Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN | 24,8 | 25,4 | 2,45% | |
8 | Tỷ lệ dư nợ NQD/TDN | 90,5 | 92 | 1,66% |
9 | Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/TDN | 94 | 94 | 0,00% |
10 | Định biên lao động | 144 | 159 | 10,42% |
11 | Lao động bình quân | 132 | 147 | 11,36% |
12 | NIM huy động | 2,42 | 2 | -17,36% |
13 | NIM cho vay | 1,24 | 1,3 | 4,84% |
14 | Tổng tài sản | 5.090 | 5.190 | 1,96% |
15 | Tổng tài sản bình quân | 4.896 | 4.982 | 1,76% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng.
- Bảng Tổng Hợp Các Tồn Tại Và Nguyên Nhân Trong Hoạt Động Tín Dụng
- Định Hướng Phát Triển Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Ninh Bình Trong Năm 2014 Và Các Năm Tới.
- Giải Pháp 2: Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Thẩm Định Khách Hàng Trước
- Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 14
- Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
(Nguồn: Biểu các chỉ tiêu KHKD chủ yếu của BIDV Ninh Bình năm 2014)
3.1.2 Định hướng về hoạt động tín dụng.
Để thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra, BIDV Ninh Bình đã có những định hướng về hoạt động tín dụng trong các năm tiếp theo như sau:
- Thực hiện tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc ” Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – Hiệu quả - An Toàn” không để phát sinh thêm nợ xấu, nợ quá hạn.
- Nhanh chóng tạo nền tảng khách hàng vững chắc làm cơ sở cho các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, các dự án hiệu quả có khả năng thu hồi vốn để đầu tư trung và dài hạn.
- Triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại BIDV Ninh Bình. Tăng cưởng quảng cáo các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của BIDV Ninh Bình thông qua các hình thức: phát tở rơi, băng rôn, áp phích, quảng cáo trên ti vi, đài báo.
- Tiếp tục sắp xếp lại khách hàng, cơ cấu lại nợ hiện có. Tập trung tiếp thị, lựa chọn đối tượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh đa năng, sử dụng tổng hợp nhiều dịch vụ ngân hàng, có tiềm năng tiền gửi và có tài sản bảo đảm cao.
- Thực hiện phân loại nợ, chuyển nợ, gia hạn nợ theo đúng quy định. Tập trung các biệm pháp để thu hồi nợ xấu và các hạch toán ngoại bảng.
- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, các khoản vay và công tác đánh giá khách hàng, quản lý tín dụng. Thực hiện kiểm tra và giám sát trước trong và sau khi cho vay theo đúng quy định.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả của hội đồng tín dụng tại BIDV Ninh Bình, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân và cá thể tại các phòng giao dịch tạo điều kiện phát triển dịch vụ và hỗ trợ huy động vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch.
- BIDV Ninh Bình đặt ra mục tiêu đến năm 2016 - trở thành chi nhánh dẫn đẩu về chất lượng tín dụng ,trong khu vực đồng bằng Sông Hồng và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình.
Sau quá trình nghiên cứu và phân tích về thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình tác giả đã đã rút ra được một số tồn tại chủ yếu liên quan đến tình hình chất lượng tín dụng của BIDV Ninh Bình còn chưa tốt đó là: Công tác kiểm soát nội bộ còn chưa được chú trọng, chất lượng thẩm định khách hàng trước khi cho vay còn chưa được đảm bảo, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ về phòng ngừa và xử lý rủi ro còn chưa đủ đáp ứng cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Sau đây là một số giải pháp mà tác giả nêu ra để hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình.
3.2.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng.
3.2.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.
Kiểm tra nội bộ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động hạn chế rủi ro. Kiểm tra nội bộ không chỉ phát hiện ra những thiếu sót, sơ hở, bất hợp lý trong cơ chế điều hành và hoạt động, mà còn giúp lãnh đạo ngân hàng hoạch định tốt chiến lược kinh doanh, góp phần đưa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Sự kiểm tra, kiếm soát đánh giá thường xuyên và định kỳ của kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận kiểm soát nội bộ nhưng trong thời gian qua công tác kiểm soát nội bộ của BIDV Ninh Bình chưa làm hết được chức năng và nhiệm vụ của mình, các lỗi mà cán bộ tín dụng mắc phải vẫn còn nhiều nhưng bộ phận kiểm soát nội bộ chưa phát hiện kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống kiểm soát nội bộ còn sơ sài chưa thiết lập được một quy trình hoàn chỉnh, công tác kiểm soát nội bộ không được thường xuyên còn mang tính chất đối phó.
Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra với BIDV Ninh Bình là đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ nhằm kiểm soát, hạn chế được lỗi mà cán bộ tín dụng mắt phải ngay từ ban đầu để hạn chế được rủi ro ở mức chấp nhận được cho ngân hàng, hạn chế được các khoản nợ xấu phát sinh.
3.2.1.2 Nội dung giải pháp đề xuất.
Nợ xấu phát sinh do rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân xảy ra nhiều và gây rủi ro nhất là do vi phạm quy định, quy trình tín dụng. Vì vậy, để phát hiện và khắc phục kịp thời số lỗi vi phạm của cán bộ ngay từ ban đầu ta cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ được đảm bảo được các mục tiêu sau:
- Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra.
- Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và
phi tài chính.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và
hiệu quả.
- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra.
Để thực hiện được các mục tiêu trên cần phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt đông tín dụng gồm các nội dung sau:
Môi trường kiểm soát.
- Ban lãnh đạo của BIDV Ninh Bình phải nêu được rõ quan điểm của mình về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Từ đó đưa ra được các định hướng phát triển
tín dụng và hạn chế rủi ro.
- Cơ cấu tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động tín dụng: BIDV Ninh Bình phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các phòng ban có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Các phòng ban đó là:
+ Các phòng khách hàng: Phải thường xuyên tiến hành việc kiểm tra, tự kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo BIDV Ninh Bình. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định, quy trình văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn.
- Kiểm tra quá trình theo dõi và kiểm tra khách hàng của cán bộ khách
hàng.
- Kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ xấu nợ quá hạn, nợ ngoại bảng.
+ Phòng quản lý rủi ro: Để đảm bảo cho các tỷ lệ cho vay an toàn và hạn chế các lỗi rủi ro tác nghiệp, phòng QLRR thường xuyên kiểm tra tình hình tín dụng của các phòng khách hàng. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra giám sát các tỷ lệ cho vay các sản phẩm đảm bảo tuân thủ
theo quy định của BIDV.
- Kiểm tra các tỷ lệ nợ xấu nợ quá hạn.
- Kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ ngoại bảng.
- Kiểm tra thẩm quyền phán quyết của các món vay.
+ Phòng quản trị tín dụng: Định kỳ phòng QTTD sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ tín dụng.
- Kiểm tra việc tuân thủ quy trình, văn bản chế độ tín dụng.
- Kiểm tra việc nhập thông tin vào hệ thống.
- Về công tác kế hoạch:
+ Tiến hành kiểm tra chọn mẫu theo định kỳ nhất định (01 tháng, 03 tháng)
với những khoản cho vay . Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình
kiểm tra một cách chi tiết đảm bảo rầng mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra chi tiết cụ thể về: kế hoạch trả nợ; chất lượng và điều kiện của tài khoản bảo đảm; tính hợp lệ và đầy đủ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo rằng ngân hàng có đủ quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm; đánh giá điều kiện tài chính và dự báo về khách hàng vay xem đã thay đổi, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của khách hàng thay đổi như thế nào; đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách tín dụng của ngân hàng.
+ Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.
+ Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển.
- Về nhân sự: Đảm bảo đội ngũ tín dụng của BIDV Ninh Bình có trình độ, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được nhu cầu của công việc.
- Cần tiến hành luân chuyển cán bộ một cách thường xuyên: Đối với các trưởng phó phòng tối đa là 5 năm, đối với các nhân viên trừ giao dịch viên tối đã là 3 năm, đối với giao dịch viên tối đa là 1 năm.
- Môi trường bên ngoài:
+ Ngân hàng phải phối kết hợp hiệu quả giữa thanh tra NHNN, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm sát nội bộ. Công tác này sẽ giúp quy trình tín dụng ngày một hoàn thiện, minh bạch và khi có rủi ro xảy ra có thể quy trách nhiệm cho các cá nhân cụ thể.
+ Mọi bước thực hiện, phương pháp kiểm tra, bằng chứng kiểm toán và kết quả kiểm tra phải được lưu trong hồ sơ kiểm soát như là bằng chứng xác minh và đánh giá công việc thực hiện của kiểm soát viên.
Hoạt động kiểm soát:
- Hoạt động kiểm soát nội bộ được gắn với quy trình tín dụng bao gồm 3 phần: Kiểm soát nội bộ trước khi cho vay, kiểm soát nội bộ trong khi cho vay, kiểm soát nội bộ sau khi cho vay.
a. Kiểm soát nội bộ trước khi cho vay:
Bộ phận phụ trách | Rủi ro gặp phải | Bộ phẩn Kiểm soát | |
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng | Phòng khách hàng | Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án, phương án vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay của khách hàng chưa đầy đủ | Sau khi cán bộ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng thì sẽ được lãnh đạo phòng khách hàng tiến hành kiểm tra lại để đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ theo danh mục hồ sơ được BIDV quy định. |
Đánh | Phòng | Cán bộ khách hàng thực | Lãnh đạo phòng khách hàng tiến hành |
giá | khách | hiện đánh giá về khách | kiểm soát lại báo cáo đề xuất tín dụng |
phân | hàng | hàng chưa đầy đủ trên | của cán bộ khách hàng theo quy định |
tích và | các phương diện: | về hướng dẫn đánh giá khách hàng | |
lập báo | + Đánh giá chung về | của BIDV. Sau đó ghi ý kiến và ký | |
cáo đề | khách hàng | vào báo cáo đề xuất. Trường hợp cán | |
xuất tín | + Đánh giá phương án | bộ khách hàng cán bộ khách hàng | |
dụng, | sản xuất kinh doanh, dự | đánh giá chưa đầy đủ thì lãnh đạo | |
tài sản | án đầu tư. | phòng khách hàng yêu cầu cán bộ | |
bảo | + Đánh giá toàn diện rủi | khách hàng tiến hành bổ sung theo | |
đảm | ro và các biệm pháp | đúng quy định. | |
phòng ngừa. | |||
Cán bộ khách hàng đánh | Trường hợp tài sản bảo đảm lớn: đối | ||
giá về tài sản chưa đúng | với bất động sản lớn hơn 1.500 trđ, | ||
theo quy định | đối với động sản lớn hơn 800 trđ, đối | ||
với tài sản khác lớn hơn 500 trđ( trừ |
các giấy tờ có giá) thì thành viên trong ban giám đốc phụ trách tín dụng và lãnh đạo phòng sẽ trực tiếp đi định giá cùng và kiểm soát về định giá tài sản của khách hàng. Với trường hợp tài sản nhỏ: đối với bất động sản nhỏ hơn 1.500 trđ, đối với động sản nhỏ hơn 800 trđ, đối với tài sản khác nhỏ hơn 500 trđ thì lãnh đạo phòng khách hàng sẽ trực tiếp đi định giá cùng và kiểm soát về định giá tài sản của khách hàng. Việc định giá tài sản phải tuân thủ quy định 3979/QĐ-PC của BIDV về giao dịch bảo đảm trong cho vay |
Trường hợp phải thông qua thẩm định rủi ro: Theo quy định hiện hành của BIDV Ninh Bình đối tượng phải qua thẩm định rủi ro là những khách hàng có tổng dư nợ trên 2 tỷ đồng, các món vay trung dài hạn, các doanh nghiệp mới hoạt động lần đầu tại BIDV Ninh Bình và các đối tượng hạn chế cho vay theo quy định của BIDV). Khi món vay phải qua thẩm định rủi ro thì hồ sơ tín dụng và báo cáo đề xuất tín dụng được phó giám đốc phụ trách tín dụng phê duyệt và chuyển tiếp cho bộ phận quản lý rủi ro thẩm định rủi ro.
Bộ phận phụ trách | Rủi ro gặp phải | Bộ phẩn Kiểm soát | |
Thẩm | Phòng | Hồ sơ tín dụng | Cán bộ QLRR thực hiện kiểm tra lại tính |
định | QLRR | chưa đầy đủ. | đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ toàn bộ hồ sơ tín |
rủi ro | Trong báo cáo đề | dụng của khách hàng, đánh giá một cách | |
xuất tín dụng các | khách quan độc lập với thông tin về khách |
thông tin do cán bộ khách hàng đánh giá chưa đầy đủ chính xác | hàng, khoản vay, TSBĐ... trong báo cáo đề xuất tín dụng và đưa ra ý kiến độc lập về cấp tín dụng cho khoản vay. | ||
Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro chưa đúng quy định | Việc thẩm định rủi ro được thể hiện trên báo cáo kết quả thẩm định rủi ro sẽ được trưởng phòng QLRR kiểm soát lại tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp sau đó sẽ ký vào báo cáo kết quả thẩm định rủi ro và trình lên giám đốc chi nhánh. | ||
Phê duyệt tín dụng | Hội đồng tín dụng giám đốc chi nhánh | Phê duyệt không đúng thẩm quyền quy định | Đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của giám đốc thì phải có chữ ký của phó giám đốc phụ trách tín dụng. Đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền của hội đồng tín dụng chi nhánh thì phải được tất cả các thành viên trong hội đồng tín dụng chi nhánh ký tên vào phê duyệt cấp tín dụng. |
Cho vay vượt giới hạn chi nhánh giao. | Trưởng phòng QLRR kiểm tra báo cáo rủi ro của cán bộ QLRR về thẩm quyền phê duyệt của món vay. |
Sau khi khoản tín dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt toàn bộ hồ sơ tín dụng và quyết định cấp tín dụng sẽ được chuyển lại cho bộ phận khách hàng để tiến hành ký kết hợp đồng.
Bộ phận phụ trách | Rủi ro gặp phải | Bộ phẩn Kiểm soát | |
Soạn thảo, ký kết hợp | Bộ phận khách hàng | Cán bộ khách hàng soạn | Trưởng phòng khách hàng phải kiểm tra lại hợp đồng tín dụng và ký nháy |