Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Tín Dụng Tại Nhtm



X

Trục Y: Số dư tiền gửi thanh toán (đồng);

Y

Trục X: Thời gian;

Hạn mức thấu chi

Vay ngân hàng (thực hiện thấu chi)

Số dư tiền gửi thanh toán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Hình 1.4: Cho vay theo hạn mức thấu chi

Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 3

- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với qui chế cho vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.

1.1.1.3. Hoạt động tín dụng NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy trong hoạt động tín dụng vấn đề chất lượng luôn được quan tâm hàng đầu.

Hoạt động tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro và sinh lời trong hoạt động tín dụng của một tổ chức tín dụng.

Hoạt động tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại từ nguồn tích lũy do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan và khách quan, hiệu quả tín dụng là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng- khách hàng vay vốn- nền kinh tế xã hội. Kết quả của hoạt động tín dụng được


xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, nội hàm phạm trù hoạt động tín dụng

thể hiện ba vấn đề:

- Đứng ở góc độ ngân hàng: Hiệu quả tín dụng thể hiện ở mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.

- Đứng ở góc độ người đi vay: Hiệu quả tín dụng thể hiện mức độ thỏa mãn đối với người vay khi tham gia quan hệ tín dụng với ngân hàng. Một khoản tín dụng được gọi là hiệu quả khi nó thỏa mãn đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn của người đi vay với lãi suất, kỳ hạn, phương thức giải ngân, thu nợ hợp lý, các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý...

- Trên bình diện xã hội: Hiệu quả tín dụng là khả năng đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực mà các khoản tín dụng ngân hàng đem lại.

Hiệu quả tín dụng tốt đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm cung ứng cho toàn xã hội có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu trong nước và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế... điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, nó còn thể hiện tính an toàn cao của hoạt động ngân hàng và nâng cao khả năng thanh toán, chi trả hạn chế rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTM

Để phản ánh về hoạt động tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất phạm trù chất lượng như trên, người ta thường quan tâm đến các hệ thống chỉ tiêu quan trọng sau đây:

1.1.2.1. Các chỉ tiêu tín dụng

* Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn: Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ quá hạn có nhiều mức


độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, người ta có các chỉ tiêu phản ánh nợ quá

hạn sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Phản ánh số dư nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ hoạt động tín dụng thấp, ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng cao.

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn

x 100%


Tỷ lệ “nợ quá hạn” chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn” như sau:

- Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn

Tổng dư nợ

Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn


x 100%


Do chỉ tiêu “Tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro (chất lượng) tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu khách hàng có nợ quá hạn

Tổng số khách hàng có dư nợ

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Tổng số khách hàng quá hạn


x 100%


Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ.

- Chỉ tiêu cơ cấu nợ quá hạn

Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = Nợ quá hạn ngắn hạn


x 100%


Nợ dài hạn

Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn = Nợ quá hạn dài hạn


x 100%


- Khả năng thu hồi nợ quá hạn: Để đánh giá chính xác hơn hoạt động tín

dụng, người ta còn phân loại nợ quá hạn (NQH) theo hai tiêu chí sau:

Nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi


x 100%


Nợ quá hạn

Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi


x100%

Nợ quá hạn còn được phân theo một số tiêu chí khác làm căn cứ xây dựng kế hoạch thu hồi nợ trong từng trường hợp cụ thể và định hướng chính sách cho vay, như nợ quá hạn theo thời gian nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

* Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu: Để hình thành chỉ tiêu nợ xấu, chúng ta phải tiến hành phân loại nợ của NHTM thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 Nợ cần chú ý Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu


x 100%


Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong tổng 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá về quan hệ khách hàng

Khách hàng là đối tượng vay vốn của ngân hàng thương mại, là yếu tố chủ

yếu ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.Vì vậy, quá trình đánh giá


khách hàng về các điều kiện vay vốn và hoàn trả nợ vay, trên cơ sở đó ra quyết định

cho vay và giám sát khoản vay của ngân hàng.

Mục đích phân tích tín dụng nhằm: Hạn chế thông tin bất cân xứng; Đánh giá đúng thực trạng rủi ro của khách hàng; Xác định đúng nhu cầu vay của khách hàng; Đưa ra quyết định chính xác về việc cho vay hay không cho vay.

Các nhà kinh tế và quản trị ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định tính – còn được gọi là phương pháp chất lượng, phương pháp chủ quan, phương pháp chuyên gia hay phương pháp truyền thống ; các mô hình phản ánh về định lượng. Các mô hình này không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Ta bắt đầu từ mô hình đơn giản nhất.

a/ Đánh giá định tính về khách hàng

Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải làm rõ được nhưng nội dung căn bản như: Người xin vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào? Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền; và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào? Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp?

Sau đây là những nội dung cần đi sâu phân tích:

- Người xin vay có tín nhiệm? Nội dung cần làm rõ trước hết là: Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết tiêu chí đánh giá của người xin vay, bao gồm: Tư cách, năng lực, thu nhập, bảo đảm, điều kiện và kiểm soát. Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi.

+ Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Nếu cán bộ tín dụng không biết chính xác được tại sao khách hàng lại xin vay tiền thì


cần phải làm rõ mục đích xin vay là gì? Khi mục đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời các câu hỏi một cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Tóm lại, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là “tư cách người vay”. Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong sử dụng vốn và trả nợ như thỏa thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.

+ Năng lực pháp lý của người vay: Nếu khách hàng là cá nhân thì cá nhân đó phải có: (i) năng lực pháp luật dân sự; (ii) năng lực hành vi dân sự. Nếu khách hàng là tổ chức, thì tổ chức đó phải: (i) được thành lập hợp pháp; (ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. Trường hợp nếu công ty có đối tác kinh doanh thì cán bộ tín dụng phải biết được thỏa thuận đối tác kinh doanh để xác định xem ai là người có được ủy quyền ký kết hợp đồng tín dụng cho công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được ủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

+ Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập;

(ii) bán thanh lý tài sản; (iii) phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn


thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay cho ngân hàng. Điều này là vì: việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực người vay trở nên yếu đi, khiến cho ngân hàng là chủ nợ trở nên ít được bảo đảm. Ngoài ra, một sự thiếu hụt luồng tiền là biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh của con nợ, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.

+ Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi: Người vay có sở hữu hợp pháp một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: Tuổi tác, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị giảm rất nhanh và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.

+ Các điều kiện của người vay: Cán bộ tín dụng cần phải biết được xu hướng về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.

+ Khả năng kiểm soát khoản vay: Ngân hàng có kiểm soát được việc khách hàng sử dụng tiền vay hay không? Tập trung vào những vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về hoạt động tín dụng?

- Hợp đồng tín dụng được ký kết đúng đắn và hợp lệ ? Việc cho vay của ngân hàng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo qui định của Luật các Tổ chức tín dụng.

- Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm? Việc ngân hàng nhận bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích là:1) Nếu người vay không trả được nợ theo quy định thì ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ; 2) Nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng lợi thế về tâm lý so với người vay.


b/ Đánh giá định lượng các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp

Các chỉ tiêu tài chính thường được chia thành 5 nhóm: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn hay tính thanh khoản của doanh nghiệp; Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ dài hạn hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp; Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp; Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời; và các chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Nhóm 1: Các chỉ tiêu trả nợ ngắn hạn. Các chỉ tiêu này được sử dụng để xác định khả năng đáp ứng các nhu cầu chi trả phát sinh trong vòng 1 năm của doanh nghiệp. Với mục đích như vậy, các chỉ tiêu này sẽ tập trung vào khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và nguồn để trả các khoản nợ này là vốn lưu động. Một thuận lợi khi so sánh giữa nợ ngắn hạn và vốn lưu động là các giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của chúng là gần bằng nhau. Tuy nhiên, giá trị các hạng mục thay đổi nhanh nên các số liệu ngày hôm nay không phải là một dự báo tin cậy cho tình hình tương lai.

a- Hệ số thanh toán hiện thời

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động

Tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này quá cao thì có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào các tài sản lưu động còn thiếu hiệu quả. Ngược lại, khi tỷ lệ này giảm, đó có thể là một dấu hiệu cho những nguy cơ gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên cần so sánh thêm tỷ lệ này với các tỷ lệ trong quá khứ và tỷ lệ của các doanh nghiệp cùng ngành để có đánh giá chính xác. Trong điều kiện thông thường, tỷ lệ này bằng 1 được coi là một con số tối ưu.

Do đó, những biến động của tỷ lệ này cần xem xét nguồn gốc phát sinh trước khi đưa ra những đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

b- Hệ số thanh toán nhanh

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và chứng khoán ngắn hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022