Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 7

dịch vụ vận tải và an toàn giao thông góp phần triển khai tốt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Điều này cũng tạo nên sự cạnh tranh thúc đẩy phát triển của đơn vị kinh doanh là động lực để các đơn vị tái cơ cấu bộ máy quản lí điều hành, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lí và điều hành hoạt động kinh doanh. Tạo môi trường việc làm để người lao động lựa chọn, tham gia lao động, Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đối với lĩnh vực, các ngành liên quan như: công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, xe máy, … Tạo thuận lợi và giảm chi phí xã hội cho người dân.

Các chính sách pháp luật trong những năm gần đây đã phần nào khuyến khích các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, kinh tế chia sẻ trong hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng điện tử. Nhưng chưa đủ để có thể xác định địa vị pháp lý và quản lý được taxi công nghệ khi thực tiễn đang diễn ra khi còn vô số những hạn chế, bất cập của các công ty cung cấp ứng dụng gọi xe hay loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử đang cạnh tranh không lành mạnh với vận tải hành khách bằng taxi truyền thống.

Tại Việt Nam trong thời gian thực hiện thí điểm, hoạt động kinh doanh của taxi công nghệ vẫn đang được xác định là mô hình kinh doanh công nghệ chứ không phải kinh doanh vận tải. Trong quyết định 24/QĐ-BGTVT định danh những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi xe trên nền tảng số mới là đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học. Nếu các hãng xe truyền thống hiện nay cũng có những trang gọi xe của mình như Vic, Mai Linh, Vinasun… đang hoạt động thì cũng chỉ là một dạng tổng đài của họ. Nhưng với các hãng taxi công nghệ thì có hai phần qua ứng dụng của họ:

- Thứ nhất là sự kết hợp chặt chẽ giữa phần mềm công nghệ thông tin và kinh doanh taxi, là sự hợp tác kinh doanh, là một mô hình kinh doanh.

- Thứ hai, các hãng taxi công nghệ trực tiếp tổ chức kinh doanh và kết

nối với cá nhân, không qua doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển hành khách theo hợp đồng. Vì vậy, mô hình kinh doanh này không hẳn là dịch vụ kinh doanh taxi, cũng không hẳn là dịch vụ vận tài hành khách theo hợp đồng, theo cách phân loại hiện nay tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. Quyết định 24 chưa giải quyết được vấn đề pháp lý Uber, Grab có phải doanh nghiệp vận tải hay không.

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về Kinh doanh vận tải hành khác theo hợp đồng như sau: “1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải”. Theo đó quy định chi tiết về các điều kiện hoạt động, quyền và nghĩa vụ đối với đơn vị kinh doanh vận tải, đối với lái xe, đối với phương tiện tuân thủ theo quy định của Nghị định 86, thông tư 63; quy định đối với đơn vị cung cấp dịch vụ cung ứng khoa học công nghệ và những điểm mới khác trong mô hình kinh doanh vận tải ứng dụng khoa học công nghệ quy định trong quyết định 24.

* Thứ nhất: Về điều kiện kinh doanh

Địa vị pháp lý để các đơn vị kinh doanh vận tải được tham gia thí điểm phải là doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải. Taxi công nghệ cần đăng kí kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định của pháp luật (trình tự, thủ tục, ngành nghề kinh doanh…). Sau khi có đầy đủ giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì nghĩa vụ của các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải phải quản lý kinh doanh vận tải, quản lý lái xe kinh doanh vận tải, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành và lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị.

Nhưng vượt qua quyền của bên môi giới truyền thống các nhà cung cấp phần mềm lại là bên quản lý và lái xe, tiêu chuẩn và điều hành hoạt động vận tải thay cho các hợp tác xã và doanh nghiệp vận tải theo như các quy chế và tiêu chuẩn do chính các công ty này đặt ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tất cả những quy định về lái xe hay phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải trong quyết định 24 xác định đơn vị kinh doanh vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí điểm) cũng là đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng phải chịu trách nhiệm. Chủ yếu các tài xế lựa chọn gia nhập hợp tác xã vận tải vì sự dễ dàng trong thủ tục. Tính đến năm 2017, cả nước đã có 738 hợp tác xã vận tải với 35000 người tham gia. Luật hợp tác xã năm 2012 ra đời với hàng loạt các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển tính ưu việt của loại hình này nhưng kết quả đạt được chưa cao, luật chưa đi vào cuộc sống. Nhiều hợp tác xã được lập ra chỉ nhằm mục đích làm trung gian dịch vụ, bán phù hiệu vận tải. Một số hợp tác xã hiện nay chủ yếu lo thủ tục cho các xã viên, cung cấp phù hiệu vận tải, phù hiệu xe hợp đồng, đăng ký tuyến… Theo tìm hiểu của tác giả, các hợp tác xã sẽ “lo” giấy tờ cho xã viên, bù lại xã viên ngoài những khoản phí bắt buộc theo quy định, sẽ phải nộp thêm những khoản phí để hợp thức hóa giấy tờ. Trong khi mọi hoạt động kinh doanh của tài xế đều thông qua ứng dụng gọi xe nên mối liên hệ giữa các xã viên với các hợp tác xã vận tải gần như không có. Bản thân các hợp tác xã cũng thừa nhận rằng loay hoay trong việc quản lý các xã viên của mình – theo ông Nguyễn Xuân Tuấn chủ tịch liên hiệp hiệp tác xã, một tổ chức mới được thành lập từ tháng 6/2019 cho biết [28]. Việc nâng cao chất lượng an toàn giao thông, ký hợp đồng lao động với người lao động tại hợp tác xã theo quy định vẫn bị buông lỏng. Phải chăng hợp tác xã chỉ là tấm bình phong.

* Thứ hai: Đối với lái xe

Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 7

Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định đầy đủ, chi tiết đối với lái xe ô tô

hoạt động kinh doanh vận tải, theo khoản 1 điều 11 của nghị định lái xe được bảo đảm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bởi các đơn vị kinh doanh vận tải; được khám sức khỏe định kỳ, tập huấn về nghiệp vụ. Tuy nhiên những quyền này không được bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Theo quy định của nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì các tài xế phải được khám sức khỏe định kỳ và cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ y tế hay thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với các lái xe là vấn đề hiện nay rất khó kiểm soát. Bởi theo quyết định 24 đây là nhiệm vụ quản lý của các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải nhưng thực tế Grab, Uber mới là đơn vị trực tiếp tiếp nhận, điều hành công việc và quản lý các tài xế qua chế độ thưởng, phạt, đánh giá. Nhưng các công ty cung cấp ứng dụng từ chối các quyền của người lao động cho các tài xế, đổ hết trách nhiệm quản lý cho đơn vị cung cấp dịch vụ; nghĩa vụ duy nhất của họ chỉ là kê khai danh sách đối tác.

Đặc biệt, nghị định 86/2014/NĐ-CP đặt ra vấn đề giao kết hợp đồng lao động giữa tài xế và đơn vị kinh doanh vận tải. Nhưng tài xế của các hãng cung cấp ứng dụng đặt xe như Uber, Grab lại không được giao kết hợp đồng lao động mà thay vào đó là hợp đồng dịch vụ dân sự.

Về bản chất: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện việc làm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng” (điều 15 Bộ luật lao động 2012). Đối với hợp đồng dịch vụ đó là “sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng” (điều 513 Bộ luật dân sự 2015)

Với hợp đồng lao động, người lao động được trả lương chịu sự quản lý và điều hành của người sử dụng lao động về thời gian, công việc, hưởng lương theo hợp đồng lao động; hợp đồng lao động phải được thực hiện liên

tục trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng đối với hợp đồng dịch vụ dân sự người cung cấp dịch vụ không phải chịu sự “điều hành” của người thuê dịch vụ, người cung cấp chỉ cần tổ chức công việc sao cho đạt được kết quả theo hợp đồng dịch vụ. Tiền người cung cấp dịch vụ nhận được nhận được theo kết quả công việc phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Tham gia hợp đồng dịch vụ cũng không cần liên tục, chỉ cần hoàn thành xong công việc, việc ngắt quãng phụ thuộc công vụ dịch vụ.

Trong quan hệ giữa các công ty cung cấp phần mềm như Uber, Grab với các tài xế họ cho rằng họ là đơn vị cung ứng phần mềm đặt xe mà không phải công ty vận tải; họ chỉ là trung gian các tài xế sử dụng xe của mình, có quyền quyết định về thời gian, công việc. Nhưng Uber, Grab lại là phía quản lý việc đặt xe, định giá cước, chỉ định tài xế đón khách, thu tiền và quyết định phần trăm chiết khấu, có quyền trục xuất lái xe ra khỏi ứng dụng của mình. Chỉ tham gia hợp đồng dịch vụ dân sự mà không có hợp đồng lao động tài xế không tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, không được hưởng các phúc lợi xã hội, nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật lao động.

Cần sự thay đổi trong cách nhận diện, định nghĩa người lao động, người sử dụng của hợp đồng lao động, nội dung của hợp đồng lao động trong thời đại mới. Bảo đảm cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động kiểu mới vẫn được bảo đảm các quyền của người lao động.

* Thứ ba: Đối với phương tiện

Xe ô tô tham gia mô hình taxi công nghệ khi tuân thủ đủ các yêu cầu của pháp luật đảm bảo tất cả các quy định về an toàn giao thông cũng như an toàn kỹ thuật như: số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế xe, trên xe có các trang bị dụng cụ thoát hiểm,bình chữa cháy, thiết bị giám sát hành trình…

Đặc biệt với các phương tiện tham gia mô hình thí điểm xe hợp đồng

điện tử phải có phù hiệu “xe hợp đồng” và đăng kí số hiệu (theo quy định tại điều 44:quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng thông tư số 63/2014/TT-BGTVT. Theo đó tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe; có phù hiệu “xe hợp đồng” theo mẫu trong thông tư quy định. Tuy nhiên thực tế phần lớn các xe taxi công nghệ đều không thực hiện quy định này.

Từ đó không nhận diện được các phương tiện kinh doanh loại hình này, không phân biệt được xe cá nhân với xe hoạt động kinh doanh vận tải. Tình trạng xe cá nhân trá hình tham gia các ứng dụng gọi xe gây khó khăn cho công tác quản lý và tổ chức giao thông đô thị; không đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và công bằng trong hoạt động giao thông vận tải.

Thực tế, còn rất nhiều những trường hợp các đơn vị vận tải không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành như xe không dán phù hiệu xe hợp đồng, những lái xe hay đơn vị không đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật vẫn tham gia kinh doanh vận tải… Phương tiện tham gia thí điểm không được kiểm định, kiểm tra về các điều kiện an toàn định kỳ, không được quản lý về chế độ bảo trì, bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên; lái xe cố tình không dán phù hiệu xe hợp đồng để lưu thông ở cả những tuyến đường cấm, đỗ đậu xe tự do… Tuy nhiên tất cả những lỗi trên để phát hiện và xử lý rất khó khăn bởi khó nhận biết xe kinh doanh vận tải với xe tư nhân. Vi phạm của các phương tiện và người điều khiển nếu có vi phạm cũng không có chế tài với các công ty cung ứng phần mềm như Uber, Grab, họ không phải chịu trách nhiệm.

Tài xế và phương tiện là hai tiêu chí quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hiện nay lại không được quản lý và quan tâm đúng mức trong mô hình kinh doanh vận tải mới qua nền tảng số. Nếu so với những tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ đào tạo nghề của các lái xe chuyên nghiệp thì lái xe Uber, Grab tạo ra sự chênh lệch quá lớn. Vì vậy, những công ty taxi

công nghệ đang bị cấm ở rất nhiều các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Đặc biệt như ở Đức, qua các phiên tòa xét xử, Uber đã nhận lệnh cấm từ hội đồng xét xử vì không đáp ứng được các điều kiện về giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề cần thiết.

* Thứ tư: Nội dung hợp đồng vận tải

Nội dung hợp đồng điện tử được quy định cụ thể tại quyết định số 24/QĐ-BGTVT, để tham gia vào các phần mềm ứng dụng đặt xe thì các hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải và khách hàng (hành khách) phải chấp nhận những điều khoản trong hợp đồng điện tử trên các thiết bị di động. Tất cả các điều khoản, điều kiện áp dụng dịch vụ kết nối, các quyền lợi và trách nhiệm đặt ra bởi chính các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ.

Hợp đồng điện tử giao kết giữa các hành khách với doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải là vấn đề đang gặp tranh luận rất nhiều. Vì các loại hình xe taxi công nghệ là hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay coi xe taxi công nghệ là loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, hợp đồng truyền thống thay bằng hợp đồng điện tử. Nhưng nội dung hợp đồng điện tử phải đáp ứng như quy định tại điều 7: kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng của nghị định số 86/2014/NĐ-CP và điều 44: quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, điều 45: tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng trong thông tư số 63/2014/TT-BGTVT. Theo đó, nội dung hợp đồng điện tử cần đủ các nội dung cơ bản: thời gian thực hiện hợp đồng; địa chỉ nơi đi, nơi đến; hành trình xe chạy chiều đi và chiều về (trong đó ghi rõ điểm khởi hành, lộ trình, các điểm đón, trả khách trên cả hai chiều, điểm kết thúc hành trình); số lượng hành khách; giá trị hợp đồng; các quyền lợi của khách hàng và các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.

Nhưng trên thực tế không rõ lý do là do sự ngắn gọn, mã hóa trong hợp đồng điện tử hay do sự trốn tránh của các công ty cung cấp ứng dụng gọi xe

như Uber, Grab trong các hợp đồng điện tử vận chuyển hành khách hiện nay chỉ có điểm đón, điểm trả, hành trình xe, số tiền. Các vấn đề khác như quyền và nghĩa vụ của hai bên, phương thức giải quyết tranh chấp, các quyền quan trọng của hành khách như khiếu nại và bồi thường thiệt hại thì không được nhắc đến. Từ đây đặt ra câu hỏi ai là người chịu trách nhiệm với người tiêu dùng khi có tai nạn xảy ra với hành khách?

Quyết định số 24/QĐ-BGTVT chỉ là một văn bản pháp luật mang tính tạm thời, ứng phó với sự hoạt động tự phát của mô hình taxi công nghệ. Từ sự yếu kém và thiếu sót trong việc tìm ra bản chất pháp lý, định nghĩa và những quy định rõ ràng, chính xác cho các chủ thể tham gia trong nền kinh tế số và mối quan hệ giữa các chủ thể này mà các công ty cung cấp ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải như Uber, Grab có dấu hiệu vi phạm pháp luật hàng loạt các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về thuế… tạo nên sự mâu thuẫn lớn giữa doanh nghiệp taxi truyền thống và taxi công nghệ.

- Về giá cước

Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT đã có quy định rất cụ thể về sự ổn định và tính minh bạch đối với giá cước vận chuyển hành khách. Trong quyết định 24/QĐ-BGTVT trong phần V: nội dung công việc và trách nhiệm của các đơn vị tham gia đề án thí điểm Grabcar cũng quy định đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng phải quy định rõ cách tính cước phí, địa bàn, thời gian mà giá cước có thể điều chỉnh

Tuy nhiên nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật và do không có chế tài xử lý mà giá cước có thể thay đổi hàng giờ, hàng ngày. Chỉ vì những yếu tố khách quan: thời tiết, giờ cao điểm, ngày lễ… giá cước có thể tăng lên gấp ba, bốn lần. Điều này đối với cả khách hàng và lái xe (đối tác) cho Uber, Grab là hoàn toàn thụ động.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí