điểm của Phạm Xuân Hoè là cần xây dựng luật về bảo đảm tiền vay của các TCTD239 nhằm bảo đảm quyền của TCTD. Tác giả cho rằng hiện nay ở Việt Nam chưa cần thiết phải xây dựng đạo luật này, vì những quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được điều chỉnh

thông qua BLDS năm 2015, những nội dung chi tiết về bảo đảm tín dụng đã được quy định trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11 như vừa nêu ở trên.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến bảo đảm tín dụng như pháp luật về hợp đồng, pháp luật về pháp luật về sở hữu, pháp luật về đất đai, pháp luật về giải quyết tranh chấp, pháp luật về thi hành án...nhằm tạo điều kiện cho bảo đảm tín dụng thực sự an toàn, hiệu quả đối với các NHTM.

Thứ tư, về thông tin tín dụng

- Trước hết, cần thiết lập đầy đủ hơn cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống TTTD thông qua việc ban hành luật về tiếp cận thông tin. Bởi lẽ, việc xây dựng và ban hành luật tiếp cận thông tin sẽ đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của tổ chức và cá nhân, trong đó có NHTM trong HĐCTD; giải quyết căn bản những hạn chế, khó khăn trong hoạt động thông tin như đã nêu trong phần trên thông qua việc quy định nội dung về “dịch vụ thông tin” cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu, quy định trách nhiệm cung cấp thông tin, bảo vệ bí mật thông tin, cơ chế phối hợp của các cơ quan về thông tin.

Thứ năm, về hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Thanh tra giám sát là hoạt động quan trọng của NHNN nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng NH trung ương. Có thể nói, hoạt động thanh tra và giám sát của NHNN có ý nghĩa tác động đối với tất cả các hoạt động phòng ngừa và xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM.

- Hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện thanh tra giám sát NH ở Việt Nam hiện nay. Sửa đổi Điều 55 và Điều 58 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 theo hướng quy định về thanh tra giám sát NH phù hợp với 29 nguyên tắc cơ bản của giám sát NH hiệu quả mà Ủy ban Basel đã thiết lập. Bên cạnh đó, tác giả rất đồng thuận với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010240 khi quy định sự can thiệp sớm của NHNN đối với các TCTD yếu kém nhằm khắc phục

tình trạng rủi ro, nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định.

Thứ sáu, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro


239 Phạm Xuân Hoè, “Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ chính sách cho vay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Phương Đông, Hà Nội, 2005

240 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Dự kiến Dự thảo Luật

này được Quốc hội Khóa 14 thông qua vào kỳ họp cuối năm 2017. Tác giả truy cập dự thảo Luật này trên trang web thuvienphapluat.vn ngày 20/10/2017.


- Trước hết, pháp luật về phân loại nợ cần quy định sao cho việc phân loại nợ phải được thực hiện khách quan, nghĩa là rủi ro khoản cấp tín dụng ở mức độ nào thì cần ghi nhận đúng thực chất như vậy, tránh áp đặt ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng/cán bộ quản lý rủi ro cũng như bị chi phối bởi những mối quan hệ cá nhân giữa NH với khách hàng. Muốn vậy, việc phân loại nợ cần được tiến hành căn cứ vào nhiều yếu tố như kết quả thẩm định tín dụng, nguồn thông tin tín dụng, kết quả đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) để tạo thành một thể thống nhất trong việc đánh giá khách quan và khoa học khoản nợ của khách hàng.

Bên cạnh đó, pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro cần được quy định theo hướng thực hiện việc trích lập một cách đầy đủ và kịp thời, bởi lẽ trích lập đầy đủ mới bảo đảm bù đắp cho những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Không những vậy, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời nhằm tạo khả năng xử lý rủi ro một cách nhanh chóng và triệt để.

Muốn vậy, cần quy định về tần suất đánh giá rủi ro theo hướng tăng nhanh (ít nhất 1 tháng/1 lần) nhằm đảm bảo khả năng phản ánh trung thực và chính xác hơn những biến đổi của các yếu tố ảnh hướng đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Để thực hiện tốt tần suất đánh giá như vậy, các NHTM cần áp dụng hệ thống thông tin hiện đại, áp dụng mô hình quản lý rủi ro phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thiết lập bộ phận quản lý nợ (cấp phòng và tương đương).

Thứ bảy, về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được coi là trụ cột để chống đỡ những rủi ro tín dụng của NHTM. Cần sửa đổi pháp luật về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như sau:

- Áp dụng Basel 3 cho việc bảo đảm an toàn hệ thống NHTM Việt Nam. Đây cũng là kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoàn thiện pháp luật ngân hàng241. Tuy vậy, tác giả cho rằng việc áp dụng tỷ lệ bảo đảm an toàn theo Basel 3 cần hết sức thận trọng, tốt nhất là chúng ta cần một khoảng thời gian chuẩn bị, có chiến lược rõ ràng, đánh giá cụ thể tình hình hiện tại, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực...(từ nay đến năm

2020) để áp dụng hợp lý Basel 3.

- Sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng tính hệ số rủi ro phải căn cứ vào các loại rủi ro nhưng Basel đã khuyến nghị, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tương đồng với thông lệ quốc tế.

Thứ tám, về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Trước hết, với vai trò quan trọng của hệ thống KSNB và KTNB đối với bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, các NHTM cần tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như quy chế nội bộ của NH về hệ thống KSNB và KTNB.


241 Theo pháp luật Trung Quốc, có những tỷ lệ an toàn còn được áp dụng cao hơn Basel 3. Cụ thể, tỷ lệ tối thiểu cổ phần thường vốn cấp 1 (Common equity Tier 1) của NH Trung Quốc là 5%, cao hơn quy định của Basel 3 là 0,5%; đối với NH nhỏ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 10,5%, đối với NH lớn, tỷ lệ CAR là 11,5%, cao hơn quy định của Basel 3 là 1%. Xem thêm: Tung-Hao Lee and Shu-Hwa Chih, Tlđd, tr 2,3.


Coi KSNB và KTNB là một “chốt chặn thứ nhất” an toàn và hiệu quả trước khi NHNN thực hiện “chốt chặn thứ hai” thông qua chức năng thanh tra và giám sát của mình. Ngoài ra, tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của kiểm soát, KTNB còn giúp các NHTM tránh được sự thao túng của lợi ích nhóm, đảm bảo cho hoạt động kiểm soát và KTNB không bị “vô hiệu hóa” như tác giả vừa trình bày ở phần trên.

Cùng với đó, từ thực tiễn hoạt động KSNB và KTNB ở Việt Nam cho chúng ta thấy, vai trò và hiệu quả của HTKSNB và KTNB chỉ được thực hiện khi có sự liên kết (hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ) của NHNN. Trên thực tế, pháp luật đã có những quy định cho sự liên kết này. Cụ thể, các báo cáo tự đánh giá HTKSNB và báo cáo KTNB phải gửi cho NHNN. Ngoài ra, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN thực hiện tham vấn, phối hợp với bộ phận KTNB của các TCTD nhằm nâng cao hiệu quả của công tác KTNB và thanh tra, giám sát các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. Thiết nghĩ, thời gian tới, NHNN cần đưa ra quy chế phối hợp, tham vấn, hỗ trợ giữa Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN với bộ phận KTNB của TCTD.

Thứ chín, về một số nội dung khác nhằm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM

Hiện nay, Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 không cấm chủ tịch HĐQT của một TCTD cùng đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp khác. Vì vậy trên thực tế đã có những vụ việc phát sinh gây thiệt hại cho các NHTM khi chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp đồng thời đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT của NHTM (như vụ án tại Ngân hàng Xây dựng như tác giả đã phân tích tại mục

3.1.2.1 và 3.1.2.3). Do đó, tác giả đồng thuận với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (mục 7, điều 1 của Dự thảo) và kiến nghị bổ sung vào Điều 34 Luật Các TCTD quy định không cho phép chủ tịch HĐQT của TCTD đồng thời đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp khác. Mặc dù quy định này có “tác dụng phụ” là gây khó khăn cho sự tham gia điều hành NHTM của những người có tỷ lệ góp vốn cao, song ưu điểm của nó là sẽ tốt hơn cho sự an toàn của các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Đồng thời kiến nghị này cũng phù hợp với lý thuyết của sự can thiệp của Nhà nước trong đời sống kinh tế xã hội.

4.3.1.2. Về kiến nghị bảo đảm thực hiện pháp luật

Để bảo đảm cho pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM được thực hiện tốt, tác giả kiến nghị:

Thứ nhất, đối với Ngân hàng Nhà nước:

- Vấn đề quan trọng nhất là tăng cường hơn nữa trách nhiệm của NHNN đối với hiệu quả của hoạt động thanh tra giám sát nhằm bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Thực tiễn xét xử những vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng gần đây cho thấy sự lơi lỏng trong công tác thanh tra giám sát, dẫn đến mất an toàn của các NHTM cũng


như hoạt động kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các TCTD trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật ngân hàng hầu như bị lãng quên242. Để thực hiện được điều này, vấn đề mấu chốt là cần nhanh chóng xây dựng và thiết lập trình tự, thủ tục thanh tra giám sát NH thông qua các quy định trong các văn bản pháp luật của NHNN.

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra giám sát NH nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong quy trình thẩm định hồ sơ tín dụng. NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan ngang bộ nhằm xây dựng cơ chế thông tin về quyền sở hữu tài sản, công bố thông tin về doanh nghiệp, giải quyết những bất cập về thông tin trong nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh việc thanh tra tuân thủ, NHNN cần tập trung đổi mới và tăng cường hoạt động thanh tra rủi ro, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trên cơ sở thu thập, xử lý và phân tích thông tin trong và ngoài nước để đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị hợp lý cho các NHTM nhằm phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn HTNH và ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm của Ủy ban Basel cho thấy, Cơ quan thanh tra giám sát có thẩm quyền cảnh báo và can thiệp sớm đối với những hoạt động chứa đựng sự rủi ro theo nguyên tắc 8 của 29 nguyên tắc giám sát NH hiệu quả của Ủy ban Basel (xem thêm Phụ lục 3).

Đổi mới các yếu tố hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động thanh tra giám sát NH hiệu quả như về tổ chức cơ quan thanh tra giám sát, hệ thống thông tin, nhân lực, vấn đề hợp tác thanh tra giám sát, cụ thể:

+ Về tổ chức: cơ quan thanh tra giám sát cần có tính độc lập về tổ chức như khuyến nghị tại Nguyên tắc thứ hai trong 29 Nguyên tắc cơ bản giám sát NH hiệu quả của Ủy ban Basel. Thiết nghĩ, không nên tổ chức thanh tra tại Chi nhánh NHNN, mà nên tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra giám sát theo ngành dọc. Ở trung ương, cơ quan thanh tra giám sát trực thuộc NHNN như mô hình hiện tại. Ở địa phương, cơ quan thanh tra giám sát nên tổ chức theo khu vực (vùng), chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN).

+ Thiết lập hệ thống thông tin hiện đại, kết nối giữa cơ quan thanh tra giám sát NH với các NHTM (TCTD). Việc kết nối hệ thống thông tin hiện đại như vậy sẽ tăng cường hiệu quả công tác giám sát từ xa, bảo đảm cảnh báo sớm cho các NHTM.

+ NHNN cần chú trọng đến chất lượng đội ngũ nhân sự cho công tác thanh tra giám sát, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ này. Cùng với đó là xây dựng Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp thanh tra nói chung và thanh tra giám sát NH nói riêng.

+ Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và tăng cường phối hợp hành động giữa các cơ quan có thẩm quyền thanh tra trong lĩnh vực tài chính, NH trong nước và quốc tế.



242 Nguyễn Thị Thủy (2000), Tlđd (số 26), tr 92.


Cùng với đó, nhằm bảo đảm thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, NHNN cần thực hiện thanh tra và giám sát thường xuyên đối với các NHTM, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại các NHTM. Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng được coi là giải pháp quan trọng nhằm phản ánh chính xác rủi ro của khoản nợ của khách hàng tại NHTM, tránh hiện tượng “che giấu” nợ xấu.

Thứ hai, đối với các ngân hàng thương mại:

- Các NHTM cần thẩm định và xét duyệt kỹ những hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng, đặc biệt là những nhóm khách hành có liên quan, tránh hiện tượng doanh nghiệp vay vốn NH thông qua việc “mượn” tư cách pháp nhân của các công ty con, công ty liên kết như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, đối với những khoản vay lớn, các NHTM cần tìm cách hợp tác với nhau để thực hiện cấp tín dụng theo hình thức “đồng tài trợ”. Đây là hình thức cấp tín dụng có khả năng chia sẻ, hạn chế rủi ro.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh mang tính an toàn, bền vững, tránh vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của NH và hệ thống TCTD. Bên cạnh đó cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác xét duyệt tín dụng.

- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tín dụng, sửa đổi bộ quy chuẩn đạo đức theo hướng chi tiết hơn, trong đó có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quy trình tín dụng.

- Tuân thủ nghiêm túc kỷ luật tín dụng, xác định trách nhiệm pháp lý của các bộ phận tham gia vào quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng. Bài học của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Hoa Kỳ cho thấy, các NH hầu như đã bỏ qua kỷ luật tín dụng, không tuân theo quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng, chấp nhận cho vay cả những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn với mức lãi suất hiện hành trên thị trường243.

- Coi công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay là một công việc thường xuyên, có vai trò quan trọng nhằm phòng tránh những rủi ro cho NH. Bảo đảm tín dụng chỉ là một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý cho việc thu hồi các khoản tín dụng đã cấp, chứ bản thân nó không phải là cái “chìa khóa vạn năng” trong việc bảo đảm an toàn tín dụng. Ở đây chúng ta có thể lấy kinh nghiệm của Thái Lan: các khoản tín dụng cấp ra được theo dõi chặt chẽ cộng với các hình thức tư vấn kỹ thuật phát triển ngành nghề được định hướng của Chính phủ qua các kênh thông tin khác nhau đã giúp cho người vay vốn vừa sử dụng đúng mục đích, vừa kinh doanh đầu tư có hiệu quả. Kết quả là khách hàng có khả năng trả nợ cho NH. Từ đó các chu trình tín dụng



243 Nguyễn Trí Bảo, “Khủng hoảng cho vay tại Mỹ: nhìn nhận nguyên nhân của cuộc khủng hoảng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 360, tháng 5/2008, tr 74.


được cấp phát liên tục, đều đặn, chu chuyển của vốn trong nền kinh tế tăng nhanh244. Đồng thời hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế có cơ hội được nâng cao bởi sự gia tăng của cơ chế tự giám sát đan xen giữa các doanh nghiệp245.

- Tiếp cận, tham khảo những TTTD từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là TTTD từ CIC. Đồng thời, NHTM cần hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro để đảm bảo khai thác tốt và hiệu quả nhất những TTTD trong phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD.

- Tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật. Tránh trường hợp “làm cho xong chuyện” bằng cách góp vốn chồng chéo (sở hữu chéo) như thời gian vừa qua. Đồng thời, NHNN cần giám sát chặt chẽ quá trình tăng vốn của các NHTM để quá trình này diễn ra theo đúng thực chất của nó.

Thứ ba, về các vấn đề khác:

- Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM, pháp luật cần quy định nghiêm về chế tài đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD nói riêng cũng như vi phạm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM nói chung.

- Triển khai và áp dụng hệ thống thông tin quốc gia. Điều này sẽ giúp hệ thống thông tin đồng bộ, chất lượng tốt hơn. Hiện nay, ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai, được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ trung ương đến địa phương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin246.

- Thay đổi mô hình tổ chức của CIC từ đơn vị sự nghiệp có thu sang mô hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ nhằm tăng cường hiệu quả của “dịch vụ thông tin” do CIC cung cấp cho các tổ chức và cá nhân, trong đó có NHTM. Bên cạnh đó, cần bãi bỏ quy định việc NHTM chỉ cung cấp thông tin cho một công ty TTTD mà không được cung cấp TTTD cho công ty TTTD khác.

- Tăng cường chất lượng TTTD thông qua việc pháp luật cần quy định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, tăng cường vai trò và hoạt động của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hỗ trợ hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin khách hàng, tăng cường công tác sàng lọc thông tin đảm bảo cho HĐCTD an toàn, hiệu quả.


244 Nguyễn Thị Nhung (chủ nhiệm), (2001), Nâng cao vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế các tỉnh nam bộ, Đề tài NCKH, Học viện Ngân hàng.

245 Phạm Duy Nghĩa (2009), Tlđd (số 129), tr 207.

246 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Tlđd (số 18), tr 175.


4.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về xử lý rủi ro nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

4.3.2.1. Về kiến nghị hoàn thiện pháp luật Thứ nhất, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại thời hạn trả nợ cần tập trung vào các vấn đề sau đây: (i) cần quy định thống nhất về cơ cấu thời hạn trả nợ; (ii) quy định rõ căn cứ của việc cơ cấu thời hạn trả nợ.

Về vấn đề quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ: pháp luật hiện hành quy định khác nhau về cơ cấu thời hạn trả nợ dẫn đến khó khăn cho việc thực hiện nó trên thực tế. Tác giả cho rằng vấn đề này chỉ cần quy định tập trung vào một văn bản (tốt nhất là Thông tư của NHNN). Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thống nhất hơn, vì về cơ bản, các trường hợp áp dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các hình thức cấp tín dụng như cho vay, bảo lãnh... là giống nhau và có thể áp dụng chung.

Về căn cứ áp dụng cơ cấu thời hạn trả nợ, tác giả cho rằng bên cạnh những quy định hiện hành về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, pháp luật cần bổ sung thêm hai nội dung sau đây khi điều chỉnh về cơ cấu thời hạn trả nợ:

(i) Quy định về căn cứ và điều kiện của cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo đó, chỉ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nếu khách hàng có khả năng trả nợ trong kỳ hạn (thời hạn) tiếp theo và khách hàng có cam kết thực hiện trả nợ trong thời hạn tiếp theo đó;

(ii) Quy định trách nhiệm của NHTM trong việc xây dựng quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng, báo cáo với NHNN để thực hiện thanh tra, giám sát việc cơ cấu thời hạn trả nợ.

Thứ hai, về khoanh nợ, miễn giảm lãi suất, xoá nợ

Khoanh nợ, xoá nợ và miễn giảm lãi suất là những biện pháp xử lý rủi ro trong những trường hợp đặc biệt vì xét về kinh tế, đây là những biện pháp mà khi áp dụng nó, NH chưa thu hồi được nợ (gốc và lãi), rủi ro vẫn tồn tại. Chính vì vậy, pháp luật về khoanh nợ, xoá nợ và miễn giảm lãi suất cần quy định hết sức thận trọng. Có hai cách tiếp cận của pháp luật về khoanh nợ, miễn giảm lãi suất và xoá nợ: (i) pháp luật quy định cụ thể về khoanh nợ, xoá nợ và miễn giảm lãi suất; (ii) pháp luật giao cho các NHTM tự quy định về vấn đề này. Cách tiếp cận thứ nhất có ưu điểm là tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM thực hiện xử lý rủi ro trong HĐCTD, nhưng nhược điểm của nó là có khả năng can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các NHTM. Cách tiếp cận thứ hai có ưu điểm là để cho các NHTM tự chủ trong việc xử lý rủi ro phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh của mình, nhưng nhược điểm của nó là có thể mỗi NH quy định khác nhau, gây khó khăn cho công tác thanh tra và giám sát. Theo tác giả, cần có giải pháp dung hoà vấn đề này, theo đó, pháp luật nên quy định nguyên tắc cho các NHTM xây dựng quy chế nội bộ về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023