-Số phiếu phát ra là 90 bảng hỏi, thu về là 80, có 10 bảng bị loại, tỷ lệ thành công là 88,89%.
Kết quả điều tra:
Khách hàng đến vay vốn tại NHNo Hải Lăng chủ yếu là nam (chiếm 73,8%), trình độ học vấn của các HSX chủ yếu là cấp 2 (chiếm 70%), và độ tuổi là 31 -> 50 tuổi (chiếm 60%), đa số đều vay vốn tại ngân hàng trên 2 lần (71,2%), còn lại 28,8% là khách hàng vay lần đầu, đây chủ yếu là thành quả của việc CBTD năng nỗ trong việc tìm kiếm khách hàng cho ngân hàng.
Các hộ sản xuất vay vốn chủ yếu là để chăn nuôi, trồng trọt (chiếm 50%), kế đến là mua, sửa ghe và lưới (chiếm 45%).Và các HSX thường vay vốn với thời gian ngắn (58,8%). Có thêm một thành công của ngân hàng nữa đó là đa số HSX (53,8%) sẽ tiếp tục vay vốn tại ngân hàng này1.
Đánh giá của các HSX về hoạt động cho vay của ngân hàng:
-Thái độ của CBTD tại NHNo Hải Lăng.
Thái độ CBTD
36%
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 1
- Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 2
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Trong 3 Năm Vừa Qua.
- Dư Nợ Cho Vay Hộ Sản Xuất Theo Thời Hạn Vay Vốn.
- Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 6
- Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hải lăng, tỉnh Quảng Trị - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Nhiệt tình, vui vẻ
Bình thường
64%
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của khách hàng về thái độ của CBTD tại NHNo Hải Lăng
Con người là yếu tố quyết định thành bại của một doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành ngân hàng, trong đó thái độ, cách cư xử của nhân viên tín dụng có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Qua điều tra các hộ sản xuất đến vay vốn tại ngân hàng thấy có 64% cho rằng thái độ của CBTD là nhiệt tình, vui vẻ; 36% cho rằng là bình thường; và 0% chọn là không nhiệt tình. Như vậy, có thể nói rằng CBTD ở NHNo Hải Lăng có thái độ làm việc, xử sự với khách hàng là rất tôt, luôn niểm nở đón tiếp khách hàng.
1Xem phụ lục 1,2,3,4,5,6,7.
-Về thời gian vay vốn.
Thời gian vay vốn
13%
12%
Dài
Phù hợp
Ngắn, không thể trả hết nợ
75%
Biểu đồ2.2: Đánh giá của khách hàng về thời gian vay vốn.
Theo bảng 11 ta có, 75% khách hàng đồng ý với thời gian vay vốn mà ngân hàng đưa ra, có 12% khách hàng chọn là dài, tức là họ chỉ cần vay vốn với thời gian ít hơn, thời gian dài họ không chủ động được nguồn trả nợ, thêm vào đó là lãi suất tăng cao; và có 13% khách hàng chọn là ngắn, không thể trả hết nợ, việc này xãy ra là do với một số khách hàng vay vốn lần đầu, họ sợ với thời gian vay như vậy thì không thể có đủ tiền để trả cho ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới nếu ngân hàng muốn mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX thì nên chú ý đến vấn đề này.
-Về bộ hồ sơ vay vốn.
Bộ hồ sơ vay vốn
9%
35%
Dễ hiểu
Chấp nhận được
Khó hiểu
56%
Biểu đồ2.3: Đánh giá của HSX về bộ hồ sơ vay vốn
Hiện nay thì bộ hồ sơ vay vốn đã được đơn giản hóa hơn nhiều để có thể phù hợp với trình độ của khách hàng hơn, tuy nhiên khi nó đến với bà con ở nông thôn thì sẽ như thế nào? Theo kết quả điều tra, có 56% ý kiến cho rằng bộ hồ sơn là chấp nhận được, tức là không khó mà cũng không phải là dễ; 35% cho rằng bộ hồ sơ là dễ hiểu, một mặt là do các khách hàng này là người có chữ, mặt khác là khách hàng lâu năm nên quen với bộ hồ sơ này; và có 9% cho rằng bộ hồ sơ vay vốn là khó hiểu, chủ yếu là do trình độ học vấn của khách hàng và một phần do sự hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ còn chưa nghiêm túc của CBTD.
-Về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng.
Phương thức trả lãi và gốc
10%
Phù hợp
11%
Trả nhiều kỳ, phiền phức
79%
Trả ít kỳ, không đủ khả năng trả nợ
Biểu đồ2.4: Đánh giá của HSX về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng
Khi tìm hiểu về phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng thì có được kết quả như sau: có 79% chọn là phù hợp; 11% chọn là trả nhiều kỳ, phiền phức, chủ yếu là việc vay ngắn hạn và hàng quý phải trả lãi; và có 10% chọn là trả ít kỳ, không đủ khả năng trả nợ, chủ yếu là việc vay trung hạn 6 tháng và 12 tháng trả bớt nợ gốc. Như vậy, nhìn chung thì phương thức trả lãi và gốc của ngân hàng No Hải Lăng như vậy là khá tốt, tuy nhiên trong thời gian tới cần quan tâm hơn đến việc thỏa thuận về phương thức trả nợ gốc và lãi với khách hàng.
-Về mức cho vay.
Mức cho vay
33%
Phù hợp với nhu cầu
Thấp so với thực tế
67%
Biểu đồ2.5: Đánh giá của khách hàng về mức cho vay của ngân hàng
Theo kết quả điều tra thì có 67% khách hàng trả lời là phù hợp với nhu cầu thực tế và có 35% trả lời là thấp so với nhu cầu thực tế, do đó họ phải vay nóng bên ngoài hoặc mượn thêm sổ đỏ của bà con, bạn bè để vay thêm tại ngân hàng, việc này tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần chú ý đến vấn đề này khi ấn mức cho vay sao cho phù hợp với cả hai bên.
2.2.3. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất
2.2.3.1. Kết quả đạt được
Qua những phân tích trên, ta có thể đưa ra kết luận rằng hoạt động cho vay đến hộ sản xuất là có chất lượng khá tốt. Thể hiện:
Một là: Tỷ trọng cho vay HSX ngắn hạn cao hơn trung hạn là hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng, bước đầu mang lại kết quả thành công cho cả ngân hàng.
Hai là: Doanh số cho vay ở ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng, cung ứng vốn đến các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. DSCV tăng cao là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc mở rộng hoạt động cho vay, tăng thu nhập cho ngân hàng.
Ba là: Công tác thu nợ được chú trọng đúng mức, doanh số thu nợ tăng trưởng mạnh qua từng năm, việc phân loại nợ quá hạn, nợ xấu được tiến hành thường xuyên, tỷ lệ quá hạn, nợ xấu giảm theo từng năm.
Bốn là: Đồng vốn của ngân hàng được xoay vòng khá nhanh, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho ngân hàng.
Năm là: Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay HSX ngày càng tăng, đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Sáu là: Sự hài lòng của khách hàng với ngân hàng là khá lớn, CBTD khá nhiệt tình với khách hàng vay vốn, các quy định về lãi suất, kỳ hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ, mức cho vay là khá phù hợp với điều kiện của các HSX.
Bảy là: Việc khoán chỉ tiêu cho từng CBTD trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX.
2.2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
a. Một số hạn chế.
Như đã nói ở trên, chi nhánh NHNo Hải Lăng có chất lượng hoạt động cho vay HSX là khá tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất: Cơ sở vật chất của ngân hàng còn khiêm tốn, nhiều khi máy móc gặp sự cố thì không tiến hành giải ngân cho bà con được, phải chờ đợi khá lâu.
Thứ 2: Dư nợ cho vay HSX có tăng trưởng nhưng tốc độ khá chậm trong năm 2011, dư nợ cho vay với ngành dịch vụ nông nghiệp còn khá khiêm tốn mặc dù đây là ngành có tiềm năng lớn.
Thứ 3: Mối quan hệ giữa dư nợ cho vay và dư nợ xấu của hoạt động cho vay trung hạn là chưa cân đối, hoạt động này còn có nhiều rủi ro.
Thứ 4: Vòng quay vốn cho vay HSX khá cao nhưng vẫn nhỏ hơn so với bình quân chung của cả chi nhánh, làm chậm lại sự chu chuyển đồng vốn chung của cả chi nhánh.
Thứ 5: Cơ cấu cho vay các ngành nghề kinh tế còn chưa cân đối, tập trung quá nhiều cho sản xuất nông nghiệp trong khi ngành này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do việc sản xuất kinh doanh của họ còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Thứ 6: Nguồn vốn huy động từ dân cư chưa đủ để ngân hàng thực hiện cấp tín dụng nên phải vay vốn của ngân hàng cấp trên.
Bảy là:Sự không hài lòng của các hộ sản xuất đến vay vốn tại ngân hàng vần còn, chủ yếu là phong cách làm việc của CBTD và sự khó khăn trong việc tiếp cận thủ tục vay vốn của ngân hàng .
b. Nguyên nhân của những hạn chế trên.
-Nguyên nhân khách quan.
- Điều kiện tự nhiên: Hạn hán, bão lụt liên tục xãy ra qua từng năm đã ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh cũng xãy ra trong những năm gần đây như dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm[8] đã ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất dẫn đến chậm trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của ngân hàng, hệ thống giao thông đường bộ chất lượng kém, ở các xã như Hải Khê, Hải Vĩnh…chủ yếu là đường đỏ, mùa mưa kéo dài nên rất lầy lội đã làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát trước và sau khi cho vay của CBTD, hệ thống kênh mương thủy lợi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên khi hạn hán xãy ra thì không đủ nước tưới cho cây lúa dẫn đến năng suất lúa không ổn định, do đó ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Sự biến động về kinh tế, chính trị của thế giới đã làm cho giá cả một số mặt hàng tăng mạnh như giá lúa gạo, cám, giá phân bón, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi[9]… làm tăng chi phí đầu tư của hộ sản xuất và gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.
-Nguyên nhân chủ quan.
Từ phía khách hàng:
- Sư dụng vốn sai mục đích: Một số HSX đã sử dụng vốn vay sai với mục đích ghi trong hợp đồng vay vốn như để trả nợ bên ngoài, chơi hụi, vay cho bạn bè, người thân đi nước ngoài… gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.
- Ý thức trả nợ của một số HSX còn chưa cao, dây dưa trong việc trả nợ, thậm chí còn không chịu trả nợ khi CBTD đến tận nhà đòi hoặc bỏ trốn vào các thành phố lớn làm ăn nhằm trốn nợ làm cho nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng lên.
Từ phía ngân hàng:
- Chưa chấp hành tốt quy trình cho vay: Do CBTD thiếu thông tin về khách hàng, hộ sản xuất rất đông, trải rộng trên địa bàn huyện, đồng thời với ý nghĩ giải quyết hồ sơ nhanh gọn cho các HSXC, tránh đi lại nhiều lần nên việc kiểm tra
trước, trong và sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Quá trình kiểm tra sau khi cho vay có phát hiện sử dụng vốn sai mục đích nhưng giải quyết chưa triệt để, nợ quá hạn phát sinh và kéo dài.
- Việc đánh giá, thẩm định khách hàng cá nhân còn mang tính kinh nghiệm, chưa có một cơ sở khoa học nào, do đó chỉ với một sự quen biết thì HSX rất dễ vay được vốn với mức cho vay khá cao (50 triệu đồng), điều này tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Trong khi đó, các khoản vay trên 50 triệu phải có TSĐB thì quy trình đến khi giải ngân diễn ra khá chậm chạp, thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian của ngân hàng và khách hàng.
- Công tác đào tạo và đào tạo lại CBTD vẫn chưa được tiến hành thường xuyên.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng chưa được triển khai cụ thể, đúng tiến độ nên chưa đạt được hiệu quả cao.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI
CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN HẢI LĂNG
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Định hướng chung của NHNo&PTNT huyện Hải Lăng trong thời gian tới
Căn cứ mục tiêu cụ thể, chương trình nhiệm vụ của ngân hàng cấp trên giao và định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, NHNo Hải Lăng phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu cụ chủ yếu như sau:
- Nguồn vốn tăng trưởng tối thiểu 35% so với năm 2011, trong đó huy động tiền
gửi từ dân cư chiếm 65 – 75%.
- Dư nợ tăng trưởng tối thiểu 27% so với năm 2011, trong đó dư nợ nông nghiệp
nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 15% trong đó tỷ lệ nợ xấu dưới 2% so với tổng dư nợ.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay HSX
a. Thuận lợi.
- Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương các xã và UBND huyện trong
việc tạo điều kiện để khách hàng vay vốn xác nhận các giấy tờ liên quan.
- Được NHNN cung ứng vốn để đảm bảo không thiếu cho cho khu vực tam nông.
- Là ngân hàng có thời gian hoạt động rất lâu năm nên đã nắm rất rõ tình hình của người dân, có số lượng khách hàng truyền thống đông đảo.
- Trụ sở chi nhánh đặt tại trung tâm của thị trấn Hải Lăng, cùng với đó là sự hiện diện của 2 phòng giao dịch được đặt ở những nơi đông dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giao dịch với khách hàng.
- Ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất khá đẩy đủ và hiện đại, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch của khách hàng, trụ sở khang trang tạo niềm tin cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản…
- Mối CBTD phụ trách 2 xã trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợ để áp sát địa
bàn, nắm bắt kịp thời các thông tin và tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
b. Khó khăn.
- Trên địa bàn còn có các tổ chức tín dụng khác thực hiện việc huy động vốn như Ngân hàng Chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân xã Hải Phú nên khả năng thu hút vốn từ dân cư và các tổ chức bị chia sẽ.
- Điều kiện giao thông nông thôn của huyện đã được các cấp chính quyền quan tâm mở rộng, nhưng các hộ vay vốn phân tán khắp nơi đã gây không ít khó khăn cho CBTD trong công tác thẩm định cho vay và thu hồi nợ, đối chiếu và xử lý nợ quá hạn…
- Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các hộ sản xuất có số lượng đông đảo, địa bàn rộng, món vay có giá trị nhỏ nên công tác quản lý vốn vay gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí cho ngân hàng.
- Hải Lăng là huyện có khi hậu khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài, mùa nắng thì chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HSX.
3.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSX của ngân
hàng trong thời gian tới.
-Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương.
Thực hiện có kết quả công tác huy động vốn là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, tăng trưởng dư nợ. Hiện nay, trên địa bàn huyện ngoài NHNo Hải Lăng còn có 2 tổ chức tín dụng khác thực hiện việc huy động vốn của nhân dân nữa là ngân hàng Chính sách xã hội huyện và quỹ tín dụng nhân dân xã Hải Phú, cùng với đó là sự xuất hiện của các tổ chức tín dụng đen thường xuyên huy động vốn của người dân với lãi suất rất cao. Vì thế, trong thời gian tới ngân hàng cần đưa ra các giải pháp để thu hút dòng tiền của dân cư và các tổ chức. Một số biện pháp được tôi đưa ra là:
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: tăng cường công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng phụ vụ khách hàng, luôn xem khách hàng là thượng đế, ngân hàng có hoạt động được hay không một mặt là nhờ lòng tín của dân chúng, tạo được lòng tin cho dân chúng, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều cá nhận, tổ chức đến giao dịch với ngân hàng, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt để khai thác tối đa những nguồn vốn có lãi suất thấp, nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư, đảm
bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định, có đủ nguồn vốn để ngân hàng cấp tín dụng không phải đi vay của cấp trên nữa.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động: cần mở rộng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người dân, như đưa ra các sản phẩm tiền gửi tính lãi bình thường theo ngày, lãi trả trước; liên kết với các tổ chức hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị để tiến hành trả lương qua thẻ, hay thu hút các quỹ hoạt động của các tổ chức…
- Chính sách khuyến khích đối với khách hàng: cần có những dịch vụ ưu đãi như tiết kiệm có thưởng hoặc quà tặng vào các dịp lễ, tết cho các tài khoản, sổ tiết kiệm có số dư tiền gửi lớn, thời hạn gửi dài hay những khách hàng lâu năm.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất
trong ngân hàng để khách hàng cảm thấy thoải mái khi tới giao dịch với ngân hàng.
-Mở rộng cho vay đi đôi với quản lý tốt từng món vay.
Triển khai thực hiện kế hoạch của ngân hàng trong năm 2012 là mở rộng hoạt động cho vay, chú ý đến cho vay tam nông. Tuy nhiên, mở rộng cho vay phải gắn liền với quản lý tốt từng món vay, đảm bảo hoạt động cho vay HSX là có chất lượng. Do đó, để mở rộng việc cho vay cần phát huy hơn nữa việc cho vay thông qua các tổ. Vì thông qua tổ ngoài trách nhiệm tìm kiếm khách hàng thông qua các cuộc họp như họp phụ nữa, thanh niên, hội cựu chiến binh… còn hướng dẫn bà con lập hồ sơ vay vốn, đôn đốc trả nợ đúng hạn, giúp đỡ lẫn nhau trong việc học hỏi các hộ kinh doanh giỏi trên địa bàn và trên cả nước, tuy nhiên cần hạn chế những khiếm khuyết khi cho vay qua tổ như việc tổ trưởng lạm dụng quyền hạn để bắt ép bà con, làm việc theo tình cảm.
-Rút ngắn quy trình cho vay.
Đối với những hộ sản xuất quen thuộc, lâu năm thì quá trình vay vốn có thể diễn ra nhanh hơn vì CBTD đã có được thông tin về khách hàng đó, có thể không phải hướng dẫn họ cách lập hồ sơ vay vốn… rút ngắn thời gian tạo điều kiện cho HSX vay vốn nhanh chóng và tăng năng suất lao động của CBTD; đối với những HSX là khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng thì CBTD cần niềm nở đón tiếp và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn một cách cụ thể, tranh thủ thời gian rảnh để về địa bàn xem xét, xác minh thông tin rồi đưa ra quyết định đối với khách hàng.
- Nghiên cứu khách hàng.
Công tác cho vay đến HSX chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân, CBTD thẩm định khách hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà không có một cơ sở khoa học nào do đó vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do đó ban lãnh đạo ngân hàng cần đưa ra một số chỉ tiêu để chấm điểm, xếp hạng khách hàng một cách khách quan và có cơ sở hơn. Cùng với đó là việc tìm hiểu khách hàng kỹ hơn thông qua chính quyền địa phương, lịch sử quan hệ với ngân hàng, hay những khách hàng có quen biết với khách hàng đó.
-Nâng cao chất lượng nghiệp vụ của CBTD.
Ban lãnh đạo ngân hàng cần thường xuyên tiến hành các khóa tập huấn để phổ biến cơ chế tín dụng, thể lệ tín dụng, cập nhật các chính sách mới, những phần mềm quản lý tín dụng mới, cũng như cử nhân viên tín dụng tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, ngân hàng cấp trên để nâng cao hơn nữa năng lực nghiệp vụ, giúp cho hoạt động cho vay diễn ra nhanh và có chất lượng hơn.
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay đến hộ sản xuất. Thứ nhất là chi nhánh cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc cho vay HSX với những món vay có giá trị lớn ở 2 phòng giao dịch Hội Yên và Nam Hải Lăng nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn; thứ hai là việc ban lãnh đạo đốc thúc CBTD tăng cường công tác giám sát việc sử dụng vốn vay của các HSX định kỳ hoặc bất thường nhằm hướng
họ sử dụng vốn đúng mục đích, tránh gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
-Hiện đại hóa cơ sở vật chất ở ngân hàng.
Hiện nay các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác cho vay của ngân hàng còn hạn chế, khi bị hư hỏng thì các công đoạn sau không thực hiện được dẫn đến các hộ sản xuất phải chờ đợi lâu, có khi mất cả ngày vẫn không vay được vốn. Vì vậy, ngân hàng cần có giải pháp, kiến nghị với ngân hàng cấp trên để nâng cấp trang thiết bị, phục vụ tốt nhất cho hoạt động của mình.
-Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.
Ngân hàng luôn cố gắng để các khoản nợ quá hạn không xảy ra bằng cách sàng lọc, phân tích, thẩm định thật kỹ khách hàng vay vốn, tuy nhiên vẫn để xãy ra hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro như CBTD thường xuyên gửi giấy báo
nợ, gọi điện hay tới tận nhà để đòi nợ; liên hệ với tổ trưởng thúc giục các hộ sản xuất tới ngân hàng trả nợ; liên hệ với chính quyền địa phương các cấp các ngành có các biện pháp về hành chính, họp dân để xử lý nợ thu hồi quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng.
Theo kinh nghiệm của một số tỉnh thì một trong số các biện pháp được đưa ra để thu hồi các khoản nợ này có hiệu quả là việc CBTD thông qua các tổ phụ nữ, tổ thanh niên, hội cựu chiến binh để tiến hành các cuộc họp theo từng thôn, từng đội để nêu tên những hộ nợ quá hạn ngân hàng, sau đó mỗi buổi sáng nêu tên nhắc nhở họ qua loa đài ở địa phương, việc này đã gây ra tâm lý khó chịu cho các hộ mắc nợ này, vì người dân ở vùng quê thường rất e ngại việc xấu của mình được công khai như vậy, nhờ đó mà ngân hàng đã khá thành công trong việc thu hồi nợ.
-Tiếp tục phát huy việc khoán chỉ tiêu cho từng CBTD.
Việc khoán chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thu nợ xử lý rủi ro cho từng CBTD, trên cơ sở đó để đưa ra các hình thức thưởng, phạt về mặt vật chất và tinh thần cho họ. Việc khoán chỉ tiêu này một mặt tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, mặt khác lại hạn chế được tình trạng gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu.
3.4. Kiến nghị
Việc đưa ra các giải pháp chỉ mang tính chủ quan của riêng tôi, và để có thể triển khai tốt các giải pháp trên, tôi xin có một vài kiến nghị sau:
-Kiến nghị với Nhà nước.
- Nghị định 41 đã được ban hành được gần 2 năm, tuy nhiên hiện nay việc một hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có thể vay được mức vốn tối đa là 50 triệu là rất khiêm tốn. Do đó, Chính phủ cần có các thông tư hướng dẫn, chỉ rõ cho các tổ chức tín dụng cũng như các hộ sản xuất biết các điều kiện cụ thể để vay được số tiền đó.
- Về việc cấp và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất ruộng phải được triển khai nhanh chóng, minh bạch và tiện lợi cho người dân, vì đối với những hộ vay vốn lâu năm thì việc đổi lại sổ đỏ mới như hiện nay (sổ hồng) là khá khó khăn do thiếu thông tin.