Phương Pháp Định Giá Cổ Phiếu Dựa Vào Mô Hình Fcfe (Free Cash Flow To Equity)‌

trong dài hạn là khá nguy hiểm. Chi phí vốn cũng phải phản ánh được doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Cụ thể, hệ số beta phải gần bằng một – nguyên tắc thực nghiệm trình bày trong các chương trước rằng hệ số beta phải nằm giữa 0,8 và 1,2 vẫn được thỏa mãn. Mặc dù doanh nghiệp tăng trưởng ổn định thường sử dụng nhiều nợ hơn, điều này không phải là tiên quyết đối với mô hình, vì chính sách vay nợ phụ thuộc vào sự quyết định của cấp quản lý.

Giống tất cả những mô hình tăng trưởng ổn định, mô hình này cũng nhạy cảm trước những giả định về tốc độ tăng trưởng kỳ vọng. Tuy nhiên, điều này bị khuếch đại bởi thực tế rằng suất chiết khấu sử dụng trong định giá là WACC, thấp hơn rất nhiều so với chi phí vốn chủ sở hữu của hầu hết các doanh nghiệp. Hơn nữa, mô hình này cũng nhạy cảm với các giả định về các khoản chi đầu tư liên quan đến khấu hao. Nếu các yếu tố đầu vào để tái đầu tư không phụ thuộc vào tăng trưởng kỳ vọng, thì ngân lưu tự do của doanh nghiệp có thể bị nâng lên (hay hạ xuống) bằng cách giảm (hay tăng) các khoản chi đầu tư liên quan đến khấu hao. Nếu tỷ lệ tái đầu tư được ước tính từ suất sinh lợi trên vốn, thì những thay đổi suất sinh lợi trên vốn có thể có tác động mạnh lên giá trị của doanh nghiệp

Dạng tổng quát của mô hình FCFF


Thay vì chia mô hình ngân lưu tự do thành hai giai đoạn và mô hình ba giai đoạn và lặp lại những gì đã nói ở phần trước, chúng tôi trình bày dạng tổng quát của mô hình trong phần này. Ta bắt đầu bằng việc liệt kê qui trình định giá tài sản kinh doanh của doanh nghiệp và tiếp tục xem xét làm thế nào đi từ giá trị của tài sản kinh doanh sang giá trị vốn chủ sở hữu.

Định giá tài sản hoạt động kinh doanh

FCFF

Giá trị của doanh nghiệp = (1 + WACC)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


FCFFt = Ngân lưu tự do của doanh nghiệp trong năm t

Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý - 5

WACC = Chi phí vốn bình quân có trọng số


Giá trị của doanh nghiệp, trong trường hợp khái quát nhất, có thể được viết thành hiện giá của ngân lưu tự do kỳ vọng của doanh nghiệp đó.

Nếu doanh nghiệp đạt đến trạng thái dừng sau n năm và bắt đầu tăng trưởng ở tốc độ ổn định gn sau đó, thì giá trị của doanh nghiệp có thể được viết thành:

Giá trị tài sản kinh doanh của doanh nghiệp

FCFF

= +

(1 + WACC)

[FCFF/(WACC − g]

(1 + WACC)


Nhớ rằng ngân lưu tự do của doanh nghiệp được tính dựa trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh và cần phải tái đầu tư bao nhiêu để số thu nhập từ hoạt động kinh doanh đó tiếp tục gia tăng:

FCFF = EBIT (1 - thuế suất) – (Chi đầu tư – khấu hao) – Thay đổi vốn lưu động không phải tiền mặt

Do vậy, chi phí vốn được sử dụng chỉ phải phản ánh rủi ro hoạt động kinh doanh của công ty mà thôi. Theo đó, hiện giá của ngân lưu thu được bằng cách chiết khấu ngân lưu theo chi phí vốn sẽ đo lường giá trị của riêng tài sản hoạt động kinh doanh của công ty.Từ giá trị tài sản hoạt động kinh doanh đến giá trị vốn chủ sở hữu để đi từ giá trị tài sản hoạt động kinh doanh đến giá trị vốn chủ sở hữu, ta phải lồng vào đó giá trị của những tài sản không thuộc hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sở hữu, sau đó xem xét tất cả những nghĩa vụ nợ còn tồn đọng, không phải vốn chủ sở hữu, mà doanh nghiệp phải trả.

Đưa vào những tài sản không thuộc hoạt động kinh doanh: Bao gồm tất cả những tài sản có thu nhập không được tính vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Phổ biến nhất là tiền mặt và chứng khoán có thể giao dịch, với doanh nghiệp lớn, có thể lên đến hàng tỷ và giá trị của những tài sản này phải được cộng vào giá trị của tài sản hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, thu nhập từ hoạt

động kinh doanh từ những tài sản nhỏ do các công ty khác nắm giữ thì không được đưa vào thu nhập hoạt động kinh doanh và FCFF; do đó ta cần phải định giá những tài sản này và cộng chúng vào giá trị của tài sản hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sở hữu những tài sản nằm không, không được sử dụng nên không tạo ra thu nhập hay ngân lưu. Những tài sản này vẫn có thể có giá trị và phải được cộng vào giá trị của tài sản hoạt động kinh doanh.

Cân nhắc những nghĩa vụ không phải vốn chủ sở hữu của công ty đối với bên ngoài: Phổ biến nhất là nợ chịu lãi, cần phải được trừ vào giá trị của doanh nghiệp để có được giá trị vốn chủ sở hữu. Chúng ta có thể xử lý những cam kết thuê mua như là nợ để tính toán chi phí vốn và để rút ra được giá trị vốn chủ sở hữu. Có thêm ba điều chỉnh nữa cần phải thực hiện để rút ra được giá trị vốn chủ sở hữu. Điều chỉnh thứ nhất liên quan đến phần hùn thiểu số ở các chi nhánh, nhìn chung được xác định vào khoảng 50% hay hơn, đòi hỏi phải tổng hợp toàn bộ tài sản các chi nhánh với thu nhập trong công ty mẹ. Nếu thu nhập hoạt động kinh doanh được tổng hợp và ngân lưu được sử dụng để định giá công ty mẹ, thì phải trừ đi giá trị ước tính của những quyền lợi thiểu số trong các chi nhánh để đi đến giá trị của công ty mẹ.Trong phần sau của cuốn sách, chúng ta sẽ quay lại xem xét chi tiết hơn việc định giá tiền mặt và các tài sản sở hữu chéo. Điều chỉnh thứ hai liên quan đến những nghĩa vụ tiềm năng khác mà công ty phải thực hiện bao gồm các kế hoạch hưu trí không được cấp vốn và những ràng buộc về chăm sóc y tế. Mặc dù chúng không đáp ứng được phần kiểm tra nợ để thực hiện các tính toán về chi phí vốn, chúng phải được trừ đi để rút ra được giá trị vốn chủ sở hữu. Cuối cùng, nếu doanh nghiệp bị kiện tụng dẫn đến kết quả phải chi ra nhiều tiền, chúng ta sẽ tính nghĩa vụ nợ dự kiến từ những vụ kiện pháp lý này và trừ chúng khỏi giá trị vốn chủ sở hữu ước tính.

2.3.Phương pháp định giá cổ phiếu dựa vào mô hình FCFE (Free Cash Flow to Equity)‌

Mô hình ngân lưu tự do của vốn chủ sở hữu không khác biệt nhiều so với mô hình chiết khấu cổ tức truyền thống. Trên thực tế, có một cách để ta mô tả mô hình FCFE: đó là một mô hình trong đó chúng ta chiết khấu cổ tức tiềm năng thay vì chiết khấu cổ tức thực tế. Vì thế, ba phiên bản của mô hình định giá FCFE trình bày trong phần này là những dạng đơn giản của mô hình chiết khấu cổ tức, với một thay đổi đáng kể - cổ tức được thay thế bằng ngân lưu tự do của vốn chủ sở hữu thay trong các mô hình.

Nguyên tắc cơ bản: Khi thay thế cổ tức bằng FCFE để định giá vốn chủ sở hữu, ta không chỉ đơn thuần thay thế ngân lưu này bằng một ngân lưu khác. Chúng ta ngầm giả định rằng FCFE sẽ được chi trả cho các cổ đông. Việc làm này có hai hệ quả:

Sẽ không có tiền mặt tương lai tích lũy trong doanh nghiệp, vì lượng tiền

mặt còn lại sau khi thanh toán nợ vay và đáp ứng nhu cầu tái đầu tư đã được chi trả hết cho các cổ đông mỗi kỳ.

Tăng trưởng kỳ vọng của FCFE sẽ bao gồm tăng trưởng thu nhập từ tài sản hoạt động và không bao gồm tăng trưởng thu nhập từ sự gia tăng chứng khoán ngắn hạn.

2.4.Phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng tiền (DCF)


Phương pháp định giá theo luồng tiền dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất là ước tính giá trị tất cả luồng thu nhập tự do mà tổ chức phát hanfnh sẽ thu được trong tương lai và quy chúng về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu các luồng thu nhập này theo một mức lãi suất chiết khấu thích hợp. Xét trên phạm vi toàn công ty, luồng tiền không được giữ lại để đầu tư gọi là luồng tiền tự do sử dụng :

Luồng tiền tự do = Doanh thu – chi phí – đầu tư

2.4.1.Xác định giá trị luồng tiền


Trên thực tế, khi xác định giá trị doanh nghiệp người ta thường hay đánh giá hai loại dòng tiền tự do như sau : Dòng tiền tự do đối với vốn chủ sở hữu (FCFE) và dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp (FCFF), được gọi chung là FCF. FCFF là dòng tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí hoạt động và thuế, FCFF cũng được hiểu là tổng các dòng tiền mặt đối với tất cả các nhà đầu tư của doanh nghiệp bao gồm : Cổ đông, chủ nợ và cổ đông ưu đãi. Trong khi đó, FCFE là dòng tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí hoạt động, thanh toán lãi vay, thanh toán nợ và tất cả các khoản chi tiêu vốn khác.

Ta có công thức tính FCFF và FCFE như sau :


FCFF = EBIT(1-t) + Khấu hao – Chi tiêu vốn – Thay đổi vốn lưu động


Trong đó :


EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay


T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp


FCFE = Thu nhập thuần + khấu hao – chi tiêu vốn – thay đổi vốn lưu động + thanh toán cho chủ nợ + phát hành nợ mới

Trong đó : Thu nhập thuần = (EBIT – trả lãi nợ vay)(1-t)


2.4.2.Chi phí vốn bình quân gia quyền WACC


Chi phí vốn là một đại lượng rất quan trọng để chiết khấu dòng tiền về hiện tại. Bản chất của chi phí vốn là chi phí cơ hội để sử dụng các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp thì bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn cổ đông) và vốn vay. Mỗi loại nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, trong đó chi phí vốn vay thấp hơn do chịu rủi ro ít hơn so với vốn chủ sở hữu.

Ta có công thức tính chi phí vốn bình quân (WACC) :


Trong đó :

=(1 − ) +

+ +


D là giá trị vốn vay, kd là chi phí vốn vay ( hay là lãi suất yêu cầu với vốn vay)

E là giá rị vốn chủ sở hữu, ke là chi phí vốn chủ sở hữu ( hay là lãi suất yêu cầu đối với vốn chủ sở hữu)

t : là thuế suất thu nhập doanh nghiệp


Chi phí vốn vay kd được xác định chính bằng lãi suất trả cho người cho vay sau khi đã trừ đi thuế thu nhập lãi vay. Còn chi phí vốn chủ sở hữu ke được tính theo mô hình CAMP như đã trình bày ở phần trên.

2.4.3.Xác định giá trị cổ phiếu theo mô hình DCF


Giá trị cổ phiếu theo mô hình DCF được tính toán bằng cách chiết khấu tất cả các luồng thu nhập tự do mà tổ chức phát hành sẽ thu được trong tương lai về giá trị hiện tại theo một mức lãi suất chiết khấu thích hợp. Do đó, khi đã xác định được luồng tiền tự do sử dụng và mức lãi suất chiết khấu, ta có công thức tính giá trị cổ phiếu theo mô hình DCF như sau :

Xác định giá trị cổ phiếu theo FCFF


Giá trị thực của công ty được tính theo công thức :


= (1 + )


Giá trị này bao gồm cả phần dành cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi. Do đó, giá trị cổ phiếu được tính bằng công thức sau :


P=

PV − Nợ − Giá trị cổ phiếu ưu đãi Số cổ phiếu thưởng đang lưu hành

Xác định giá trị cổ phiếu theo FCFF

= (1 + )


Trong đó, K là mức lợi suất yêu cầu đối với vốn chủ sở hữu và được tính theo mô hình CAPM.

Điều quan trọng trong phương pháp này là phải lập được bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, ít nhất trong thời hạn năm năm để ước tính các khoản doanh thu, chi phí và luồng tiền tự do sử dụng. Việc dự đoán các yếu tố trên không những phụ thuộc vào đặc điểm của công ty, mà còn phụ thuộc vào tình hình của ngành sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý, và đặc biệt là chế độ kế toán. Chỉ có công ty mới đủ thông tin để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

2.5. Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập ( P/E)


Phương pháp định giá theo hệ số P/E được sử dụng khá phổ biến tại các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới. Đây là phương pháp mang nặng tính kinh nghiệm. Người ta thường nói : cổ phiếu A bán với P/E cao. Điều này ám chỉ rằng, người đầu tư nghĩ công ty đang có cơ hội tốt để tăng trưởng, thu nhập của công ty là khá ổn định và an toàn. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, P/E cao cũng có thể là không phải do giá cổ phiếu cao mà là do thu nhập thấp.

Vậy người ta sử dụng hệ số giá trên thu nhập để tính giá cổ phiếu như thế nào ? Ta đã có :

P/E = Thị giá cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu


Như vậy P0 = P/E × E1

Trong đó : E1 là thu nhập dự tính trên mỗi cổ phiếu năm sau đó.


Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong các cách sau đây :

Cách thứ nhất : Xác định P/E bằng với P/E của nhóm doanh nghiệp cùng ngành

Theo cách này chúng ta lấy chỉ số P/E bình quân của toàn ngành hoặc một doanh nghiệp tương đương với doanh nghiệp mà chúng ta cần định giá. Doanh nghiệp lựa chọn để lấy P/E sẽ phải là doanh nghiệp có cổ phiếu đang được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ suất lợi nhuận, có độ rủi ro, và mức tăng trưởng tương tự. Khi đó, chúng ta sẽ xác định giá cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân của toàn ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.

Cách thứ hai : Xác định hệ số P/E nội tại của chính công ty cần định giá cổ phiếu

Đối với một công ty tăng trưởng đều đặn. Ta đã có cách tính giá trị cổ phiếu theo công thức :

(1 + )

=

=

− ( − )


Từ đó ta có : P0/E0 = (D0/E0)(1+g)/(r-g) P/E được xác định như sau :

P/E = Tỷ lệ chi trả cổ tức × (1+g)/(r-g)


Giá cổ phiếu được xác định bằng cách lấy hệ số P/E của công ty nhân với thu nhập của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu của công, việc lựa chọn hệ số P/E cụ thể không đơn thuần như hai phương pháp vừa trình bày trên đây, mà còn phải căn cứ vào xu hướng phá triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Vì thế, người ta có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để xác định giá trị cổ phiếu của công ty.‌

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022