sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông (The Sharing Economy: The End of Employment and the Rise of Crowd Based Capitalism), 2017, Tp Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản trẻ, Nguyễn Tuấn Việt dịch.
- TS. Hoàng Ngọc Giao, “Chính sách – Pháp luật – Phát triển – Nhìn nhận qua mô hình kinh doanh taxi Uber”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3+4, tháng 2/2015.
- Ths. Nguyễn Ngọc Anh, “Cơ sở pháp lý cho taxi Uber hoạt động tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 06/2016.
- TS Nguyễn Thị Dung, “Một vài khía cạnh pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp Grab/Uber”, Tạp chí công thương, số 07/2018.
- Dư Ngọc Bích, “Phán quyết của Tòa Công lý châu Âu về dịch vụ Uber: Liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Số 4/2018.
Các công trình trên phần lớn tập trung vào việc nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ nói chung hoặc chỉ mới để cập tới một phần nhỏ về mô hình kinh doanh taxi công nghệ nói riêng. Bên cạnh đó phạm vi nghiên cứu vẫn còn bó hẹp trong từng vấn đề cụ thể mà chưa có bao quát, nghiên cứu tổng hợp toàn bộ vấn đề.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam” sẽ đem đến cái nhìn toàn diện về hành lang pháp lý quy định về kinh doanh và hoạt động kinh doanh taxi công nghệ hiện nay. Công trình sẽ mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn nhất định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ kinh tế chia sẻ đã và đang là một vấn đề tương đối mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
- Luận văn nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận về những quy định của pháp luật Việt Nam kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 1
- Vấn Đề Pháp Lý Phát Sinh Từ Hoạt Động Của Taxi Công Nghệ
- Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra Đối Với Kiểm Soát Taxi Công Nghệ
- Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 5
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động của taxi công nghệ
- Thực trạng pháp luật Việt Nam trong kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ
- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật công nhận và quy định cụ thể cho hoạt động của doanh nghiệp taxi công nghệ.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu rõ bản chất, loại hình của doanh nghiệp taxi công nghệ
- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ
- Tìm hiểu mô hình pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ của một số nước trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam
- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý quy định để kiểm soát taxi công nghệ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các doanh nghiệp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ mục tiêu nghiên cứu nói trên, đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là những vấn đề sau:
- Thứ nhất: Quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ
- Thứ hai: Thực trạng hoạt động của taxi công nghệ
- Thứ ba: Nhu cầu điều chỉnh và nguyên tắc điều chỉnh pháp luật kiểm soát taxi công nghệ
- Thứ tư: Mô hình pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ của một số nước trên thế giới
- Thứ năm: Giải pháp xây dựng hệ thống pháp luật kiểm soát, quản lý hoạt động của taxi công nghệ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành kiểm soát hoạt động kinh doanh đối với xe hợp đồng điện tử của đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ kết nối vận tải (taxi công nghệ) trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thực tiễn kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ theo mốc thời gian kể từ lần đầu tiên taxi công nghệ xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2014 cho đến nay năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và luật học bao gồm:
+ Phương pháp đánh giá, giải thích pháp luật: Được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của sử dụng công nghệ.
+ Phương pháp thống kê, khảo sát thực tế: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung được đề cập trong đề tài một cách hệ thống, để vấn đề trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng thời sử dụng phương pháp này để thu thập và cung cấp một số số liệu thể hiện hoạt động của taxi công nghệ.
+ Phương pháp so sánh phân loại các quan hệ pháp luật.
+ Phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải: Được sử dụng để nghiên cứu về các yêu cầu, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về taxi công nghệ.
6. Tính mới và đóng góp của đề tài
Sự ra đời và phát triển "nóng" của loại hình taxi ứng dụng khoa học công nghệ (taxi công nghệ) trong thời gian qua khiến các hãng taxi truyền thống khó khăn và cơ quan quản lý lúng túng.
Taxi công nghệ khi vào Việt Nam được đón nhận một cách “hồ hởi” bởi nhiều lý do. Trong đó lý do đầu tiên phải kể đến đó là với lợi thế ứng dụng công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 và tận dụng lợi thế của kinh tế chia sẻ. Sự phát triển của taxi công nghệ là xu thế phát triển tất yếu.
Một dịch vụ mới phải đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích hành khách, lợi ích của doanh nghiệp thông qua việc làm, thu nhập; lợi ích của nhà nước. Với taxi công nghệ phải thêm lợi ích của người lao động kiêm chủ sở hữu là lái xe.
Bốn lợi ích này nếu được hài hòa khi đó môi trường kinh doanh sẽ được coi là lành mạnh, công bằng. Công bằng cho các đối tượng cùng kinh doanh một loại hình. Ngược lại khi những lợi ích này không hài hoà, bị xâm phạm lợi ích của nhau thì chịu trách nhiệm chính là nhà nước. Nhà nước phải quản lý về giao thông, quản lý phương tiện (xe nào đến đón, loại xe gì, giá cước…) và quản lý thuế. Hiện nay taxi truyền thống đã được quản lý khá chặt chẽ bằng nhiều văn bản pháp luật. Cụ thể họ bị điều chỉnh bởi 13 điều kiện kinh doanh. Ở chiều ngược lại taxi công nghệ sau hơn hai năm thí điểm đến thời điểm này vẫn chưa có cơ chế quản lý cho nên mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Ví dụ một số vấn đề nổi lên từ taxi công nghệ như: nhận diện loại hình kinh doanh, lợi ích người lao động, đóng thuế, các vấn đề về lợi ích công cộng, sự điều chỉnh của cơ quan công quyền và các vấn đề liên quan khác…
Do đó, chúng ta cần nhanh chóng đưa ra chính sách, cơ chế, cùng chế tài cụ thể để quản lý có hiệu quả loại hình kinh doanh taxi công nghệ. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa taxi công nghệ và các loại hình kinh doanh vận tải truyền thống.
Có thể nói đề tài học viên lựa chọn tính đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện và đầy đủ. Chính vì vậy học viên lựa chọn đề tài là phù hợp với yêu cầu thực tiễn là phát triển và tạo hành lang pháp lý kiểm soát hoạt động taxi công nghệ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về taxi công nghệ và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động của taxi công nghệ
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam điều tiết hoạt động của taxi
công nghệ
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về taxi công nghệ ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TAXI CÔNG NGHỆ VÀ NHU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG
CỦA TAXI CÔNG NGHỆ
1.1. Những vấn đề chung về taxi công nghệ
• Sơ lược về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)
Thế giới chúng ta có sự phát triển cao và văn minh như hiện nay là kết quả của sự biến đổi không ngừng, liên tục với một xu thế chung là càng ngày càng tiến bộ và ngày càng tăng. Dù có những bước thăng trầm, nhưng sự biến đổi của thế giới loài người là sự phát triển liên tục dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ - nền tảng của trí tuệ con người. Sự sáng tạo dựa trên trí tuệ con người không bao giờ cạn kiệt như một động cơ vĩnh cửu, nhưng động cơ vĩnh cửu lại không bao giờ tồn tại, đó là điều kỳ diệu mà tạo nên các cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Hệ quả của nó chính là các cuộc cách mạng công nghiệp làm biến chuyển lịch sử loài người.
Cách mạng công nghiệp là khái niệm về cuộc cách mạng liên quan chủ yếu đến sản xuất; đi cùng với nó là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, kĩ thuật và công nghệ. Cuộc CMCN 4.0 bắt đầu vào đầu Thế kỉ 21, trên nền tảng của CMCN lần thứ ba, được hình thành trên sự cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới..., đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Đó là cuộc cách mạng của sự hội tụ ở đỉnh cao, sự tiết kiệm các nguồn lực ở mức tối ưu nhất từ trước tới nay.
CMCN 4.0 được coi là đỉnh cao của ba cuộc CMCN trước đó (động cơ hơi nước, điện và công nghệ thông tin). Mặc dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau, có thể thấy rằng sự tăng trưởng theo cấp số nhân hiện nay trong công
nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo, máy móc và sự kết nối của tất cả các khía cạnh của cuộc sống hiện đại đang mang lại những thay đổi sâu sắc và có hệ thống cho xã hội. Nếu như trước đây để đạt được con số 50 triệu người sử dụng, điện thoại cần 75 năm, radio cần 38 năm, tivi cần 13 năm, thì gần đây Internet chỉ cần 4 năm và Facebook chỉ cần 3,5 năm. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn. Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tiêu cực vào đời sống xã hội. Những thay đổi đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, các doanh nghiệp không theo kịp công nghệ sẽ biến mất, chính quyền và hệ thống pháp lý rất dễ bị bỏ lại phía sau trong việc điều chỉnh các lĩnh vực mới, dẫn đến sự thay đổi quyền lực đối với công nghệ và chủ sở hữu của nó, và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển bất bình đẳng và xã hội bị phân mảnh. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ dẫn đến bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng ở tốc độ cao.
Một trong những thành tựu đáng chú ý của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thể hiện tác động mạnh mẽ đến kinh doanh thương mại đó là công nghệ số. Với những phương thức và hiệu quả vượt trội, công nghệ số đóng vai trò một trung gian thương mại điện tử giúp kết nối người bán và người mua, tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại, từ đó tăng tỉ lệ giao dịch và hạ chi phí giao dịch. Kết hợp với trí tuệ nhân tạo, sử dụng các thuật toán để mã hoá, phân tích dữ liệu thu thập từ người dùng, tính toán và đưa ra được thị trường cũng như giá sản phẩm thấp nhất tiếp cận đến người sử dụng đang có nhu cầu. Các nền tảng số cũng có thể giúp cắt giảm chi phí qua trung gian phân phối và tự đưa hàng hoá từ tay người bán đến người mua bằng mạng lưới phần mềm hỗ trợ. Công nghệ số cũng góp phần giúp khách hàng thanh toán thuận lợi hơn với các hình thức thanh toán điện tử qua thẻ, QR code và các ứng dụng
thanh toán, điều này cũng thúc đẩy các ngân hàng phải thay đổi rất nhanh để bắt kịp xu hướng, cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử và các ứng dụng công nghệ số. Những thành tựu về công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải nhanh chóng và bắt buộc thay đổi cách nhìn nhận và sự điều chỉnh của mình về mặt pháp lý để hỗ trợ thị trường kinh doanh trong nền tảng số cũng như kiểm soát các mặt trái của nó để điều chỉnh các giao dịch, bảo đảm tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể trong nền kinh tế chia sẻ.
• Sự ra đời của taxi công nghệ
Khái niệm “taxi công nghiệp” xuất hiện khi các mô hình kinh doanh số hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách có nhiều nét tương đồng với taxi truyền thống ra đời và nhanh chóng chiếm lĩnh vực thị trường.
Hãng taxi đầu tiên đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách công nghệ là Uber, Uber ra đời năm 2009 bởi hai nhà đồng sáng lập Travis Kalanick và Garret Camp. Ý tưởng về một ứng dụng dịch vụ đặt xe theo yêu cầu được đưa ra trong một buổi thảo luận khởi nghiệp ở một căn hộ chung cư ngoại ô Paris, khởi nguồn từ việc Kalanick và Garret Camp đã phải chờ đợi trong mưa tuyết mà không bắt được chiếc taxi nào. Hai nhà sang lập đã thành lập UberCar (sau này là Uber) một công ty chuyên cung ứng phần mềm ứng dụng gọi dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô có trụ sở tại San Francisco, California và hoạt động tại nhiều quốc gia. Công ty sử dụng một ứng dụng trên điện thoại di động thông minh (smartphone) có tên Uber để nhận được yêu cầu đi xe từ phía khách hàng sử dụng ứng dụng, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng cho mình.
Tính đến 16 tháng 12 năm 2014, dịch vụ Uber đã có tại 53 quốc gia và hơn 200 thành phố trên toàn thế giới, và công ty được định giá hơn 40 tỷ USD