Góp Phần Làm Phá Sản Hoàn Toàn Chiến Lược “Chiến Tranh Đặc Biệt” Của Mỹ Và Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa Ở Nam Trung Bộ

Bình, Hiệp Thành, Hiệp Hòa (khu Lê Hồng Phong), Bình An, Tân Điền, An Thuận, An Hiệp, Kim Bình (Hàm Thuận), Phú Sung (Hàm Tân), Đất Đỏ, Phú Khánh (Phan Thiết) cũng bị phá banh, quần chúng nhân dân trở về làng cũ. Tháng 10 – 1964, nhân dân các xã Hồng Liêm, Hồng Chính, Hàm Thạnh nổi dậy phá ATS. Đại đội 450 tiến công 2 trung đội dân vệ ở Xa Ra, Tùy Hòa, hỗ trợ quần chúng tiếp tục phá ATS. Ở Bắc Sơn, lực lượng vũ trang huyện tiến công trung đội dân vệ ấp Phú Hải, vũ trang tuyên truyền vào các ấp Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành. Ở Hàm Thuận và Hàm Tân, lực lượng vũ trang liên tiếp mở các đợt hoạt động vào các ATS trên đường 8, Kim Ngọc, Lại An Thượng, Lại An Hạ, Cây Găng, Hiệp Nghĩa, Hiệp Phước, Tam Tân, Hiệp An. Sự hoạt động mạnh mẽ của lực lượng vũ trang cách mạng, dẫn đến tình thế, từ Ma Lâm đến Tân An, từ Tùy Hòa đến Hồng Thái, Hàm Tân lực lượng cách mạng và quân đội VNCH ở trong thế tranh chấp quyết liệt.

Rạng sáng ngày 11 – 11 – 1964, Tiểu đoàn 186 bí mật đột nhập vào ấp Mêpu, tiêu diệt trung đội dân vệ, hỗ trợ nhân dân phá rã ATS; Đại đội 486 kết hợp với bộ đội địa phương huyện Tánh Linh cùng với nhân dân giành quyền làm chủ các ATS Đá Mài, Sông Phan, Suối Kiết, Gia Huynh, Bà Tá và sau đó một ngày, phá tiếp ATS Nghị Đức, Bắc Ruộng. Ngày 12 – 11, Tiểu đoàn 186 cùng với nhân dân phá rã ATS tại các khu dinh điền Sùng Nhơn 1, Sùng Nhơn 2, Tế Lễ, Tà Bao, Huy Khiêm. Tại huyện Hòa Đa, ngày 13 – 10, các Đại đội 486, 489 và bộ đội địa phương phá banh các ATS Gộp, Tà Nung, Tùy Hòa, Xa Ra. Ở huyện Hàm Thuận, du kích địa phương phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy phá các ATS Bình Lâm, An Phú, Tân An, An Hòa, Kim Ngọc. Cùng với phương thức đấu tranh trên, quân và dân huyện Hàm Tân phá các ATS Cây Găng, Tân Hiệp, Gò Dền.

Tính đến cuối năm 1964, toàn tỉnh đã giải phóng được cơ bản huyện Hàm Thuận, đại bộ phận nông thôn đồng bằng huyện Tánh Linh, phá banh, phá rã hệ thống ATS ở các huyện Hàm Tân, Thuận Phong.

Đầu năm 1965, phong trào phá ATS ở Bình Thuận diễn ra mạnh mẽ hơn. Lực lượng vũ trang Khu VI kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh, huyện phá banh ATS Bình Lâm, Đồng Kho, vũ trang tuyên truyền vào các ấp An Phú, Tường Phong, Đại Nẫm diệt tề, ác ôn; tấn công Chi khu Hoài Đức, buộc chúng phải bỏ

chạy về Võ Đắc (Chi khu Tánh Linh), hỗ trợ nhân dân phá banh các ATS ở huyện Hoài Đức và một phần huyện Tánh Linh. Đêm ngày 07 – 02 – 1965, Đại đội 481 của tỉnh tấn công tiêu diệt cứ điểm Lồ Ồ, gây thiệt hại nặng chi khu Tánh Linh, giải phóng các ấp Đồng Me, Gia An, Bà Tá, Huy Khiêm. Ngày 22 – 02 – 1965, lực lượng vũ trang tỉnh hỗ trợ quần chúng nổi dậy làm chủ ATS Huy Khiêm. Tại Đường số 8, lực lượng vũ trang tỉnh tiến công Chi khu Thiện Giáo (Ma Lâm) diệt 1 đại đội biệt kích, xâm nhập thị xã Phan Thiết. Lực lượng chủ lực tỉnh và địa phương huyện Hàm Tân chủ động tấn công quân đội VNCH ở La Gi diệt 2 đại đội, giải phóng các ATS ven biển giáp huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa). Ngày 24 – 02 – 1965, Trung đoàn 2 của Miền hỗ trợ quần chúng giải phóng 2 ATS Hiệp Hòa, Phò Trì (xã Tân Thắng) với hơn 2.000 dân; Tiểu đoàn 186 phối hợp với bộ đội địa phương huyện Tánh Linh giải phóng ATS Võ Xu với hơn 5.000 dân.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ phong trào chống, phá ATS, hoạt động binh vận cũng được đẩy mạnh, điển hình là Trung đội dân vệ số 32 do anh Phú (Tượng) chỉ huy, tổ chức binh biến, phá ATS Bàu Ốc (xã Lương Sơn) mang toàn bộ vũ khí ra vùng giải phóng, giải phóng 5.000 dân. Đây là đơn vị phản chiến cấp trung đội đầu tiên của tỉnh và cũng là đầu tiên ở Cực Nam Trung Bộ.

Tháng 04 – 1965, lực lượng vũ trang tỉnh tiến công 2 trung đội dân vệ, giải phóng các ATS Giồng Thầy Ba, Bà La, Rạng (thuộc 2 xã Thiện Nghiệp, Khánh Thiện). Chiều này 17 – 05 – 1965, Đại đội 486 cải trang đánh vào ATS Phú Long, làm chủ thị trấn Phú Long, đưa hơn 500 dân trở về làng cũ. Ngày 29 – 05 – 1965, Đại đội 440 và đội công tác bất ngờ tập kích ATS Lương Sơn, diệt ác ôn, đưa hơn

5.000 dân ở xóm Mã Lăng, Xóm Ruộng bị dồn về đây trở về đất cũ. Đêm ngày 05 – 06 – 1965, các Đại đội 486, 440 tập kích vào ATS Hiệp Thành, phát động quần chúng phá các ATS Châu Hanh, Mai Lãnh, Cảnh Diễn, Trí Thái, Thanh Khiết (Phan Lý). Đội công tác vũ trang phá banh ATS Phú Hải. Bộ đội địa phương diệt dân vệ ấp Lòng Sông, đánh vào các ấp Phú Điền, Tuy Tịnh, Vĩnh Hải, La Gàn. Tính đến giữa năm 1965, tỉnh đã giải phóng hơn 20 ATS với gần 3 vạn dân [3, tr.96]. Vùng giải phóng được mở rộng nối liền với vùng căn cứ miền núi. Vùng giải phóng Hoài Đức – Tánh Linh nối liền với các vùng giải phóng K4 (Lâm Đồng), Hàm Tân, Hàm

Thuận, Thuận Phong và Lê Hồng Phong, Phước Tuy (Bà Rịa), Long Khánh (Xuân Lộc), hình thành thế bao vây và chia cắt địch, quan trọng là đã chia cắt địch giữa Vùng 3 và Vùng 2 chiến thuật.

Như vậy, với chủ trương kiên trì vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương châm, phương thức đấu tranh và kinh nghiệm vừa đánh địch, vừa phát triển lực lượng, nên trong năm 1964, quân và dân các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận (Khu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

VI) vẫn liên tục tiến công và nổi dậy tiêu diệt địch, phá ATS, chống dồn dân lập ATS đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là nửa cuối năm 1964 đến đầu năm 1965, lực lượng vũ trang ba thứ quân không những tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào chống, phá ATS giành thắng lợi, mà còn đảm bảo cho quần chúng giữ được những kết quả đạt được. Đó là, sau khi lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt địch, hỗ trợ cho quần chúng phá được ATS thì trụ lại củng cố chính quyền, xây dựng các ấp chiến đấu, xã chiến đấu, tạo thế đứng chân vững chắc cho việc tổ chức chống càn, làm thất bại các cuộc hành quân tái lập ấp của quân đội VNCH. Vì vậy, trong năm 1964, trên địa bàn Quân khu VI, lực lượng cách mạng đã phá được 223 ATS (trong đó phá dứt điểm 123 ấp, phá rã và phá lỏng 100 ấp) trên tổng số 557 ATS, mở ra vùng giải phóng liên huyện Hoài Đức – Tánh Linh, khu Lê Hồng Phong đến tam giác huyện Hàm Thuận, vùng ven đường số 10 – đường 14 Phước Long, vùng tranh chấp ở nhiều nơi đã phát triển đến sát thị trấn, thị xã. Thực tế đó đã chứng minh chương trình xây dựng ATS của Mỹ và chính quyền VNCH đến cuối năm 1964 đầu 1965 đã bị phá sản trên chiến trường Quân khu VI.


Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 16

Tiểu kết chương 3

Trong giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1965, mặc dù chính quyền VNCH đổi tên ACL thành ATS với những thủ đoạn thâm độc, tinh vi hơn nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “tát nước bắt cá”, nhưng dưới sự lãnh đạo của TW Đảng, TW Cục, các Khu ủy V và VI, Đảng bộ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã lãnh đạo nhân dân trên địa bàn liên tiếp mở các cuộc tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ. Quân và dân các tỉnh đã tiến công quân địch; chống, phá ACL (ATS) bằng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận) trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông

thôn đồng bằng, đô thị) với phương châm “bốn bám” và đạt được những thắng lợi quan trọng.

Với sự lãnh đạo và chi viện kịp thời của TW Đảng, TW Cục, Khu ủy V, Khu ủy VI, quân và dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã từng bước vượt qua khó khăn, gian khổ, chiến đấu kiên cường, từng bước giành nhiều thắng lợi vang dội ở An Lão, Đèo Nhông, Điện Ngọc, Ba Gia,… phối hợp và hỗ trợ có hiệu quả cho quần chúng đấu tranh chống, phá ATS, từng bước làm tan rã hệ thống ATS của chính quyền VNCH ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, giải phóng được một địa bàn rộng lớn, tạo thế liên hoàn nối đồng bằng với các căn cứ địa miền núi từ Bình Định ra Nam Quảng Ngãi, từ Quảng Nam đến Quảng Đà. Đến giữa năm 1965, Khu V (kể cả Thừa Thiên, Quảng Trị) đã phá được 2.100/2.700 ATS, với số dân vùng làm chủ và tranh chấp 2.580.000 người. Khu VI đã phá 175 ATS với số dân 203.000 người. Vùng giải phóng Khu V, Khu VI chiếm đến 4/5 diện tích tự nhiên Nam Trung Bộ với 57% số dân.

So với năm 1963, phong trào chống, phá ATS ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1964 – nửa đầu 1965 có sự phát triển cả về nội dung, quy mô và hình thức đấu tranh chống, phá ATS; đồng thời khẳng định sự lớn mạnh của hai lực lượng, ba thứ quân, nhất là bộ đội chủ lực. Bộ đội chủ lực thực sự giữ vai trò nồng cốt phối hợp cùng với bộ đội địa phương liên tục tiến công địch và từng bước đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, đã hỗ trợ trực tiếp và có hiệu quả cho phong trào chống, phá ATS giành thắng lợi, mở ra nhiều vùng giải phóng rộng lớn ở cả miền núi và đồng bằng, tạo ra tiền đề rất cơ bản để đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ và chính quyền VNCH.

Chương 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM


4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT:

4.1.1. Kết quả

4.1.1.1. Góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Nam Trung Bộ

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với hơn 80% dân số là nông dân sống ở nông thôn. Vì vậy, ngoài việc vận dụng triệt để những kinh nghiệm của chính sách lập “làng tề” của Pháp, xây dựng “làng mới” của Anh thì Mỹ đã tiến hành dồn dân lập ACL trên khắp các vùng nông thôn đồng bằng, miền núi, kể cả vùng vành đai xung quanh các đô thị nhằm mục đích dồn tất cả nông dân miền Nam vào trong các trại tập trung. Các trại này được lập ngay trong phạm vi mỗi thôn, ấp cũ. Đây là một chính sách hết sức thâm độc nhằm “tách nông dân ra khỏi Cộng sản”.

Để thực hiện cho bằng được chương trình ACL, Mỹ không ngừng tăng cường số lượng cố vấn, vũ khí, viện trợ quân sự và kinh tế vào miền Nam. Năm 1960, số lượng cố vấn có 1.077 người thì đến năm 1962, đã tăng lên 10.640 người (52, tr.23). Năm 1963, có 22.400 người thì đến năm 1964, đã lên đến 26.200 người (52, tr.333). Về lực lượng, quân đội VNCH tăng từ 152.300 người năm 1960, lên

206.000 người năm 1963, và 267.000 người năm 1964. Cùng với việc gia tăng quân số, Mỹ tiếp tục tăng cường viện trợ trang bị kĩ thuật cả về số lượng và chất lượng: máy bay chiến đấu năm 1962 có 462 chiếc, năm 1963 có 627 chiếc, sang năm 1964 tăng lên 989 chiếc; xe cơ giới tăng từ 582 chiếc năm 1963 lên 732 chiếc năm 1964; pháo từ 248 khẩu năm 1963 lên 415 khẩu năm 1964 [52, tr.334]. Với lực lượng quân đội ngày càng đông, vũ khí và trang bị hiện đại cùng với chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, quân đội VNCH liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét (năm 1961, có 1.253 cuộc; 1962, có 2.577 cuộc; 1963, có 2.948 cuộc; 1964, lên đến 3.528 cuộc) để dồn dân lập ACL thông qua hai kế hoạch Staley - Taylor và Johnson - McNamara để lập 16.000/17.000 ACL vào năm 1961, sau đó giảm xuống còn 10.000 ACL năm 1962. Đầu năm 1964, chính quyền VNCH đứng đầu là Nguyễn Khánh vẫn tiếp tục tiến hành chương trình ACL với một tên gọi mới là

ATS. Thực chất ATS cũng chính là ACL nhưng chỉ là sự điều chỉnh thủ đoạn chiến lược của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc thực hiện chính sách bình định mới.

Ở Nam Trung Bộ, ngay từ đầu năm 1961, Mỹ và chính quyền VNCH coi chiến trường Khu V, Khu VI là những vùng trọng điểm trong việc dồn dân lập ACL nên đẩy mạnh tăng cường bắt lính, tăng lực lượng cơ động tại đây lên 64.000 người, lực lượng bảo an lên 20.000 người, dân vệ, biệt kích, cảnh sát lên hơn 20.000. Đến năm 1962, tăng lên 155.000 quân, gồm 6 sư đoàn, 18 tiểu đoàn bảo an, 5.000 cố vấn Mỹ. Chính quyền VNCH dự kiến xây dựng tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 4.999 ACL ( vùng I: 2.043 ACL; vùng II: 2.956 ACL) [73, tr.304]. Trong quá trình triển khai, quân đội VNCH tăng cường hình thành hệ thống công sự, đóng thêm các chốt điểm nằm ở vùng giáp ranh, đồng thời tăng cường các cuộc hành quân càn quét bằng cách dùng trực thăng đổ quân kết hợp với bộ binh đánh phá dài ngày các trung tâm căn cứ miền núi, dồn dân lập ACL ở vùng đồng bằng tiếp giáp miền núi. Nhiều chiến dịch quân sự lớn được thực thi để hỗ trợ cho quá trình thiết ACL như: chiến dịch Đồng Tiến (Bình Định), Hải Yến (Phú Yên), Sơn Dương (Bình Thuận), lớn nhất là cuộc hành quân của 16 tiểu đoàn (thuộc 3 Sư đoàn 2, 22, 25) và 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đánh vào căn cứ Mang Xim (Đỗ Xá).

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1963, các lực lượng chủ lực của Khu và bộ đội địa phương kết hợp với nhân dân nổi dậy phá kìm kẹp, mở rộng quyền làm chủ ở nông thôn, chống địch dồn dân lập ACL, xây dựng thực lực vũ trang. Ở Khu V, tính đến cuối năm 1962, nhân dân nổi dậy phá 53 ACL, 400.000 dân ở 414 thôn giành quyền làm chủ, miền núi là 252.000 dân. Ở Khu VI, cuộc chiến đấu của quân và dân ta cũng diễn ra với thế giằng co quyết liệt, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân xã Ninh Phước (Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã biến ACL thành làng chiến đấu, vận dụng có hiệu quả phương châm “hai chân, ba mũi” đánh bại các cuộc lùng sục của quân đội VNCH. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi quân đội VNCH tập trung lực lượng lớn đánh phá mạnh, nhưng căn cứ địa miền núi vẫn được giữ vững đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở vùng đồng bằng, góp phần xây dựng bộ đội chủ lực, tạo điều kiện cơ bản để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Chỉ trong 4 tháng (tháng 07 đến tháng 10 – 1963) ở hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đã tổ chức 1.524 cuộc đấu tranh với hơn một triệu lượt người tham gia, phá đi phá lại 1.876 ACL (phá banh hơn 400/900 ACL ở 2 tỉnh này). Riêng trong tháng 11 – 1963, Khu V đã giải phóng được 219 ACL. Tính đến tháng 12 – 1963, Khu VI đã phá banh 68 ACL. Tổng cộng trên toàn miền Nam đã phá được 3.800 ACL, trong đó có 1.200 ACL bị phá vỡ chuyển thành vùng giải phóng [146, tr.162].

Đến cuối năm 1964, quân và dân các tỉnh Khu V phá được 1.248 ATS ở đồng bằng và 292 ATS ở rừng núi. Số dân làm chủ và tranh chấp lên đến 1.897.000, trong đó dân làm chủ là 1.476.000 [55, tr.159], tiêu biểu là Quảng Nam – Quảng Đà phá 440 ATS, 426 thôn thuộc 99 xã được giải phóng với 480.000 dân [128, tr.110]; Quảng Ngãi phá 232 ATS, giải phóng 334.500 dân [128, tr.149]; Bình Định phá 249 ATS, giải phóng 300 thôn với 405.000 dân [128, tr.149]. Qua đấu tranh chống, phá ACL, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân đều phát triển mạnh ở cả nông thôn lẫn thành thị. Bộ đội chủ lực Khu thực sự giữ vai trò nòng cốt cùng với bộ đội địa phương ở các tỉnh liên tiếp tổ chức các cuộc tiến công và từng bước đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”; hỗ trợ trực tiếp và có hiệu quả cho phong trào chống, phá ATS ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ giành thắng lợi. Lực lượng vũ trang chủ động mở các cuộc tiến công lớn vào các căn cứ quân sự của quân đội VNCH và những ATS quan trọng, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy phá banh, phá rã từng mảng lớn ATS, mở ra nhiều vùng giải phóng rộng lớn ở cả đồng bằng lẫn miền núi. Với những kết quả đạt được trong phong trào chống, phá ATS đã làm cho kế hoạch Johnson – McNamara của Mỹ và chính quyền VNCH cơ bản bị đánh bại trên chiến trường Khu V. Ở Khu VI, lực lượng vũ trang ba thứ quân không những hỗ trợ cho phong trào chống, phá ATS giành thắng lợi mà còn bảo đảm cho nhân dân giữ vững những thành quả đạt được. Sau khi tiến công tiêu diệt địch, hỗ trợ nhân dân phá được ATS, lực lượng vũ trang đã đứng lại cùng dân củng cố chính quyền, xây dựng các ấp chiến đấu, xã chiến đấu, đánh bại các cuộc phản công của quân đội VNCH nhằm tái lập ấp. Vì vậy, trong số 223 ấp (trong tổng số 557 ATS) mà chính quyền VNCH lập tại Khu VI bị ta phá trong năm 1964, có 123 ấp bị phá dứt điểm, 100 ấp bị phá rã, phá lỏng [129, tr.156], mở rộng các

vùng giải phóng liên huyện Hoài Đức – Tánh Linh, khu Lê Hồng Phong đến tam giác huyện Hàm Thuận (Bình Thuận), vùng ven lộ 10 – 14 Phước Long. Vùng tranh chấp ở nhiều nơi đã phát triển đến sát các thị trấn, thị xã. Như vậy, chương trình xây dựng ATS của Mỹ và chính quyền VNCH – bộ phận cơ bản của kế hoạch Johnson – McNamara đã bị đánh bại một bước cơ bản trên chiến trường Khu VI.

Có thể khẳng định việc Khu V phá được 2.100 ACL (trong tổng số 2.800 ACL) với số dân làm chủ và tranh chấp là 2.580.000 người [55, tr.192] và Khu VI phá được 356 ACL (chiếm gần hai phần ba trong tổng số), số dân vùng giải phóng là 203.345 người [56, tr.150] là một trong những nhân tố trực tiếp làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ trên chiến trường Nam Trung Bộ.

Những thắng lợi của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong phong trào chống, phá ACL đã góp phần làm phá sản các kế hoạch bình định của Mỹ - chính quyền VNCH. Lần lượt các kế hoạch Staley - Taylor với dự định bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, rồi kế hoạch Johnson – McNamara bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm với „quốc sách” ACL - ATS đã bị thất bại. Thắng lợi của phong trào chống, phá ACL và ATS không những góp phần làm thất bại âm mưu “tách nông dân ra khỏi Cộng sản”, làm phá sản “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mà còn làm cho chính quyền VNCH lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

4.1.1.2. Mở rộng vùng giải phóng, giành dân, giữ vững hành lang vận chuyển chiến lược trên địa bàn duyên hải Nam Trung Bộ

Thắng lợi của phong trào chống, phá ACL đã mở rộng thêm nhiều vùng giải phóng, khu căn cứ, biến những nơi này thành hậu phương tại chỗ cho chiến trường. Khu V, Khu VI và Tây Nguyên; nối liền các khu căn cứ với nhau, tạo thành thế liên hoàn nối thông lên biên giới Cam-pu-chia.

Đến giữa năm 1965, quân và dân Khu V phá được 2.100 ACL (trong tổng số 2.800 ACL) với số dân làm chủ và tranh chấp là 2.580.000 người [55, tr.192] và Khu VI phá được 356 ACL (chiếm gần 2/3 trong tổng số), giải phóng đại bộ phận nông thôn đồng bằng, số dân vùng giải phóng là 203.345 người [56, tr.150].

Việc mở rộng các căn cứ, vùng giải phóng đã hình thành nên những khu vực

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí