Định Hướng Phát Triển Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Ninh Bình Trong Năm 2014 Và Các Năm Tới.


xử lý theo luật. Riêng đối với những doanh nghiệp nhà nước đang chuyển đồi, hồ sơ đề nghị xử lý nợ tồn đọng đều chưa giải trình phương án trả nợ từ nguồn nào, điều này làm cho ngân hàng không biết được mình có thể thu được nguồn trả nợ hay không. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền tuyên bố giải thể, phá sản đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.

==> Tóm lại, công tác xử lý rủi ro là phương án cuối cùng của ngân hàng để thu hồi nợ, điều này phụ thuộc vào thiện chi trả nợ của khách hàng và sự hợp tác của cơ quan chức năng có liên quan. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của BIDV Ninh Bình là phải nhận biết được các rủi ro sớm để có biệm pháp khắc phục kịp thời.

d. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

Do đặc điểm của rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro ẩn khó có thể xác định được hoặc dự đoán trước, nên công tác quản lý rủi ro tác nghiệp là một trong những công tác khó khăn nhất của NHTM. Với các NHTM Việt Nam, công tác này lại còn khó khắn hơn. Do đây là khái niệm khá mới mẻ. Ban lãnh đạo BIDV Ninh Bình đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh, và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của công tác quản lỷ rủi ro tại BIDV Ninh Bình. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, BIDV Ninh Bình đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đó là:

Thứ nhất, có thể khẳng định rằng cách thức tiếp cận cũng như những phương pháp BIDV Ninh Bình đang sử dụng để quản lý rủi ro tác nghiệp là đúng hướng theo thông lệ tốt nhất về quản lý rủi ro.

Thứ hai, BIDV Ninh Bình đã bước đầu xây dựng được khung quản lý rủi ro tác nghiệp phù hợp với thực tiễn hoạt động, đó chính là việc ban hành Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp; Các quy định và quy trình cụ thể về nhận diện, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro.

Thứ ba, công tác quản lý rủi ro tác nghiệp đã tạo bước đột phá về nhận thức

của cán bộ, người lao động trong BIDV Ninh Bình về rủi ro tác nghiệp; qua đó góp


phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong quá trình thao tác nghiệp vụ,

hạn chế tối đa rủi ro.

Thứ tư, thông qua công tác quản lý rủi ro tác nghiệp mà hệ thống các văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ của BIDV Ninh Bình được rà soát, chỉnh sửa hoặc ban hành mới đồng bộ, kịp thời, rõ ràng, chi tiết cho từng loại nghiệp vụ.

Thứ năm, BIDV Ninh Bình đã xây dựng được thư viện các dấu hiệu rủi ro chủ yếu, qua đó góp phần nhận diện được chính xác hơn các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ sau, các sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp từng bước đã được hạn chế. Mặc dù BIDV Ninh Bình hàng năm đều tăng quy mô hoạt động, nhưng những sai sót tác nghiệp của cán bộ đã được giảm qua các năm, các sự cố rủi ro xảy ra không nhiều và tổn thất về rủi ro tác nghiệp mà BIDV Ninh Bình phải gánh chịu không lớn, chủ yếu là các tổn thất liên quan đến đạo đức của các bộ- một trong những loại rủi ro khó dự đoán và kiểm soát nhất.

Thứ bảy, trên cơ sở các báo cáo tổn thất, cho phép BIDV Ninh Bình áp dụng phương pháp đo lường về vốn dành cho rủi ro tác nghiệp tiên tiến hơn, chuẩn xác hơn

e. Hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, công tác quản lý rủi ro

tác nghiệp của BIDV Ninh Bình cũng còn có những điểm hạn chế, đó là

+ Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV Ninh Bình mới hướng đến được yêu cầu tuân thủ nhiều hơn là việc đào tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

+ BIDV Ninh Bình chưa xác định được giới hạn rủi ro có thể chấp nhạn được cho từng mảng nghiệp vụ vì nhiều lý do khác nhau. Do đó rất khó đánh giá chính xác hiệu quả của công tác quản lỷ rủi ro.

+ Hiện tại phòng quản lý rủi ro thực hiện đồng thời cả 2 chức năng: Quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tác nghiệp, chưa thành lập được bộ phận làm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp chuyên trách. Việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm mất đi tính chất chuyên môn hóa, và do vậy rất khó mang lại hiệu quả cao.


+ Các dữ liệu, chỉ tiêu để đánh giá, phân tích rủi ro được thu thập hoàn toàn thủ công, quá trình tổng hợp rất khó khăn.

+ Công cụ đo lường rủi ro tác nghiệp còn khá đơn giản, thiếu những mô hình dự báo, ước lượng tiên tiến. Các công cụ quản lý rủi ro chưa được phát triển, hiện tại BIDV Ninh Bình đã triển khai công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp: Tự Đánh giá và kiểm soát; báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp; Báo cáo sự cố mà ma trận rủi ro tác nghiệp, rà soát và phê duyệt sản phẩm mới; theo dõi khắc phục những ghi nhận của kiểm toán, bảo hiểm.

2.3.2.3 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.

- Kinh tế: Do tình hình kinh tế chung của Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, sát nhập ngày càng tăng dẫn đến gây rất nhiều khó khăn và rủi ro cho hoạt kinh doanh ngân hàng. Trong năm 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp phá sản hoặc giản thể ( Nguồn: Tạp chí kinh tế và dự báo tổ chức). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các doanh nghiệp bị phá sản là do chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao: giá xăng tăng, giá điện tăng, các nguồn nguyên liệu đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra còn do nguyên nhân các doanh nghiệp sử dụng vốn của mình không đưa vào kinh doanh mà đưa vào kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng do các thị trường này lúc trước đang tăng trưởng nóng, đến khi các thị trường này bị suy thoái đóng băng làm cho nguồn vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

- Môi trường xã hội.

+ Rủi ro về chính sách: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngân hàng trên thế giới thì rủi ro tín dụng tại Việt Nam chịu nhiều tác động của yêu tố rủi ro chính sách. Với việc thay đổi liên tục các chính sách về thuế đối với các ngành nghề và hàng hóa cho thấy sự không ổn định trong chính sách khiến cho các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Môi trường kinh doanh không ổn định thường xuyên sẽ gián tiếp là suy yếu điều kiện tại chính của người vay.


+ Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Các ngân hàng chưa thực hiện được chức năng cưỡng chế thu hồi nợ. Trong trường hợp khách hàng chưa trả được nợ khi đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì theo khoản 2 điều 54 Luật các tổ chức tín dụng có quy định “ Tổ chức tín dụng có quyền bán tài sản cầm cố đề thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật”. Nhưng trong thực tế hiệu lực pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm chưa tạo quyền tự chủ cho các ngân hàng và phụ thuộc nhiều vào thiện chí và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng.

+ Tính chính xác và sẵn có của thông tin: Phân lớn các thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp đều không phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các kênh thông tin khác như trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước hay trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của BIDV lại hoạt động chưa hiệu quả, chỉ cung cấp được một số lượng và thông tin nhất định. Thậm chí các bộ, ban ngành liên quan cũng chưa có sự phối hợp nhằm tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng đánh giá chính xác về khách hàng. Chính vì vậy mà còn tồn tại nhiều trường hợp cho vay không hiệu quả.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 3

************

Chương 2 đã giới thiệu sơ lược tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2013, qua đó tổng hợp được một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, thống kê những sai sót cơ bản trong quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình được phản ánh qua các chỉ tiêu về dự phòng rủi ro và tỷ lệ nợ xấu, là tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp để Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình có thể kiểm soát tốt hơn nữa chất lượng tín dung.

Qua chương 2 cho thấy hiện trạng rủi ro tín dụng của BIDV Ninh Bình còn chưa được tốt, còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục. Sau đây là ba tồn tại chủ yếu đẫn đến công tác hạn chế rủi ro của BIDV Ninh Bình còn chưa tốt:

- Công tác kiểm soát nội bộ còn chưu được chú trọng. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã mắc các lỗi trong quy định, quy trình tín dụng dẫn đến gây rủi ro cho Ngân hàng.

- Chất lượng công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay còn chưa đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ không tuân thủ quy chế, quy trình cho vay, không thực hiện phân tích dự án, thẩm định khách hàng, thông tin về khách hàng và thông tin do khách hàng cung cấp không đầy đủ.

- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định tín dụng còn chưa đủ đáp ứng cho việc: Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ tại BIDV Ninh Bình còn trẻ, độ tuổi trung bình của cán bộ là 33 tuổi, chưa có nhiều trương trình đào tạo về nghiệp vụ rủi ro cho cán bộ dẫn đến các cán bộ còn thiêu kinh nghiệm và trình độ về thẩm định tín dụng.

Đây sẽ là những vấn đề cơ bản sẽ được đề xuất phương án giải quyết trong chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH


3.1. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình trong năm 2014 và các năm tới.

3.1.1. Định hướng phát triển chung.

Thực hiện đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển của BIDV Ninh Bình ngày càng lỗ lực cố gắng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước. Nhận thức vai trò của mình là Ngân hàng hàng đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới. BIDV Ninh Bình luôn có những phương hướng hoạt động chính như sau:

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện nâng cao các sản phẩm dịch vụ hiện có như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, thẻ ATM, thẻ quốc tế VISA và Master...Không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Lấy công nghệ thông tin làm cơ sở phát triển mô hình ngân hàng hiện đại, xây dựng một quy trình tín dụng nhanh gọn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

- Chủ động nắm vững diễn biến lãi suất thị trường trong nước để xây dựng

chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất phù hợp với chính sách kinh tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn và quản lý vốn. Trú trọng

khai thác các nguồn tiền gửi có lãi suất thấp, củng cố mạng lưới tiết kiệm.

- Tăng cường việc mở rộng Khách hàng, tích cực tuyên truyền tiếp thị quảng cáo, áp dụng các sản phẩm mới trong huy động vốn. Sử dụng vốn an toàn hiệu quả, tập trung cho đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khai thác triệt để các lợi thế của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tiếp tục đầu tư mở rộng vào các thành phần kinh tế trên cơ sở phân loại thị trường, chọn lựa khách hàng đầu tư, coi trọng thương hiệu và chất lượng hiệu quả vốn đầu tư, bên cạnh việc đầu tư vào thị trường công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, linh hoạt hóa cơ chế bảo đảm tiền vay, mở rộng cho vay theo hạn mức


tín dụng. Đồng thời tích cực nghiên cứu mở rộng các loại hình kinh doanh phục vụ

Ngân hàng.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, hạ thấp tỷ lệ khó đòi, nợ quá hạn. Bám sát đôn đốc các khoản nợ quá hạn, khó đòi, lãi treo. Tìm các biện pháp để thu hồi kể cả việc phát mại tài sản khởi kiện trước pháp luật.

- Tìm kiếm Khách hàng mới, bám sát các đơn vị có dự án khả thi để cho vay, thực hiện tăng trưởng vững chắc dư nợ ngắn hạn và trung hạn. Tiến hành phân tích tình hình kinh doanh, tài chính của các Doanh nghiệp và tư vấn cho Khách hàng để có hướng đầu tư hợp lý.

- Duy trì và phát triển phong trào thi đua động viên cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Phong cách giao tiếp văn minh lịch sự hòa nhã với Khách hàng. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn có tay nghề cao cho cán bộ nhân viên dưới mọi hình thức, chấp hành tốt nội quy quy chế cơ quan.

- Đoàn kết nội bộ, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn và các đoàn thể, thực hiện mục tiêu kinh doanh của BIDV Ninh Bình quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo BIDV Ninh Bình, đảm bảo về số lượng và chất lượng.

- Đầu tư thích đáng vào công tác tự đào tạo nghiệp vụ kinh doanh phù hợp với chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế. Phối hợp chặt chẽ giữa chi bộ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Gắn công tác thi đua với việc thực hiện công tác chuyên môn của chi nhánh. Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

- Phát huy quyền tự chủ, sang tạo của mọi cơ sở đi đôi với tăng cường kỷ cương điều hành, quản lý tập trung của chi nhánh. Tiếp tục phát triển thêm mạng lưới ở những địa điểm có khả năng phát triển kinh doanh, đi đôi với việc nâng cấp các cơ sở hiện có.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp dư nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó.Về tài chính: Phấn đấu đảm bảo lương cả năm đạt hệ số theo quy định và có dự phòng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2013 của BIDV Ninh Bình)


Cụ thể trong năm 2014 kế hoạch kinh doanh của BIDV Ninh Bình đề ra là:

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh của BIDV Ninh Bình trong năm 2014


CT

Tên chỉ tiêu

UTH

2013

KH

2014

% TT

2

3

4

5

6

I

Chỉ tiêu KHKD




A

Chỉ tiêu KHKD chính




A1

Lợi nhuận trước thuế

67

90

34,33%

A2

Huy động vốn bình quân

2.934

3.390


A3

Thu dịch vụ ròng (không gồm KDNT&PS)

42

50

19,05%

A4

Dư nợ tín dụng cuối kỳ

5.400

5.900

9,26%

A5

Thu nợ hạch toán ngoại bảng

5,8

6

3,45%

B

Chỉ tiêu quản lý




B1

Dư nợ tín dụng Trung dài hạn

1.340

1.500

11,94%

B2

Dư nợ tín dụng ngắn hạn

4.060

4.400


B3

HĐVCK khách hàng ĐCTC

394

400

1,52%

B4

HĐVCK khách hàng Doanh nghiệp

303

330

8,91%

B5

HĐVCK khách hàng bán lẻ

1.237

1.660

34,20%

B6

Thu ròng dịch vụ Thẻ

1,1

1,4

27,27%

B7

Thu ròng KDNT&Phái sinh (số liệu ghi nhận)

1,5

1,7

13,33%

B8

Doanh thu khai thác phí bảo hiểm

2,3

2,4

4,35%

II

Chỉ tiêu tham chiếu, điều hành




1

Lợi nhuận trước thuế/người

0,508

0,612

20,62%

2

Tỷ lệ nợ xấu/TDN

2,98

2

-32,89%

3

Tỷ lệ nợ nhóm II/TDN

1,48

1,1

-25,68%

4

Trích DPRR

86,1

70

-18,70%

5

Dư lãi treo nội bảng

70

86

22,86%

6

Dư nợ hạch toán ngoại bảng

58

52

-10,34%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023