Hiện nay trên cả nước có 12 phần mềm đặt xe cả của Việt Nam và nước ngoài. Theo quyết định 24/QĐ-BGTVT các công ty cung cấp phần mềm ứng dụng đặt xe này có trách nhiệm báo cáo danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, danh sách phương tiện tham gia loại hình xe taxi công nghệ vào ngày 25 hàng tháng của bộ giao thông vận tải, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, sở giao thông vận tải. Cùng với đó các địa phương cũng kết nối số liệu với bộ giao thông vận tải và bộ công an để nắm bắt chính xác số liệu phương tiện giao thông tham gia hình thức vận tải dịch vụ công nghệ tránh tình trạng xe chui, xe không đăng ký kinh doanh vận tải tham gia ứng dụng rất trốn thuế.
Uber, Grab không kinh doanh vận tải thuần túy, hình thức kinh doanh của Uber, Grab dựa trên nền tảng công nghệ. Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam: Uber, Grab đang kinh doanh dịch vụ vận tải không biên giới [41]. Chúng ta cần nhìn nhận đơn vị cung cấp nền tảng như một chủ thể riêng biệt, không quy chiếu vào những chủ thể theo mô hình truyền thống. Chúng ta nên sử dụng chính công nghệ để quản lý và giám sát giao dịch và doanh thu của loại hình này; ngăn chặn doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, chuyển giá hay rửa tiền… gây thất thu thuế cho Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn nghiên cứu các vấn đề chung về hoạt động. Mục đích của chương này là nhằm tạo cơ sở để giải quyết các nội dung trong những chương tiếp theo. Qua việc nghiên cứu, chương 1 rút ra các kết luận sau đây:
Nhờ sự ra đời và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, taxi công nghệ đã không còn là khái niệm mới mẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó không thể không kể những tác động tích cực mà loại hình này đem lại như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và tùy chọn loại hình di chuyển và phổ cập với tất cả mọi vị trí của khách hàng. Cũng chính tính năng online, cập nhật mọi nơi mọi lúc này cũng giúp cho những nhà sáng lập dễ dàng quản lý và điều hành hoạt động của dòng vận tải khác biệt này.
Với mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ khác nhau, lại có sự xây dựng và quản lý một hệ thống dịch vụ vận tải hành khách công nghệ khác sao cho phù hợp với đặc điểm của khu vực đó. Ở Việt Nam, sự có mặt của các hãng taxi công nghệ trong những năm gần đây đã gây ra một sự thay đổi không hề nhỏ trong mạng lưới vận chuyển hành khách. Dịch vụ taxi công nghệ đã đem lại một trải nghiệm hết sức tích cực và hoàn toàn mới cho người dùng và đội ngũ lái xe, đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh và sức ép cần thiết lên các doanh nghiệp taxi theo mô hình kinh doanh truyền thống. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực và to lớn mà dịch vụ này mang lại cho ngành giao thông vận tải Việt Nam với hàng loạt những tín hiệu tích cực. Bên cạnh đó, không thể không nói đến mặt trái của loại hình vận chuyển hành khách thông minh đã khiến người tiêu dùng có ít nhiều băn khoăn. Đồng thời, sự xuất hiện và bùng nổ khó kiểm soát cũng những tài xế công nghệ cao đã khiến các loại hình vận tải truyền thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, sau khoảng thời gian hai năm thí điểm loại hình vận chuyển thông minh này, đã đến lúc nên
đặt dịch vụ công nghệ này dưới chung một khung pháp lý cũng như áp dụng một cách bình đẳng nhất những quy định của pháp luật đối với đồng thời taxi truyền thống và taxi công nghệ.
Hiện nay, trên thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu hoàn toàn đầy đủ về dịch vụ vận tải hành khách công nghệ. Đây là một vấn đề mới, mang tính thời sự và cần sự quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng trên thực tế. Trước tình hình hoạt động của dịch vụ này trên thực tế, các bộ, ngành liên quan đã đưa ra một số giải pháp pháp lý để quản lý loại hình dịch vụ mới này. Tuy nhiên, những đề án của cơ quan có thẩm quyền mới chỉ dừng ở mức độ thí điểm. Vì vậy, chương tiếp theo của luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng pháp luật điều chỉnh loại hình dịch vụ này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TAXI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Pháp Lý Phát Sinh Từ Hoạt Động Của Taxi Công Nghệ
- Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra Đối Với Kiểm Soát Taxi Công Nghệ
- Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 5
- Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 7
- Pháp Luật Hiện Hành Kiểm Soát Hoạt Động Taxi Công Nghệ
- Các Điều Chỉnh Pháp Lý Của Nghị Định 10/2020/nđ-Cp Về Kiểm Soát Hoạt Động Kinh Doanh Vận Tải Hành Khách Bằng Xe Ô Tô Đối Với Taxi Công Nghệ
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
2.1. Pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ ở giai đoạn đầu của Việt Nam
Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh gần gũi và phổ biến nhất của nền kinh tế dựa trên nền tảng số, là một sản phẩm nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những ứng dụng của kinh tế chia sẻ đang thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu như một phần tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lĩnh vực giao thông vận tải không nằm ngoài quy luật đó, là thị trường có tốc độ tiếp nhận và thích nghi công nghệ tương đối cao ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những công nghệ liên quan đến nền kinh tế số không đòi hỏi chi phí cao về đầu tư và sử dụng, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải từ năm 2014.
Tại Việt Nam thời gian gần đây thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, những cái tên như Uber, Grab, Be, Go Việt… trở thành những ông lớn trong ngành chỉ sau vài năm hoạt động. Theo Báo cáo tổng kết hai năm thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng tính đến 2016 có 04/05 địa phương chính thức tham gia thí điểm gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, có tổng cộng mười đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện hợp đồng vận tải điện tử theo quyết định số 24/QĐ-BGTVT. Số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có 866 đơn vị vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải)
với 36809 phương tiện tham gia thí điểm [3]. Theo thống kê từ Uber từ tháng 10 năm 2017 sau ba năm hoạt động tại Việt Nam, tổng quãng đường di chuyển thông qua ứng dụng này là 322 triệu kilomet, tương đương 99000 lần chiều dài đất nước Việt Nam. Đây là một con số có thể khiến nhiều người “giật mình”. Hay với Grab, hiện nay cứ bốn người Việt thì thì có một người sử dụng Grab để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày. Grab đặt mục tiêu đến năm 2020, cứ hai người Việt Nam thì có một người sử dụng Grab.
Để có được sự phát triển như vũ bão như vậy, các hãng taxi công nghệ đã nhận được sự chấp thuận và khuyến khích phát triển từ chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh các ứng dụng kết nối hoạt động từ phát vào giai đoạn 2014-2016, Bộ giao thông vận tải đã có công văn số 11098/BGTVT về việc xin điểm thực hiện Đề án “Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” rồi báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Với quan điểm của Chính phủ là ủng hộ, khuyến khích ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh sáng tạo, hiệu quả tại Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đã linh hoạt vận dụng khuôn khổ pháp lý hiện hành để tạo điều kiện cho việc thí điểm ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải. Ngày 7/1/2016, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ban hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Mục đích chính đưa ra để đưa vào thực tế đề án thí điểm này là: tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành vận tải, đặc biệt là sàn giao dịch vận tải và từng bước đưa ra hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin vào khôn khổ pháp luật. Theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT: “1.
Doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí Điểm phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT các quy định pháp luật khác có liên quan và quy định tại Quyết định này”. 4 Vì vậy, hoạt động của Uber, Grab sẽ chịu sự điều chỉnh pháp lý của Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Ngày 19/10/2015 Thủ tướng chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ giao thông vận tải triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, trong đó có quy định việc sử dụng thông điệp dữ liệu thay hợp đồng vận tải bằng văn bản.
Chủ thể nhận được lợi ích từ mô hình kinh doanh taxi công nghệ mới có thể dễ dàng nhìn thấy nhất ở đây là người tiêu dùng. Khi họ có thêm sự lựa chọn sản phẩm, bài toán di chuyển giá rẻ được đáp ứng. Về chất lượng dịch vụ, đối với người dân thì việc đưa ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lí và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trong việc đi lại như: lựa chọn phương tiện, biết được thông tin của lái xe (tên, số điện thoại), biết trước được giá cước, tăng khả năng tìm lại hành lí, tài sản, sử dụng dịch vụ tốt thông qua chất lượng phương tiện, giám sát đánh giá thái độ phục vụ khách hàng của đơn vị với lái xe, chia sẻ giám sát chuyến đi khi khách hàng muốn sử dụng nhằm nâng cao an toàn cho khách hàng. Hành khách sử dụng dịch vụ hài lòng vì thời gian chờ đợi ngắn và được đón chính xác theo địa điểm yêu cầu. Hiệu quả rõ rệt nhất là rút ngắn được thời gian hành khách chờ xe đến đón đối với mỗi chuyến đi của hành khách.
Việc triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ quản lí và kết nối hoạt động vận tải khách theo hợp đồng và đơn vị kinh
doanh vận tải bằng xe taxi ứng dụng phần mềm trong quản lí, kết nối, xác nhận đặt xe giữa hành khách với đơn vị kinh doanh vận tải mang lại hiệu quả thiết thực không chỉ cho doanh nghiệp mà còn khách đi xe, góp phần đáng kể giảm ùn tắc giao thông đô thị do phương tiện đến đón đúng địa chỉ với quãng đường di chuyển ngắn nhất. Hành khách sử dụng dịch vụ hài lòng vì thời gian chờ đợi ngắn và được đón chính xác theo địa điểm yêu cầu, hiệu quả rõ rệt nhất là rút ngắn được thời gian hành khách chờ xe đến đón.
Từ khi có ứng dụng này đã thu hút được nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải từ đó tăng số lượng phương tiện cũng có nghĩa là tăng nguồn cung cấp dịch vụ, điều này rất có lợi cho người dân và hành khách có nhiều dịch vụ để lựa chọn, được sử dụng dịch vụ tốt hơn và giá dịch vụ hợp lí hơn cho mỗi chuyến đi.
Đối với những đơn vị tham gia thí điểm thì hiệu quả về hoạt động kinh doanh vận tải được các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí điểm đánh giá rất cao. Nhờ ứng dụng công nghệ nên các đơn vị vận tải nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí, giám sát đối với lái xe, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, phương tiện đến đón đúng địa chỉ với quãng đường di chuyển ngắn nhất (giảm chiều xe chạy rỗng, lòng vòng trên đường để đón khách).
Sự xuất hiện của taxi công nghệ cũng là đòn bẩy cho sự phát triển, thay đổi của taxi truyền thống, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải nói chung. Trước sự lớn mạnh và bành trướng của các hãng taxi công nghệ, các hãng taxi truyền thống cũng có cuộc “cách mạng” cho riêng mình. Không chỉ có khoảng cách cước phí dần được thu hẹp, chất lượng dịch vụ và mức độ tiện lợi của taxi truyền thống được cải thiện không ngừng.
Các hãng taxi nhỏ lẻ sáp nhập để tăng cường hợp tác cùng phát triển.
Sáp nhập để tạo nên một cộng đồng lớn mạnh hơn là nền tảng để có thể thực hiện các giải pháp tiếp theo có tính hiệu quả như tại Hà Nội ba hãng taxi gồm có taxi Thành Công, taxi Ba Sao, taxi Sao Hà Nội đã sáp nhập lại trở thành thương hiệu G7 Taxi nhằm cạnh tranh với taxi công nghệ [36]. Các hãng taxi truyền thống đã huy động tài chính và cải tiến quản lý để bắt kịp xu hướng tất yếu là chuyển đổi thành kinh doanh số và phát triển ứng dụng. Từ khi các ứng dụng phần mềm được triển khai tại Việt Nam (đến nay có 10 ứng dụng được chính thức hoạt động) đã góp phần vào việc thay đổi chất lượng dịch vụ của hoạt động taxi cụ thể các đơn vụ taxi như: Mai Linh, Vinasun, Thành công, Grouptaxi, Victaxi, taxi Long Biên, Suntaxi, taxi Phúc Xuyên, … cũng đã đầu tư công nghệ phần mềm và đưa vào hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ hành khách được ngày càng tốt hơn. Qua đó, hành khách khi đặt xe cũng đã biết trước được giá, lái xe, thời gian chờ xe đến và lái xe không còn tình trạng chở khách đi lòng vòng, chặt chém khách...
Việc triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ quản lí và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng đã đảm bảo quản lí được các phương tiện để tham gia kinh doanh vận tải đúng quy định, quản lí được việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước và đáp ứng xu thế tất yếu trong ứng dụng khoa học công nghệ đối với lĩnh vực vận tải. Công tác quản lí thuế trong hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng và taxi ngày càng được nâng cao. Sự phối hợp của các cơ quan, hiệp hội vận tải và đơn vị kinh doanh vận tải ngày càng chặt chẽ hơn góp phần tăng cường công tác quản lí, giám sát và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
Dịch vụ vận tải hành khách công nghệ cũng giúp thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Thúc đẩy việc đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ trong các đơn vị vận tải để nâng cao chất lượng