Phân tích và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 2

3.3.2.1. Giải pháp lớn cho MB: Xây dựng Quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân tại MB và bổ sung chức năng sử dụng cho phần mềm xếp hạng phê duyệt tín dụng KHCN - CRA 125

3.3.2.2. Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại MB Vũng Tàu: Triển khai thu hút khách hàng cá nhân qua Mô hình Quân nhân và Mô hình bán chéo qua CIB&SME 135

3.3.2.3. Dự toán tài chính để thực hiện giải pháp 141

3.4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 144

3.4.1. Khuyến nghị với ngân hàng nhà nước 144

3.4.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. 145

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 146

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHẦN PHỤ LỤC 150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


LỜI CAM ĐOAN

Phân tích và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 2


Tôi tên là: DƯƠNG VĂN SỸ, Sinh ngày 14 tháng 11 năm 1985 Quê quán: Ý Yên, Nam Định

Hiện công tác tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Vũng Tàu (Địa chỉ: 155 Nguyễn Thái Học, phường 7, Tp Vũng Tàu, tỉnh BRVT).

Là nghiên cứu sinh Khóa: CH2011B Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Cam đoan luận án: “PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MỞ RỘNG

HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐÔI”

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LONG

Luận án được thực hiện tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

Tp. Vũng Tàu, ngày 30 tháng 09 năm 2013

Tác giả


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHBL : Ngân hàng bán lẻ

NHBB : Ngân hàng bán buôn

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHNNg : Ngân hàng nước ngoài

NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD : Tổ chức tín dụng

MB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

MB Vũng Tàu : Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Vũng Tàu DNVVN, SME: : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

CNTT : Công nghệ thông tin

DVNH : Dịch vụ ngân hàng

HĐQT : Hội đồng quản trị

GĐ/PGĐ : Giám đốc / Phó giám đốc

PGD : Phòng giao dịch

QHKH : Quan hệ khách hàng

KHCN/CVKHCN : Khách hàng cá nhân / Chuyên viên khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

RM : Chuyên viên khách hàng

CVTĐ : Chuyên viên thẩm định

PT BPTĐ : Phụ trách bộ phận thẩm định

TSĐB : Tài sản đảm bảo

CRA : Hệ thống Xếp hạng phê duyệt tín dụng KHCN

CVTD : Cho vay tiêu dùng

CBCNV : Cán bộ công nhân viên


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức MB Vũng Tàu

Sơ đồ 2.2: Danh mục sản phẩm dịch vụ KHCN tại MB Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình Master

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ thực hiện các nội dung của giải pháp 1

Sơ đồ 3.3: Lịch trình thực hiện các nội dung công việc triển khai giải pháp 1 Sơ đồ 3.4: Lịch trình thực hiện giải pháp 1 tại MB Vũng Tàu.

Sơ đồ 3.5: Các lợi ích đạt được của giải pháp 1

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ thực hiện các nội dung của giải pháp 2

Sơ đồ 3.7: Lịch trình thực hiện các nội dung công việc triển khai giải pháp 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của MB Bảng 2.2: Danh sách công ty con và công ty liên kết của MB Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của MB Vũng Tàu Bảng 2.4: Tình trạng hoạt động bán lẻ của MB Vũng Tàu

Bảng 2.5: Huy động vốn tại MB Vũng Tàu giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 2.6: Tín dụng cá nhân tại MB Vũng Tàu giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 2.7: Các đối thủ cạnh tranh của MB Vũng Tàu

Bảng 2.8: Phân tích SWOT về khả năng phát triển NHBL tại MB Vũng Tàu Bảng 3.1: Chỉ tiêu phân giao đến RM Cá Nhân

Bảng 3.2: Tổng vốn đầu tư dự kiến

Bảng 3.3: Lợi nhuận dự kiến từ chênh lệch bán vốn với HO và thu dịch vụ

Bảng 3.4: Lợi nhuận dự kiến từ việc thực hiện Gói Trả lương

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của MB

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng Thu nhập và lợi nhuận trước thuế của MB

Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng chung của nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm Thẻ

Biểu đồ 2.4: Phân loại huy động vốn từ dân cư

Biểu đồ 2.5: Phân loại huy động vốn theo kỳ hạn gửi

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo sản phẩm



1. Tính cấp thiết của đề tài.

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp và các định chế tài chính như ngân hàng thương mại (NHTM) đứng trước những thách thức vô cùng to lớn, yêu cầu có những thay đổi và cải tổ rõ rệt nhằm duy trì và phát triển trong môi trường cạnh tranh mới. Hội nhập quốc tế mang đến một môi trường cạnh tranh cao với sự xuất hiện và gia nhập thị trường của các tổ chức tín dụng nước ngoài với công nghệ cao và các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các NHTM Việt Nam cần phải có một đường lối phát triển đúng đắn để có thể bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đầy tiềm năng và thách thức.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) đã và đang được nhiều NHTM quan tâm và đây được xem như một trong những xu hướng lựa chọn để phát triển lâu dài và bền vững, đây là một xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Thực tế cho thấy NHTM nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang có nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ tài chính thì sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường và trở thành các ngân hàng vững mạnh.

Việt Nam được đánh giá là thị trường mà các dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, môi trường pháp lý đang dần được hoàn thiện, trình độ dân trí và nhu cầu xã hội ngày càng tăng đối với các dịch vụ tài chính cá nhân là yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Sức hấp dẫn của thị trường dịch vụ NHBL không chỉ đối với các NHTM trong nước mà cả với các ngân hàng nước ngoài vốn đang tìm mọi cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế tài chính sâu sắc như hiện nay, nhất là khi Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết với các đối tác nước ngoài thì các NHTM nước ngoài sẽ được phép kinh doanh bình đẳng như các NHTM trong nước, do đó thị


phần của các NHTM Việt Nam sẽ bị chia sẻ rất nhiều bởi mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vốn là ưu thế của các ngân hàng nước ngoài.

Để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, các NHTM Việt Nam đã, đang thực hiện quá trình hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, chuyển từ mô hình ngân hàng chuyên doanh sang mô hình ngân hàng đa năng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, có quy mô tầm cỡ trong khu vực, bên cạnh việc duy trì thế mạnh của một ngân hàng bán buôn, MB cần mở rộng và phát triển mạnh hơn mảng kinh doanh bán lẻ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, coi nhóm khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng ưu tiên lựa chọn phục vụ.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của MB nói riêng và sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.

2. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các NHTM trong nước đã dần ý thức được vai trò quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các NHTM ở Việt Nam, trong đó phải kể đến:

- Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng - Hội thảo nghiên cứu khoa học (2003); Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, đưa ra một số ý kiến, các giải pháp và việc hoàn thiện cơ


chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế.

- Tác giả Nguyễn Văn Dũng (2009); Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ. Thực trạng; định hướng và những vấn đề cấp thiết cần quan tâm, đề cập đến những vấn đề liên quan đến công nghệ phục vụ cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và bàn về một số các giải pháp nhằm ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa nền tảng công nghệ vào phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM.

- Tác giả Nguyễn Danh Lương (2003); Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam, trình bày một cách tổng quan về thẻ và các hình thức thanh toán thẻ, những tồn tại về hình thức thanh toán thẻ tại Việt N am, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ tại Việt Nam.

- Võ Kim Thanh (2001); Đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, khẳng định đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng là xu thế phát triển tất yếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam và đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm đa dạng hoá nghiệp vụ của ngân hàng này để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy, trong thời gian qua, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các nhà khoa học, các nhà tài chính ngân hàng và cụ thể là các NHTM đi sâu nghiên cứu. Các NHTM đã có nhiều chuyển biến trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, các đề tài chỉ đi vào một phần nhỏ trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng như tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư, dịch vụ mà chưa tổng quan được toàn bộ hoạt động bán lẻ tại ngân hàng, mối quan hệ tương hỗ giữa các loại hình bán lẻ với nhau.

Trong khi đó, bên cạnh những công trình nghiên cứu như đã nêu trên, chúng ta thấy rằng những nghiên cứu mang tính hệ thống, đề cập một cách đầy đủ về các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn ít, đặc biệt là những nghiên cứu cụ thể về trường hợp Ngân hàng TMCP Quân đội - Một ngân hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023