Giả định:
Giả sử trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến 2015 cổ tức được trả lần lượt theo các mức 10%, 27,27%, 8,3%, 14,9%, và 7,6% cho phù hợp với tốc độ tăng vốn và EPS dự kiến và từ năm thứ 6 cổ tức được trả cố định với mức của cuối năm thứ 5: g2= 6.5% (theo tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến của nền kinh tế) theo bảng sau:
Bảng 2.10. Bảng ước tính giá CP VIS theo phương pháp DDM
Từ 2015 trở | ||||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 2014 | 2015 | đi | |
Cổ tức/1CP | 5000 | 5500 | 6000 | 6500 7000 | 7500 | |
Tốc độ tăng trưởng cổ tức | 10.00% | 27,27% | 8,3% 14,9% | 7,6% | 6.50% | |
Cost of Equity (%) (CAPM) | 17,48% | |||||
Giá trị hiện tại cổ tức | 5000 | 4681,14 | 2143,27 | 4008,64 3674,31 | 3351 | 65805,30419 |
P ước tính | 82,023 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Sử Dụng Các Phương Pháp Định Giá Cổ Phiếu
- Tăng Trưởng Doanh Thu Và Lợi Nhuận Ròng Của Công Ty Cp Thép Việt-Ý Những Năm Gần Đây
- Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Của Ctcp Thép Việt-Ý
- Triển Vọng Phát Triển Của Ctcp Thép Việt - Ý Trong Thời Gian Tới
- Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý - 11
- Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Chiết khấu lần lượt các luồng cổ tức dự kiến hàng năm về năm 0 với mức lãi suất chiết khấu r (WACC) là 17,48%. Từ năm 2015 trở đi luồng cổ tức được dự kiến là tăng trưởng ổn định vĩnh viễn ở mức 6.5% (tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến) nên giá cổ phiếu vào năm 2015 là
P2015= D5×(1+g)/(r-g)
Với D5= 7.500,g= 6.5%, r= 17.48%
Giá cổ phiếu theo phương pháp DDM là tổng giá trị hiện tại của tất cả các luồng cổ tức kì vọng trong tương lai.
4. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp so sánh theo tỉ số P/E, P/B.
Xét các công ty được coi là có ngành nghề giống với VIS và có mức vốn hóa thị trường gần nhất với VIS để ước tính PE và PB bình quân ngành.
Lấy PE và PB là bình quân gia quyền với quyền số là giá trị vốn hóa thị trường:
PE bình quân ngành = (PEHSG×Giá trị vốn hóa HSG+PETLH×Giá trị vốn hóa TLH+PEVGS×Giá trị vốn hóa VGS+PEHMC×Giá trị vốn hóa HMC)/ Tổng giá trị vốn hóa 4 công ty = 8,21 lần.
PB bình quân ngành = (PbHSG×Giá trị vốn hóa HSG+PBTLH×Giá trị vốn hóa TLH+PBVGS×Giá trị vốn hóa VGS+PBHMC×Giá trị vốn hóa HMC)/ Tổng giá trị vốn hóa 4 công ty = 1,71 lần.
Bảng 2.11. Xác định PE và PB ngành
Vốn hóa thị trường | Book value | PE | PB | |
HSG | 2983.000.000.000 | 20.340 | 5,79 | 1,7 |
TLH | 1361.400.000.000 | 14.280 | 10,03 | 1,8 |
VGS | 879.900.000.000 | 13.670 | 9,20 | 1,7 |
HMC | 458.500.000.000 | 14.500 | 16,70 | 1,5 |
5.681.800.000.000 | 8,21 | 1,70 |
Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis) để lấy khoảng giá của VIS khi EPS và PE thay đổi 0.5%. Kết quả như sau:
8,21 | |
EPS | 9.175 |
P | 75.733 |
Bảng 2.12. Phân tích độ nhạy khi cho EPS và PE thay đổi
PE | |||||||||||
6,16 | 6,57 | 6,98 | 7,39 | 7,80 | 8,21 | 8,62 | 9,03 | 9,44 | 9,85 | 10,26 | |
6.881,25 | 42.371 | 45.196 | 48.021 | 50.846 | 53.670 | 56.495 | 59.320 | 62.145 | 64.969 | 67.794 | 70.619 |
7.340,00 | 45.196 | 48.209 | 51.222 | 54.235 | 57.248 | 60.261 | 63.274 | 66.288 | 69.301 | 72.314 | 75.327 |
7.798,75 | 48.021 | 51.222 | 54.424 | 57.625 | 60.826 | 64.028 | 67.229 | 70.431 | 73.632 | 76.833 | 80.035 |
8.257,50 | 50.846 | 54.235 | 57.625 | 61.015 | 64.404 | 67.794 | 71.184 | 74.573 | 77.963 | 81.353 | 84.743 |
8.716,25 | 53.670 | 57.248 | 60.826 | 64.404 | 67.982 | 71.560 | 75.138 | 78.716 | 82.294 | 85.872 | 89.451 |
9.175,00 | 56.495 | 60.261 | 64.028 | 67.794 | 71.560 | 75.327 | 79.093 | 82.859 | 86.626 | 90.392 | 94.158 |
9.633,75 | 59.320 | 63.274 | 67.229 | 71.184 | 75.138 | 79.093 | 83.048 | 87.002 | 90.957 | 94.912 | 98.866 |
10.092,50 | 62.145 | 66.288 | 70.431 | 74.573 | 78.716 | 82.859 | 87.002 | 91.145 | 95.288 | 99.431 | 103.574 |
10.551,25 | 64.969 | 69.301 | 73.632 | 77.963 | 82.294 | 86.626 | 90.957 | 95.288 | 99.620 | 103.951 | 108.282 |
11.010,00 | 67.794 | 72.314 | 76.833 | 81.353 | 85.872 | 90.392 | 94.912 | 99.431 | 103.951 | 108.471 | 112.990 |
11.468,75 | 70.619 | 75.327 | 80.035 | 84.743 | 89.451 | 94.158 | 98.866 | 103.574 | 108.282 | 112.990 | 117.698 |
Tương tự với phương pháp PB, ta có bảng giá VIS biến thiên khi PB và BVPS biến thiên 0.5%.
1,70 | |
BVPS | 15.050 |
P | 25.585 |
Bảng 2.13. Phân tích độ nhạy khi cho PB và BVPS thay đổi
Book Value | 1,28 | 1,36 | 1,45 | 1,53 | 1,62 | 1,70 | 1,79 | 1,87 | 1,96 | 2,04 | 2,13 |
11.288 | 14.392 | 15.351 | 16.310 | 17.270 | 18.229 | 19.189 | 20.148 | 21.108 | 22.067 | 23.027 | 23.986 |
12.040 | 15.351 | 16.374 | 17.398 | 18.421 | 19.445 | 20.468 | 21.491 | 22.515 | 23.538 | 24.562 | 25.585 |
12.793 | 16.310 | 17.398 | 18.485 | 19.573 | 20.660 | 21.747 | 22.835 | 23.922 | 25.009 | 26.097 | 27.184 |
13.545 | 17.270 | 18.421 | 19.573 | 20.724 | 21.875 | 23.027 | 24.178 | 25.329 | 26.480 | 27.632 | 28.783 |
14.298 | 18.229 | 19.445 | 20.660 | 21.875 | 23.090 | 24.306 | 25.521 | 26.736 | 27.952 | 29.167 | 30.382 |
15.050 | 19.189 | 20.468 | 21.747 | 23.027 | 24.306 | 25.585 | 26.864 | 28.144 | 29.423 | 30.702 | 31.981 |
15.803 | 20.148 | 21.491 | 22.835 | 24.178 | 25.521 | 26.864 | 28.207 | 29.551 | 30.894 | 32.237 | 33.580 |
16.555 | 21.108 | 22.515 | 23.922 | 25.329 | 26.736 | 28.144 | 29.551 | 30.958 | 32.365 | 33.772 | 35.179 |
17.308 | 22.067 | 23.538 | 25.009 | 26.480 | 27.952 | 29.423 | 30.894 | 32.365 | 33.836 | 35.307 | 36.778 |
18.060 | 23.027 | 24.562 | 26.097 | 27.632 | 29.167 | 30.702 | 32.237 | 33.772 | 35.307 | 36.842 | 38.378 |
18.813 | 23.986 | 25.585 | 27.184 | 28.783 | 30.382 | 31.981 | 33.580 | 35.179 | 36.778 | 38.378 | 39.977 |
5. Phương pháp định giá theo mô hình FCFE và FCFF
Giả định phương pháp:
- Chi phí vốn cổ phần tính theo CAPM
- Tốc độ tăng trưởng đều lấy theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế theo kịch bản lạc quan (tốc độ GDP) là 6,5%
Bảng 2.14. Định giá cổ phiếu theo Mô hình FCFE
Đơn vị: Triệu đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | Sau 2015 | |
Lợi nhuận sau thuế | 225.424 | 275.277 | 325.025 | 377.029 | 437.353 | 507.330 | 588.503 | |
(+) Khấu hao | 33.454 | 4.017 | 4.218 | 4.429 | 4.650 | 4.883 | 5.127 | |
(-) Thay đổi vốn lưu động | 22.486 | 139.879 | 73.606 | 85.235 | 98.873 | 114.693 | 133.044 | |
(-) Chi tiêu đầu tư thêm | 27.432 | 16.070 | 130.773 | 17.717 | 18.603 | 19.533 | 20.510 | |
(+) Vay nợ ròng | 297.821 | -28.038 | 134.748 | 156.307 | 181.317 | 210.328 | 243.980 | |
Dòng tiền FCFE | 506.781 | 95.307 | 259.611 | 434.812 | 505.844 | 588.314 | 684.056 | 3.493.649 |
Chi phí vốn cổ phần | 26,08% | |||||||
Tốc độ tăng trưởng đều TL | 6,5% | |||||||
Giá trị hiện tại dòng tiền | 506.781 | 89.490 | 228.888 | 359.959 | 393.204 | 429.399 | 468.807 | 869.765 |
Giá trị Công ty | 3.346.296 | |||||||
Số CP lưu hành | 30.000.000 | |||||||
Giá Cổ phiếu | 111.543 |
Bảng 2.15. Định giá cổ phiếu theo Mô hình FCFF
Đơn vị: Triệu đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | Sau 2015 | |
Lợi nhuận sau thuế | 225.424 | 275.277 | 325.025 | 377.029 | 437.353 | 507.330 | 588.503 | |
(+) Khấu hao | 33.454 | 40.176 | 4.218 | 4.429 | 4.650 | 4.883 | 5.127 | |
(-) Thay đổi vốn lưu động | 22.486 | 13.987 | 73.606 | 85.235 | 98.873 | 114.693 | 133.044 | |
(-) Chi tiêu đầu tư thêm | 27.432 | 16.070 | 13.077 | 17.717 | 18.603 | 19.533 | 20.510 | |
(+) Lãi vay sau thuế | 24.770 | 56.518 | 65.599 | 76.095 | 88.270 | 102.394 | 118.777 | |
Dòng tiền FCFF | 233.730 | 179.864 | 190.462 | 354.600 | 412.798 | 480.380 | 558.853 | 5.088.791 |
WACC | 17,48% | |||||||
Tốc độ tăng trưởng đều TL | 7% | |||||||
Giá trị hiện tại dòng tiền | 233.730 | 168.886 | 167.923 | 293.555 | 320.877 | 350.620 | 383.001 | 1.935.467 |
Giá trị công ty | 3.854.061 | |||||||
Số CP lưu hành | 30.000.000 | |||||||
Giá Cổ phiếu | 128.469 |
IV. Những khó khăn trong công tác định giá cổ phiếu
1. Những khó khăn xuất phát từ bản thân công ty
1.1. Chưa có thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn
Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn. Trong bản cáo bạch và báo cáo thường niên của
mình, các doanh nghiệp chỉ có kế hoạch tài chính cho nhiều nhất là 3 năm tới. Dự báo trong khoảng thời gian ngăn như thế sẽ gây khó khăn rất lớn cho công tác định giá cổ phiếu; việc dự báo phải được thực hiện ít nhất trong 5 năm. Chúng ta thấy rằng hầu hết các phương pháp định giá cổ phiếu đều chủ yếu dựa vào thông tin tài chính của doanh nghiệp trong tương lai nên nếu việc dự báo không đủ dài và chính xác sẽ đến kết quả định giá không chính xác.
Đối với một số phương pháp định giá cổ phiếu như phương pháp chiết khấu luồng cổ tức, điều quan trọng trong phương pháp này là phải lập được bảng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, ít nhất trong thời hạn năm năm để ước tính các khoản doanh thu, chi phí và luồng tiền tự do sử dụng. Việc dự đoán các yếu tố trên không những phụ thuộc vào đặc điểm của công ty, mà còn phụ thuộc vào tình hình ngành sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và đặc biệt là chế độ kế toán.Chỉ có bản thân doanh nghiệp mới đủ thông tin để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen xây dựng kế hoạch kinh doanh trong dài hạn nên việc áp dụng phương pháp này khó tránh khỏi hạn chế.
1.2. Chưa tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán
Khi đánh giá và phân tích các cổ phiếu thì nguồn thông tin bắt buộc phải sử dụng đó là các báo cáo tài chính. Kết quả định giá cổ phiếu có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin của các báo cáo tài chính. Nhưng hiện nay các nguồn thông tin này cũng chưa hoàn toàn chính xác. Nó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có áp dụng đúng các chuẩn mực kế toán hay không. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường không tuân thủ đúng theo các chuẩn mực kế toán. Và như vậy nghĩa là các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính chưa thực sự chính xác, nên khi các nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu này để đánh giá cổ phiếu của công ty thì dẫn đến kết quả định giá cổ phiếu không đúng.
2. Những khó khăn xuất phát từ môi trường kinh doanh
2.1. Khung pháp lý về công tác định giá cổ phiếu chưa hoàn thiện
Một trong những yếu tố dùng để phân tích, định giá cổ phiếu đó là giả của cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên hiện nay, sự thiếu chặt chẽ trong các quy định pháp luật cũng tạo điều kiện cho những kẻ trục lợi có thể đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả trên thị trường. Trong đó, có thể kể đến sự thiếu chặt chẽ của các quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán. Một ví dụ gần đây nhất cho việc này đó là gàn đây các báo đồng loạt đưa tin về việc “làm giá” thao túng thị trường của một cổ đông lớn. Cụ thể ngày 3/2/2010, bà Nguyễn Thị Kim Phượng đã chào mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV. Sau sự kiện này, giá cổ phiếu VTV tăng mạnh và có đến 5 phiên tăng trần liên tiếp. Đến ngày 19/3, giá cổ phiếu VTV đã lên tới 66.000 đồng. Đối chiếu với các quy định tại Thông tư 194 cho thấy, việc VTV gửi thông tin về việc nhận được đề nghị chào mua công khai của bà Phượng, cũng như việc HNX công bố công khai nội dung này, là thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, chính những thông tin được công bố quá sớm này đã khiến nhiều nhà đầu tư tưởng thật, trong khi việc chào mua công khai của bà Phượng còn rất mù mờ. Sự mù mờ này đến từ 2 yếu tố: thứ nhất, nhu cầu chào mua của bà Phượng chưa biết là thật hay giả; thứ hai, trong trường hợp bà Phượng có nhu cầu thật, thì cũng chưa biết bà Phượng có đủ điều kiện để được UBCK chấp thuận cho chào mua công khai cổ phiếu VTV hay không. Cả thị trường ngỡ ngàng trước hành vi bán sạch cổ phiếu VTV của bà Phượng. Sự việc chắc chắn sẽ được pháp luật minh định, nhưng với nhiều nhà đầu tư, việc bà Phượng bán sạch cổ phiếu khi đang công bố mua có thể coi là một "bài học mới" về tiếp nhận thông tin thị trường. Còn với cơ quan quản lý, từ một sự vụ cụ thể này, có lẽ cần ngay sự đánh giá về tính chặt chẽ, hợp lý của Thông tư 194 - một thông tư mới được ban hành, nhưng đang chứa đựng một sơ hở lớn, có thể tạo điều kiện cho các hành vi lũng đoạn thông tin để trục lợi trên thị trường
Có nhiều bài viết, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này. Nhưng tựu trung lại, quan điểm chung đều nhìn nhận đây là một hành động "không đẹp","làm giá" trục lợi bất chính và xâm hại đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Nhiều cổ đông lơn sau khi công bố thông tin đã đưa ra khoảng thời gian mua hoặc bán rất dài, khiến các nhà đầu tư khác gặp khó khăn khi không biết thời gian nào các cổ đông lớn thực hiện giao dịch. Nếu kiểm soát không tốt điều này, nguy cơ các cổ đông lớn lợi dụng công bố thông tin để làm giá là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguy cơ này càng dễ xảy ra hơn khi năng lực giám sát thị trường để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm của ủy ban chứng khoán còn chưa thật tốt. Chính những điều đó làm cho việc định giá cổ phiếu trở nên không đạt hiệu quả như mong muốn của các nhà đầu tư.
Có thể nói, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường, tuy nhiên tốc độ hoàn thiện còn chậm so với tốc độ phát triển của thị trường.
2.2. Hạn chế của công bố thông tin
2.2.1. Công bố thông tin chậm
Tất cả các phương pháp phân tích, định giá cổ phiếu hiện này đều chủ yếu dựa vào các nguồn thông tin được cung cấp bởi các doanh nghiệp.Hiện nay, trong các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, mới có trên 60% đơn vị có trang web riêng, và số lượng còn ít hơn đối với trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đó là một trở ngại rất lớn cho các công ty niêm yết khi thực hiện công bố thông tin. Kết quả, dù đang trên sàn chứng khoán, những nhà đầu tư vẫn phải tìm kiếm thông tin trên các bản tin chứng khoán. Do thiếu thông tin cần thiết như vậy nên việc phân tích, định giá cổ phiếu tất nhiên sẽ gặp nhiều hạn chế.
Ngoài ra, có nhiều công ty niêm yết lại cho rằng có thể công bố thông tin cho giới báo chí những gì đã được trung tâm giao dịch chứng khoán công bố. Thực tế, thời gian xử lý thông tin tại trung tâm giao dịch chứng khoán từ khi
nhận được từ doanh nghiệp đến khi lên được website hoặc các bản tin chứng khoán thường mất 2-3 ngày. Khoàng thời gian đó sẽ làm cho các thông tin chính thức trở thành các thông tin nội gián cho một số người muốn kiếm lợi và do đó việc phân tích, đánh giá trên những thông tin đã cũ tất nhiên sẽ dẫn đến kết quả không chính xác.
2.2.2. Hạn chế của việc công bố thông tin thiếu đầy đủ và chính xác
Thông tin đầy đủ và chính xác là yếu tố rất quan trọng để định giá được cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện nay các kênh cung cấp thông tin trên thị trường chứng khoán vẫn rất thiếu và việc công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức khi các đối tượng lien quan mới chỉ nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ.
Để tiến hành định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần có số liệu về tình hình tài chính, về mức rủi ro, khả năng tăng trưởng…của doanh nghiệp đó. Thông thường, các thông tin đó có được từ các bản cáo bạch hay báo cáo tài chính được đăng trên trang web cảu chính doanh nghiệp.
Bản cáo bạch như lời chào của doanh nghiệp tới các nhà đầu tư vì thế đối với các nhà đầu tư bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng để đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay vì nhiều lý do, bản cáo bạch của các doanh nghiệp phát hành lần đầu ra công chúng thường rất sơ sài, không đưa ra đủ cơ sở giúp nhà đầu tư có thể định giá được cổ phiếu của doanh nghiệp.
3. Những khó khăn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư
Sự thiếu kiến thức của các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam là một yếu tố hạn chế vai trò của công tác định giá cổ phiếu, kìm hãm sự phát triển của thị trường. Các nhà đầu tư hiện nay hầu hết chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không nhận ra rằng, lợi nhuận cao luôn đồng hành với rủi ro lớn. Rất ít người quan tâm thực sự đến việc phân tích và định giá cổ phiếu khi tiến hành đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp. Chính sự thiếu hiểu biết đó dẫn đến kết quả là xu hướng đầu tư bầy đàn, đầu tư theo đám đông và theo động thái