Tăng Trưởng Doanh Thu Và Lợi Nhuận Ròng Của Công Ty Cp Thép Việt-Ý Những Năm Gần Đây

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng nhà máy, công ty thường xuyên phải vay vốn của các tổ chức tín dụng dẫn đến tỷ lệ nợ của công ty tương đối lớn (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2009 khoảng 65%), do vậy công ty phải gánh chịu rủi ro lớn khi biến động lãi suât theo chiều hướng gia tăng.

Công ty đã tận dụng lợi thế về công nghệ và thiết bị hiện đại của Daniey- Italy tập trung sản xuất các sản phẩm mác cao mà các nhà máy thép khác không sản xuất được như: thép D40, thép mác CIII, thép mác SD390, SD490, Gr60, Gr40…. theo các tiêu chuẩn của Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ, Anh, từ đó tiếp tục củng cố giá trị thương hiệu, gắn tên tuổi của VIS với tên tuổi của các công trình trọng điểm quốc gia.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu của CTCP Thép Việt-Ý năm 2009


Nguồn Báo cáo phân tích cổ phiếu VIS – MNSC Ngoài ra việc nghiên cứu và áp 1

Nguồn : Báo cáo phân tích cổ phiếu VIS – MNSC


Ngoài ra, việc nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ cán sản phẩm từ phôi 150mm x 150mm đã làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm Thép Việt - Ý. Sự cải tiến này giúp cho việc mua phôi được chủ động hơn, mặt khác làm giảm tỷ lệ tiêu hao kim loại vào thép ngắn dài từ 3% xuống còn 1,95%, kéo theo tỷ lệ tiêu hao về điện, dầu và vật tư cũng giảm, chi phí sản xuất giảm đáng kể.

Quản trị chi phí là bài toán khó của toàn ngành thép, và đối với Thép Việt

- Ý cũng là một thách thức lớn mà toàn thể Ban lãnh đạo Công ty CP Thép Việt

- Ý quyết tâm vượt qua. Toàn bộ hệ thống các quy chế khoán nội bộ đã được soát xét và tính toán cẩn trọng để đưa ra những con số khoán vừa đảm bảo hệ số an toàn về thiết bị, vừa kích thích được CBCNV hăng say lao động, vừa mang lại hiệu quả cho Công ty.

Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty CP Thép Việt-Ý những năm gần đây

Nguồn Báo cáo phân tích cổ phiếu VIS MNSC Do vậy một loạt các quy chế giao 2

Nguồn : Báo cáo phân tích cổ phiếu VIS - MNSC


Do vậy, một loạt các quy chế giao khoán được quy định lại như: khoán chi phí tiêu hao nguyên liệu đối với các đơn vị sản xuất và khoán bán hàng đối với đơn vị bán hàng, khoán quỹ lương đối với bộ phận lao động gián tiếp và khoán chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh số. Các biện pháp chống lãng phí và thất thoát được Công ty áp dụng một cách chiệt để và nghiêm ngặt. Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Công ty đã tiến hành tinh lọc lại cán bộ nhân viên. Sắp xếp nhân sự theo đúng yêu cầu và vị trí công việc. Công ty đã bố trí sản xuất thành các ca, các kíp một cách hợp lý để tránh tiêu hao điện năng trong giờ cao điểm. Qua đó tiết kiệm đáng kể chi phí cho sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2009, VIS được hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ nên chi phí lãi vay có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. VIS đang gia

tăng vốn điều lệ nhằm làm giảm ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính. Vừa qua, VIS đã phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1 và chào bán 15 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.‌

II. Phân tích cơ bản


1.Phân tích môi trường vĩ mô


Bảng 2.1.Phân tích môi trường vĩ mô - PESTEL


Môi trường chính trị

Môi trường kinh tế

- Môi trường chính trị Việt Nam được

- Việt Nam là một nước có nền kinh tế

đánh giá là ổn định so với các nước

đang nổi, một thị trường đầy tiềm

trong khu vực và trên thế giới, tạo

năng, tốc độ tăng trưởng GDP ổn

điều kiện cho ngành thủy sản mở

định. Theo thống kê mới nhất của Bộ

rộng và phát triển ổn định.

Kế Hoạch Và Đầu Tư GDP quý

- Việc gia nhập WTO mang lại nhiều

1/2010 đã tăng 5,83% so với cùng kỳ

cơ hội phát triển cho ngành xây dựng,

năm 2009.Lĩnh vực công nghiệp và

các sản phẩm thuộc ngành vật liệu xây

xây dựng đã khởi sắc hơn nhiều so

dựng thâm nhập sâu rộng hơn vào thị

với cùng kỳ năm ngoái. Từ mức đóng

trường quốc tế.

góp rất thấp của cùng kỳ năm ngoái,


chỉ tăng 1,5%, quý 1 năm nay lĩnh


vực này đã tăng tới 5,65% (chênh lệch


4,15 điểm %).

Môi trường xã hội

Kỹ thuật- công nghệ

- Cùng với việc phát triển kinh tế ổn

- Kỹ thuật - công nghệ tại Việt Nam

định, xã hội Việt Nam cũng có nhiều

ngày càng phát triển dần bắt kịp với

chuyển biến rõ nét, đời sống người

các nước phát triển trên thế giới.

dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu

Ngành vật liệu xây dựng và đặc biệt là

về xây dựng, mua sắm nhà ngày càng

ngành sản xuất thép đang ngày càng

nhiều.

tăng cường ứng dụng những tiến bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

về khoa học, công nghệ, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất mới cho năng suất cao hơn.

Môi trường kinh doanh

Môi trường luật pháp

- Vấn đề hiện nay đối với ngành thép

- Do ngành thép là một trong những

Việt Nam đó là giá nguyên liệu đầu

ngành quan trọng nên đã được Chính

vào đang tăng cao. Cùng với giá

phủ thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ

nguyên liệu đầu vào trên thị trường

như: chính sách kích cầu và chi tiêu

thế giới tăng mạnh thì ở trong nước,

công đầu tư cơ sở hạn tầng làm tăng

giá than, giá điện, xăng dầu và chi phí

cầu về thép; chính sách bảo hộ các

vận chuyển cũng đã đồng loạt tăng kể

doanh nghiệp trong nước bằng cách

từ đầu tháng đến nay nên việc tăng giá

tăng thuế nhập khẩu đối với thép

bán sản phẩm đầu ra là điều khó tránh

ngoại nhập; chính sách hỗ trợ lãi suất

khỏi. Điều nay dẫn đến sự cạnh tranh

4%...

giữa các doanh nghiệp thép nội sẽ


khốc liệt hơn.Ngoài ra thép trong


nước vẫn còn phải cạnh tranh với thép


nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ các


nước ASEAN được nhập khẩu miễn


thuế.


Bên cạnh đó, người dân Việt Nam luôn tin dùng các sản phẩm đã có thương hiệu, uy tín. Do vậy, thép Trung Quốc trong năm qua tuy có lúc giá rẻ hơn rất nhiều so với giá thép nội nhưng vẫn không được người dân tin dùng.

Kết luận: Như vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung ngành thép có một nền tảng vĩ mô tốt, môi trường vĩ mô khá thuận lợi cho việc phát triển ổn định, lâu dài.

2.Phân tích môi trường cạnh tranh ngành – Porter’s Five Forces


Cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng luôn là những cổ phiếu thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Để đánh giá sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của ngành, người viết sẽ phân tích các áp lực cạnh tranh trong ngành thép qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

2.1. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp


Đối với ngành thép hiện nay, việc “chủ động” trong khâu tìm nguồn nguyên liệu luôn là một vấn đề lớn. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2009, lượng phôi tự sản xuất trong nước là 2,6 triệu tấn và lượng phôi cần nhập khẩu là khoảng 2,2 triệu tấn nữa. Với lượng phôi sản xuất trong nước chiếm hơn 60% phôi cho cán thép, có thể nói ngành thép đã dần chủ động hơn trong sản xuất.

Tuy nhiên, ngành thép vẫn phải đối mặt với việc nhập khẩu phế liệu bởi nguồn cung phế liệu trong nước không đủ dùng. Nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không “mặn mà” với việc nhập khẩu thép phế. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch VSA, nếu làm phôi từ quặng trong nước sẽ có lợi nhuận cao hơn so với luyện phôi từ thép phế nên nhiều nhà đầu tư đã quyết định tập trung vào sản xuất phôi từ quặng trong nước.

Đối với CTCP Thép - Việt-Ý: Nguyên vật liệu cho nhà máy cán thép là phôi thép, vật tư phôi chiếm 90% cơ cấu giá thành sản xuất. Tuy nhiên, nguồn phôi thép trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu cả nước. Vì vậy, VIS phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Nga ( chiếm tới 90% nguyên liệu cần thiết) . Sự biến động về giá cả nhập khẩu ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của VIS.

2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng


Hiện nay, kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung và thép nói riêng tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép nội đang phải đối mặt với sự đổ bộ của thép ngoại giá rẻ nhập khẩu vào thị trường. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến ngày 15/9, lượng thép nhập vào Việt Nam, kể cả nguyên liệu, vào khoảng 8,6 triệu tấn, với kim ngạch 4,42 tỷ USD. Điều đáng lưu ý là sự đổ bộ của thép cuộn có nguồn gốc từ các nước ASEAN vào thị trường nội địa từ đầu năm tới nay dẫn đến thị phần tiêu thụ thép cuộn trong nước giảm 5-7%.

Tuy vậy, lượng thép nhập khẩu chủ yếu được tiêu thụ ở vùng sâu, vùng xa, không xuất hiện nhiều tại các thành phố lớn bởi lẽ người dân tại các thành phố đòi hỏi sản phẩm thép phải có nhãn mác, thương hiệu. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, giữ gìn uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp qua đó mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn


Theo thỏa thuận AFTA mà Việt Nam và các nước ASEAN đã ký kết, mặt hàng thép khi xuất khẩu sang các nước sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% nếu sản phẩm đó được sản xuất theo 2 bước, từ sản xuất phôi đến sản xuất thép, có hàm lượng trên 40%. Bởi vậy, thép cuộn có nguồn gốc từ ASEAN có giá rẻ hơn so với thép nội từ 300 - 500 ngàn đồng/tấn.

Hiện nay, lượng thép nhập khẩu có giá rẻ được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh phía Nam do gần nguồn cung từ Thái Lan, Malaysia. Lượng thép này được vận chuyển ra phía Bắc rất ít do phải cộng chi phí vận chuyển khiến giá thành cao.

Rõ ràng, rào cản gia nhập thị trường ngày càng giảm nên là một ngành khá hấp dẫn với các doanh nghiệp mới .Mặt hàng thép của Việt Nam ngoài việc

không những phải cạnh tranh với thép Trung Quốc mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ tiềm ẩn đến từ các nước ASEAN. Trong thời gian tới đây, nhiều chuyên gia nhận định, nguồn cung về thép không thiếu và các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với cuộc chiến cạnh tranh gay gắt với thép ngoại ngay tại sân nhà.

2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế


Hiện nay, sản phẩm thay thế cho thép trong xây dựng là vật liệu composite vói ưu điểm nhẹ, bền với môi trường. Composite sản xuất theo công nghệ tiên tiến mới pultrusion thì composite có thể dùng thay thế cho sắt thép và gỗ trong các kết cấu khung giàn như: xà nhà, các thanh đòn tay, dùng để trang trí, làm các cột nhà…. Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phổ biến, và chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu về giá cả, độ bền, tính tiện dụng…Do vậy, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế rất ít.

2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành


Ngoài việc bị cạnh tranh gay gắt với thép ngoại nhập, thì ngay chính các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau. Vì do chính sách phân cấp đầu tư được giao về cho địa phương đã dẫn đến “bùng nổ” hàng loạt các dự án thép, và sẽ có thêm một số dự án mới về thép chính thức đi vào sản xuất càng làm cho sự mất cân đối giữa nguồn cung và cầu trên thị trường ngày càng xa thêm, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, nhất là đối với sản phẩm thép xây dựng, cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu…

Kết luận: Ngành thép Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển do nhu cầu xây dựng đang tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu vì vậy các doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ để gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình

3. Phân tích doanh nghiệp‌


3.1. Phân tích SWOT


Bảng 2.2.Phân tích doanh nghiệp - SWOT


Điểm mạnh

Điểm yếu

- Công nghệ dây chuyền cán thép của được xem thuộc loại số 1 của Ý và trên thế giới.

- Sản phẩm của Việt-Ý chiếm thị phần lớn (10% sản lượng tiêu thụ miền Bắc)

- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành, nhiệt huyết, năng động và

sáng tạo

- Sự biến động về giá cả nhập khẩu phôi thép ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuận của VIS.

- VIS có hệ số nợ khá cao do vậy phải chịu chi phí lãi vay rất lớn hàng năm và gặp nhiều rủi ro về lãi suất.

Cơ hội

Thách thức

- Điều chỉnh mức thuế tăng đối với thép nhập khẩu đã hạn chế bớt lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc, tác động tới thị phần thép ngoại tại Việt Nam tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thép nội.

- Chính sách tiền tệ nới lỏng, gói hỗ trợ lãi suất 4% , ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng…Điều này giúp các công ty xây dựng, các dự ản bất động sản đẩy nhu cầu thép tăng cao.

- Rủi ro lãi suất : Cạnh tranh kinh tế


- Rủi ro tỷ giá : do phải nhập lượng lớn phôi thép nên sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

- Rủi ro giá nguyên liệu: Sự biến động liên tục về giá nguyên liệu, điển hình là sự tăng giá đầu vào gần đây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

- Rủi ro do cung vượt cầu: Sau khi nhà máy của tập đoàn Hoa sen, của liên doanh Tata Steel đi vào hoạt động thì nguồn cung sẽ gấp 2 lần sức tiêu thụ

của thị trường nội địa..

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022