Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM QUỲNH HƯƠNG


Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 1


PHẠM QUỲNH HƯƠNG


Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦY

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu củ a riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các n ghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Phạm Quỳnh Hương


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TAXI CÔNG NGHỆ VÀ NHU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT

HOẠT ĐỘNG CỦA TAXI CÔNG NGHỆ 9

1.1. Những vấn đề chung về taxi công nghệ 9

1.2. Vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động của taxi công nghệ 15

1.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước 15

1.2.2. Với khu vực kinh doanh taxi truyền thống 17

1.2.3. Với tài xế công nghệ và nhà cung cấp dịch vụ 21

1.2.4. Với người mua (khách hàng) 23

1.3. Vấn đề pháp lý đặt ra đối với kiểm soát taxi công nghệ 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TAXI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM 39

2.1. Pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ ở giai đoạn

đầu của Việt Nam 39

2.2. Pháp luật hiện hành kiểm soát hoạt động taxi công nghệ 56

2.2.1. Bối cảnh ra đời của nghị định 10/2020/NĐ-CP 56

2.2.2. Các điều chỉnh pháp lý của nghị định 10/2020/NĐ-CP về kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô đối

với taxi công nghệ 61

2.3. Một số nhận định về pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ Việt Nam hiện hành 70

2.3.1. Ưu điểm 70

2.3.2. Các hạn chế của nghị định số 10/2020/NĐ-CP 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT TAXI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM 84

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát hoạt động của

taxi công nghệ 84

3.1.1. Xác định địa vị pháp lý của các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải 84

3.1.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, cập nhật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, đảm bảo nhu cầu phát triển khách quan của

kinh tế - xã hội 86

3.1.3. Thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật kiểm soát hoạt động của

taxi công nghệ một cách đồng bộ, toàn diện 88

3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến mỗi quốc gia, mỗi ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, ngành GTVT cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này, và trong đó taxi công nghệ là một trong những sản phẩm nổi bật. Nằm trong xu thế chung của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh vận tải tại Việt Nam, sự phát triển của các loại hình dịch vụ “taxi công nghệ” đã và đang làm thay đổi nhận thức về một loại hình dịch vụ không chỉ từ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, người sử dụng dịch vụ mà còn từ các ngành quản lý.

Những hãng taxi công nghệ đang hợp tác kinh doanh với hàng trăm đối tác là các công ty vận tải và hợp tác xã, hỗ trợ kết nối các phương tiện vận tải với khách hàng. Trong xu thế đẩy mạnh tiếp cận và làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng thì việc ứng dụng thí điểm đối với vận tải sử dụng công nghệ, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, điều đáng nói, các ứng dụng này hoạt động khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, chưa được cơ quan Nhà nước cho phép hoạt động. Tại Việt Nam, trong khi Luật Giao thông đường bộ 2008 vẫn giữ nguyên nhưng 3 nghị định 91/2009/NĐ-CP, 93/2012/NĐ-CP, 86/2014/NĐ-CP và 11 lần dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86 quá khác nhau, đầu năm 2020 mới đây đã ra đời nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế cho nghị định 86. Thậm chí, nếu tiến độ soạn thảo văn bản nhanh hơn thì tốc độ thay đổi còn lớn hơn nữa. Việc 10 năm phải thay đổi tới 4 nghị định đã chứng tỏ quy định bất cập, vô lý, vướng mắc. Những nội dung thay đổi trong dự thảo Nghị định

86 sửa đổi không có nhiều điểm đổi mới và không có tính đột phá, mà mới chỉ là sửa chữa sai lầm, nhầm lẫn, vô lý, cản trở sự phát triển. Chính vì vậy, dự thảo dù đã trình Chính phủ 4 lần vẫn chưa được thông qua.

Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực giao thông vận tải, taxi công nghệ tạo nên sự kết nối nhanh chóng và hiệu quả giữa người có nhu cầu vận chuyển và người có năng lực vận chuyển. Taxi công nghệ tăng cường tính hợp lý và hiệu quả trong các lĩnh vực vận tải đa phương thức, cũng như trong thương mại theo xu thế tận giảm chi phí và tận dụng các nguồn lực nhàn rỗi. Tuy vậy chúng ta không có một hệ thống pháp luật kiểm soát hoạt động của loại hình này dẫn đến thực tiễn bức xúc hàng loạt các vấn đề như các công ty taxi công nghệ tận dụng lỗ hổng pháp luật điều hành cả một quy trình kinh doanh vận tải dưới danh nghĩa doanh nghiệp cung cấp phần mềm ứng dụng công nghệ, Nhà nước không quản lý được thuế, cạnh tranh không lành mạnh với khu vực taxi truyền thống điển hình mâu thuẫn là vụ kiện giữa Grab và Vinasun trong ba năm chưa có hồi kết, sự gia tăng nhanh chóng và quá tải ô tô ở các thành phố lớn, quyền và lợi ích hợp pháp của các tài xế và khách hàng bị bỏ ngỏ…

Sự phát triển của kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ khiến tư duy kinh doanh đã có nhiều thay đổi mà chúng ta chưa theo kịp, taxi công nghệ chính là một ví dụ của sự phát triển đó. Chúng ta cần nhanh chóng đưa ra chính sách, cơ chế, cùng chế tài cụ thể để quản chặt loại hình taxi công nghệ, đưa các doanh nghiệp taxi công nghệ bình đẳng với các doanh nghiệp truyền thống khác. Đảm bảo hài hòa các lợi giữa doanh nghiệp taxi công nghệ với Nhà nước, lái xe và khách hàng

Sự cần thiết của tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới, tiết kiệm chi phí, an toàn và tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp là đòi hỏi chính đáng của thị trường. Chính sách, pháp luật phải luôn thay đổi để bắt kịp

với sự vận động của đời sống. Chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài “Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam ” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Các vấn đề liên quan đến hoạt động của taxi công nghệ đã được đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, một số đề tài khoa học cấp cơ sở, luận án, luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí và các báo cáo, hội thảo khoa học... Cụ thể:

- Bài viết: “Kinh tế chia sẻ và những thách thức pháp lý đặt ra cho Việt Nam và Châu Âu từ góc nhìn so sánh”, TS. Phan Thị Thanh Thủy, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức những vấn đề nổi bật từ góc nhìn so sánh;

- Bài viết: “Bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế chia sẻ”, PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức những vấn đề nổi bật từ góc nhìn so sánh;

- Bài viết: “Quản lý nhà nước về kinh tế chia sẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, Nguyễn Hoàng Hiền, tạp chí Quản lý nhà nước số 9/2018;

- Luận văn thạc sỹ “Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử”, Tống Phước Long, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, 2018;

- Bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về môi trường thương mại điện tử trong xu hướng kinh tế chia sẻ”, Nguyễn Ngọc An, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5/2017;

- Cristiano Codagnone and Bertin Martens (2016), Scoping the Sharing Economy: Origins, Definitions, Impact and Regulatory Issues;

- Arun Sundararajan, Nền kinh tế chia sẻ: sự kết thúc của việc làm, và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024