Các Điều Chỉnh Pháp Lý Của Nghị Định 10/2020/nđ-Cp Về Kiểm Soát Hoạt Động Kinh Doanh Vận Tải Hành Khách Bằng Xe Ô Tô Đối Với Taxi Công Nghệ

được kết luận thỏa đáng vụ kiện Vinasun với Grab, bất lực trong vụ Grab mua lại quyền hoạt động của Uber tại thị trường Đông Nam Á… Nghị định mới quy định rõ về trách nhiệm cung cấp, kết nối thông tin về hoạt động của các công ty công nghệ với các cơ quan chức năng Việt Nam. Thay cho phương thức truyền thống các cơ quan nhà nước dùng chính công nghệ thông tin để quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bảo đảm quản lý có hiệu quả loại hình taxi công nghệ, đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị trên cả nước.

Ngoài ra, nghị định 10/2020/NĐ-CP còn bảo vệ quyền lợi cho tài xế và khách hàng, hai chủ thể có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh của các đơn vị cung ứng phần mềm ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải. Khi mà trong thời gian thí điểm hai chủ thể này chưa được quan tâm đúng mức, trách nhiệm bị đùn đẩy giữa nhà cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp và công ty cung cấp phần mềm. Đây là hai chủ thể yếu thế trong mối quan hệ với các chủ thể khác khi thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực vận tải. Chúng ta khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số nhưng không tách rời mục tiêu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. “Lái xe công nghệ” cũng là một nghề, các tài xế cũng xứng đáng được công nhận và nghị định 10/2020/NĐ-CP đã làm được điều đó. So với các lái xe truyền thống, những lái xe công nghệ cũng có những cống hiến không nhỏ cho ngành vận tải và cho cả đơn vị kinh doanh cung ứng phần mềm và đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ khi mà doanh thu của cả hai công ty này đều tự sự lao động chân chính, chăm chỉ của các tài xế. Nên không có lý do gì để chối bỏ quyền của người lao động với các tài xế; quyền được tiếp cận thông tin, quyền được minh bạch trong hợp đồng kể cả là hợp đồng điện tử, quyền khiếu nại hoặc bồi thường khi xảy ra vấn đề trong giao dịch và cả quyền bảo mật thông tin cá nhân, quyền rất mới trong nền kinh tế số với người tiêu dùng.

2.2.2. Các điều chỉnh pháp lý của nghị định 10/2020/NĐ-CP về kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô đối với taxi công nghệ

2.2.2.1. Định nghĩa mới về kinh doanh vận tải

Tại khoản 2 điều 3 nghị định 10/2020/NĐ-CP đưa ra một định nghĩa hoàn toàn mới về kinh doanh vận tải: “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.

Định nghĩa này xác nhận những đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải như Grab hiện nay trên thị trường là doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Bộ Giao thông vận tải và cụ thể là Vụ vận tải đơn vị trực tiếp soạn thảo nghị định giải thích quan điểm và khẳng định qua thực tiễn nếu doanh nghiệp chỉ cung cấp ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải thì doanh nghiệp không được đề xuất, tăng, giảm giá dịch vụ bởi nếu khi doanh nghiệp đã can thiệp vào giá cước thì lúc này doanh nghiệp đã bán dịch vụ vận tải. Hoặc vấn đề điều xe hay lái xe cũng vậy, nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện cung ứng dịch vụ thì chỉ đưa ra khuyến nghị, thông tin về khách hàng với doanh nghiệp kinh doanh vận tải [43].

Định nghĩa mới đã tách bạch giữa đơn vị cung ứng phần mềm công nghệ với đơn vị kinh doanh dịch vụ chở khách, tách bạch giữa các khâu trong chuỗi dịch vụ này, bình đẳng cơ hội kinh doanh cho các bên, công bằng về trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ thuế với nhà nước. Khi các doanh nghiệp như Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải thì họ sẽ phải tuân thủ các điều kiện chung về kinh doanh vận tải và chịu trách nhiệm với lái xe và hành khách.

Khái niệm về kinh doanh vận tải trong nghị định 10/2020/NĐ-CP khác hoàn toàn so với khái niệm về kinh doanh vận tải trong nghị định 86/2014/NĐ-

CP: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Khái niệm này chỉ phù hợp với thực tế của vài năm về trước. Câu chuyện kinh doanh trong thời đại 4.0 đã khác, ví dụ như Uber – ông trùm kinh doanh taxi công nghệ thế giới không sở hữu bất kỳ chiếc xe nào. Thay vì tách bạch giữa công ty vận tải truyền thống là người cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp và khách hàng; các công ty taxi công nghệ cung cấp nền tảng số nơi kết nối người tiêu dùng với mạng lưới các tài xế của ứng dụng và cũng là nới thống trị bởi các quy tắc do chính những công ty cung cấp ứng dụng trong ngành vận tải này đặt ra. Những công ty như Uber, Grab là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải trong thời đại mới mà trong đó xu thế ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết qua nền tảng số đang phát triển rực rỡ. Thay đổi định nghĩa kinh doanh vận tải là cần thiết bởi luật phải chạy theo thị trường.

Công bằng mà nói việc định danh taxi công nghệ hiện nay vẫn là vấn đề rất khó đối với nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí có quốc gia cấm luôn loại hình này. Sự phát triển của nó mang lại những lợi ích lớn cho người tiêu dùng nhưng cũng mang đến không ít những hệ lụy với xã hội và cơ quan quản lý nhà nước. Những quan điểm, định nghĩa trái ngược nhau được đưa ra với loại hình kinh doanh này. Như tại châu Âu tháng 12/2017 Tòa án công lý châu Âu đã đưa ra phán quyết: dịch vụ do Uber kết nối cá nhân và tài xế không chuyên nghiệp được xếp vào dịch vụ lĩnh vực vận tải. Nhiều nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản khẳng định đây là loại hình kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực vận tải chứ không đơn thuần là kinh doanh phần mềm ứng dụng trên các thiết bị di động và đối chiếu với các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của các nước này, taxi công nghệ không đáp ứng được nên nó đã bị hạn chế, cấm tại các quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

này [3]. Trái ngược với đó, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang coi taxi công nghệ chỉ là dịch vụ kết nối trung gian vận tải hoặc dịch vụ mạng vận tải như Singapore, Philipines, Malaysia, Indonesia [44].

Kinh nghiệm ở các quốc gia là khác nhau, nhưng nhìn chung lại họ kiên quyết với các chủ trương nhất quán. Với Việt Nam qua nghị định 10/2020/NĐ- CP đã thể hiện quan điểm rõ ràng mô hình kinh doanh taxi công nghệ như hiện nay là kinh doanh vận tải, loại hình taxi công nghệ là một trong năm loại hình kinh doanh vận tải theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 9

2.2.2.2. Điều kiện kinh doanh vận tải đối với taxi công nghệ

Kể từ ngày 01/04/2020, bộ Giao thông vận tải sẽ dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng được ban hành theo quyết định số 24/QĐ-BGTVT để tổ chức thực hiện theo quyết định tại nghị định số 10/2020/NĐ- CP của chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Những quy định mới trong nghị định 10/2020/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện cho hợp đồng trên thị trường vận tải, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập của nghị định 86 cũ. Quyết định 46/QĐ-BGTVT quy định về việc dừng thí điểm hoạt động của taxi công nghệ cũng đã yêu cầu các đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải lựa chọn hình thức kinh doanh mới phù hợp với đơn vị mình để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại nghị định số 10/2020/NĐ- CP. Các công ty taxi công nghệ như Grab, Fastgo có tới ba sự lựa chọn khi thay đổi mô hình kinh doanh. Nếu trở thành đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải thì sẽ không được trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, không quyết định giá cước vận tải. Điều kiện kinh doanh của loại hình này sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và đáp ứng các yêu cầu theo điều 35 nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể loại hình kinh doanh

này thực hiện vai trò đơn vị trung gian. Đặc biệt trong quy định tại điều 35 quy định cụ thể nghĩa vụ với khách hàng và nghĩa vụ lưu trữ lịch sử giao dịch và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm soát được hoạt động vận tải thông qua phần mềm ứng dụng kết nối vận tải của doanh nghiệp mình.

Nếu lựa chọn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước hết các công ty taxi công nghệ phải tuân theo điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tại điều 13 của nghị định 10/2020/NĐ-CP và các quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô (điều 11) và quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe (điều 12) mà cả năm loại hình kinh doanh vận tải đều phải chấp hành.

Về mô hình cụ thể taxi công nghệ có thể chọn giữa kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi hoặc kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định.

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Theo khoản 6 điều 3 nghị định 10/2020/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.

Nghị định cho phép taxi được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ taxi, hoặc dán logo phản quang thay vì quy định cứng bắt buộc đeo “mào” gắn hộp đèn trên nóc xe.

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi được lựa chọn hai phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi và phải thông báo đến Sở giao thông vận tải nơi cấp giấy phép kinh doanh. Nếu sử dụng đồng hồ tính tiền trên taxi phải có đồng hồ tính tiền được kiểm định bởi cơ quan có thẩm quyền

và phải xuất hóa đơn và phiếu thu tiền. Nếu sử dụng phần mềm tính tiền thì mọi hoạt động đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi thực hiện qua phần mềm. Phần mềm tính tiền phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và qua phần mềm phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng và cả cơ quan thuế. Các thông tin về giao dịch vận tải được minh bạch, công khai với cả khách hàng và cơ quan nhà nước dù đơn vị vận tải sử dụng phương tiện gì cho hoạt động taxi.

Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng quy định trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu tại địa phương đó, việc xác định tổng thời gian hoạt động trong một tháng được thực hiện thông qua dữ liệu giám sát hành trình của xe.

So với nghị định 86/2014/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh đã tối giản đi rất nhiều với doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, giảm bớt gánh nặng cho các hãng taxi và tạo điều kiện thị trường phát triển taxi, cơ quan quản lý nhà nước quản lý được hiệu quả hoạt động kinh doanh taxi sẽ mang lại cho người tiêu dùng một sự lựa chọn tốt nhất khi tham gia giao thông.

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

Theo khoản 7, điều 3 nghị định 10/2020/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

Điều kiện kinh doanh cụ thể của mô hình này quy định tại điều 7, theo hướng siết chặt loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp

đồng bởi theo nghị định 86 quy định về loại hình này còn sơ sài, chưa rõ ràng dẫn đến bất công với các mô hình kinh doanh vận tải khác và hàng loạt bất cập trong thực tế.

Về nhận diện phù hiệu xe hợp đồng phải được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; niêm yết cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính trước và sau, với kích thước theo quy định. Quy định chặt chẽ về nhận diện bảo đảm không còn hiện tượng xe tư nhân, xe dù bến cóc hoạt động trá hình kinh doanh vận tải.

Cùng với đó, nghị định 10/2020/NĐ-CP bổ sung hàng loạt điểm mới khác để quản lý xe hợp đồng như: Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán và kí kết trước khi thực hiện vận chuyển. Chỉ được kí kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Chỉ được đón trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã kí kết. Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng. Không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe. Không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức. Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một số điểm cố định do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng vận chuyển hành khách lái xe phải mang theo khi thực hiện hợp đồng cả với loại hình bằng văn bản hoặc thiết bị truy cập nếu là hợp đồng điện tử, nội dung tối thiểu của hợp đồng phải gửi đến Sở giao thông vận tải địa phương trước khi xe khởi hành. Vấn đề xác định Sở giao thông vận tải địa phương nơi cấp phù hiệu kinh doanh vận tải tương đương với các doanh nghiệp taxi.

Hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng được siết chặt, kèm vào đó là đã tạo được khung pháp lý khi ứng dụng công nghệ thông tin vào mô hình này.

Nghị định 10/2020/NĐ-CP nhận được sự ủng hộ lớn từ khu vực kinh doanh vận tải truyền thống, mong muốn nghị định sớm có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý và các cơ quan chức năng vào cuộc xóa bỏ nạn xe “núp mác” xe hợp đồng để kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc taxi truyền thống. Để các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống yên tâm cạnh tranh bình đẳng với taxi công nghệ vì hiện nay điều kiện kinh doanh là như nhau.

Theo quyết định số 146/QĐ-BGTVT về việc dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng thì trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày 01/04/2020 đang tham gia thí điểm sau khi nghị định 10 có hiệu lực nếu chọn tiếp tục hoạt động kinh doanh vận tải thì phải thực hiện cấp lại phù hiệu và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải, thời gian thực hiện xong trước 01/07/2021 hoặc nếu có nhu cầu thực hiện theo loại hình xe taxi phải thực hiện cấp lại phù hiệu taxi.

Ngoài ra tại chương VI tổ chức thể hiện trong nghị định có điều 34: đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định về nghĩa vụ mã số thuế, đảm bảo quyền người lao động và cả những nghĩa vụ lưu trữ, chịu sự giám sát, kiểm tra và thực hiện chế độ báo cáo về dữ liệu vận tải, hợp tác với các cơ quan chức năng để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra và xử lý các trường hợp văn bản pháp luật.

Dự tính và chuẩn bị trước cho phương án hai đơn vị kinh doanh vận tải trở lên cùng hợp tác kinh doanh vận tải thì quy định trong hợp đồng hợp tác phải thể hiện rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm, nghĩa vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của hành khách và người lao động, và quyền điều hành trực tiếp xe, lái xe và quyết định giá.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí